Quyền và nghĩa vụ của thanh niên là gì

Thanh niên là một phần không thể thiếu trong các hoạt động vì cộng đồng, các hoạt động vì xã hội. Một quốc gia có lực lượng thanh niên hùng hậu tràn đầy sức trẻ và những nhiệt huyết, với trình độ và sự sáng tạo của thế hệ trẻ là thanh niên không ngừng nghỉ, là đội ngũ tiên phong có vai trò quan trọng trong sự nghiệp dựng xây và phát triển của đất nước. Chính vì sự quan trọng và không thể bỏ qua sự hoạt động của các chủ thể là thanh niên cho nên pháp luật đã đưa ra các quy định rất cụ thể để có thể quản lý được sự hoạt động của thanh niên. Vậy pháp luật Thành niên năm 2020 đã quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên Việt Nam có nội dung như thế nào?

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý: Luật Thanh niên năm 2020

1. Quy định của pháp luật về thanh niên

Đối với mỗi quốc gia thì thanh niên được biết đến là những chủ nhân tương lai của đất nước. Đông thời thì những đối tượng thành niên này cũng được biết đến là một lực lượng hùng hậu có những đóng góp to lớn và vai trò quan trọng đối với việc phát triển và xây dựng đất nước.

Tuy nhiên thì khái niệm của mỗi quốc gia trên thế giới sẽ được quy định ở mức độ tuổi khác nhau. Việc nhận định củ các quốc gia về thành niên là khác nhau bởi vi mỗi quốc gia thì sẽ có quy định về pháp luật khác nhau, phong tục tập quán khác nhau và đặc biệt là việc phụ thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng quốc gia. Bên cạnh đó việc quy định của pháp luật về khái niệm thanh niên còn được dựa trên mục đích mà mỗi quốc gia, mà tổ chức sẽ có quy định, cách xác định khác nhau về độ tuổi thanh niên.

Chính vì việc Nhà nước Việt Nam nhận định được tầm quan trọng của lực lượng thanh niên cho việc phát triển của xã hội nân đã đưa ra các quy định liên quan đến việc quy định Tháng 3 hằng năm là Tháng Thanh niên. Mỗi năm khi đến tháng này thì Thanh niên được tổ chức các hoạt động phong trào nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện và sáng tạo của thanh niên để tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội và vận động tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển thanh niên.

2. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên Việt Nam

Trên cơ sở quy định của pháp luật thanh niên hiện hành được ban hành năm 2020 nhằm để có thể khắc phục nhược điểm của Luật Thanh niên năm 2005. Do đó, theo như quy định tại Luật Thanh niên năm 2020 đã được các nhà làm luật thay đổi và thực hiện việc đưa các quy định của pháp luật trở thành nội dung của pháp luật Thanh niên. Việc thiết kế theo hướng không quy định cụ thể từng quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong Luật Thanh niên năm 2020 theo từng lĩnh vực cụ thể để tránh gây ra hiện tượng trùng lặp trong hệ thống pháp luật. Chính vì thế mà các nhà làm luật đã dành một điều chung quy định về vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên tại Điều 4 về vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên như sau:

“1. Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

2. Thanh niên có quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật”.

Từ quy định của được nêu ra có thể thấy, xuất phát điểm của thanh niên cũng từ công dân mà ra, thanh niên chỉ là tên gọi để làm rõ hơn các chủ thể khác nhau được phân định dựa trên độ tuổi của từng công dân . Chính vì vậy mà thanh niên cũng mang trong mình với tư cách là một công dân cho nên sẽ mang trong mình đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như một công dân sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.

Cũng dựa trên cơ sở quy định của Luật Thanh niên năm 2020 đã đưa ra các quy định về vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên. Trong đó, có thể nhận thấy rằng việc pháp luật đã đưa ra các nguyên tắc nhằm bảo đảm sự bình đẳng của thanh niên đối với các chủ thể khác về quyền, nghĩa vụ. Để trở thành thanh niên Việt Nam Thì chỉ cần là công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp đều được xem là cá nhân thuộc lực lượng thanh nêm Việt Nam.

Luật Thanh niên năm 2020 để có thể đưa ra quy định mang tính nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên thì đã tham khảo và dựa trên các kinh nghiệm xây dựng pháp luật về thanh niên của một số quốc gia trên thế giới. Đồng thời các nhà làm luật cũng đã tham khảo dựa trên các quy định của một số luật của Việt Nam như Điều 6 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới; Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự; Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình…. Dựa trên sự nhận biết về tính nguyên tắc trong tổ chức, thực hiện pháp luật nói chung của các điều luật vừa nêu ra thì theo như quy định tại Điều 5 Luật Thành niên có quy định về nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên như sau:

“Điều 5. Nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên

1. Quyền, nghĩa vụ của thanh niên được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

2. Không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên.

3. Nhà nước, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

4. Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm mục tiêu phát triển thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và phát huy năng lực; được xây dựng hoặc lồng ghép trong các chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương.

5. Việc xây dựng và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm sự tham gia của thanh niên; tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên.

6. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

7. Xử lý kịp thời, nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm theo quy định của Luật này”.

Từ quy định vừa được nêu ra có thể thấy rằng để có thể giúp cho đội ngũ thanh niên ngày càng trở thành một lực lượng hừng mạnh và giúp ích được nhiều hơn trong các hoạt động vì cộng đồng và vì xã hội thì không thể nào không nhắc đến trách nhiệm của nhà nước và cả của các tổ chức gia đình trong việc tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Song pháp luật cũng không quên việc quy định về việc thanh niên cũng mang bản chất của một công dân nên cũng được quy định về vấn đề công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật về quyền và nghĩa vụ của thanh niên.

Bên cạnh đó, thì cần phải bảo đảm sự tôn trong trong việc tham gia của thanh niên bằng việc không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp của những thanh niên khi tình nguyện tham gia vào các hoạt động và tổ chức của thanh niên. Đồng thời thì pháp luật này cũng đưa ra các quy định về việc tôn trọng thanh niên, lắng nghe thanh niên trong quá trình xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật đối với thanh niên với mục tiêu phát triển thanh niên. Không những thế mà các vấn đề mà thanh niên không thể tự mình giải quyết được hoặc không có thẩm quyền giải quyết thì pháp luật cũng quy định về việc được Nhà nước hoặc các cơ quan, tổ chức khác hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…

Ngoài những quy định về việc tạo điều kiện và bảo vệ quyền của thanh niên, thì để có một đội ngũ thanh niên hùng hậu và sung sức phục vụ cho các hoạt động và quá trình tham gia vào các hoạt động của cổng đồng và xã hội thì sẽ đưa ra các quy định về vấn đề xử lý kịp thời, nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm trong việc bảo đảm thực hiện các hoạt động của thanh niên theo như quy định của pháp luật hiện hành.