Quy y tam bảo là gì? Ý nghĩa và lợi ích của việc quy y tam bảo trong phật giáo

Ý nghĩa và lợi ích của quy y Tam bảo

1. Ý nghĩa của quy y Tam bảo

Quy y Tam bảo là nghi lễ của đạo Phật. Đây được coi như điểm khởi đầu của Phật tử đi theo giáo lý đạo Phật. Quy y Tam bảo là đem đời mình nương gởi nơi Phật, Pháp, Tăng, sống theo gương của Phật, y giáo pháp luyện rèn, luyện tâm tánh và vâng lời nhắc nhở của chư Tăng.

Tam bảo là ba ngôi quý báu: Phật quý báu, Pháp quý báu, Tăng quý báu. Một phen gặp được Tam bảo, chắc chắn giải thoát được mọi khổ não và tạo cho người một cảnh giới an tịnh, chân thật. Vì thế, Phật, Pháp, Tăng gọi là quý báu. Tam bảo có công dụng vô biên.

Quy y Tam bảo là bước đi chính thức đầu tiên trên con đường Phật giáo. Quy y là chúng ta tin vào Phật giáo và chúng ta đã trở thành đệ tử của Tam bảo – Phật, Pháp và Tăng.

Khi chúng ta quy y Tam bảo, sẽ định hướng đức tin của chúng ta. Khi một người quyết định quy y Tam bảo, nó thể hiện một sự cam kết mạnh mẽ hơn trong cuộc đời để học hỏi, thực hành và thể hiện đức tính của đức Phật, Pháp và Tăng. Trong thế giới của Phật giáo, đức Phật, Pháp và Tăng là những kho báu của chúng ta. Bằng cách cam kết với Tam bảo, chúng ta gặt hái được những lợi ích có ý nghĩa hơn bất kỳ loại đá quý nào có thể cung cấp. Đức tin trong Phật giáo phát sinh từ kinh nghiệm và lý luận tích lũy. Niềm tin vào đạo Phật là tập trung niềm tin vào Tam bảo.

Trú ẩn trong Tam bảo có thể giúp chúng ta tìm được nơi ẩn náu an toàn để ổn định trong suốt cuộc đời này, và cho phép chúng ta có một ngôi nhà mà chúng ta có thể trở lại trong tương lai.

Đức Phật giống như một vị bác sĩ, Pháp như thuốc chữa bệnh, và Tăng đoàn giống như một nhóm y tá. Mỗi nhân tố này đều quan trọng để giải phóng chúng sinh khỏi đau khổ và tuyệt nhiên không thể thiếu nhân tố nào. Chỉ khi một bệnh nhân có một bác sĩ giỏi, một loại thuốc thích hợp, các y tá lành nghề, bệnh mới có thể được chữa trị. Điều này cũng đúng trong cuộc sống vì chỉ khi dựa vào Tam bảo chúng ta có thể vui vẻ, giải phóng và thoát khổ đau.

Đức Phật, Pháp và Tăng được gọi là “đá quý” để thể hiện phẩm hạnh tối cao của họ, vì chúng vượt qua giá trị của tất cả các báu vật thế giới. Tam bảo có thể giải tỏa nỗi đau tinh thần và dẫn chúng ta đến giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Điều này rất quan trọng vì Phật giáo không phải là một triết học hoặc tín ngưỡng trừu tượng mà là một cách để tiếp cận cuộc sống và do đó, nó chỉ có ý nghĩa khi được thể hiện trong con người. Và theo nghĩa rộng nhất, Tăng đoàn có nghĩa là tất cả các Phật tử trên thế giới và tất cả những người hướng tâm trí của mình theo Phật giáo trong quá khứ và tương lai.

2. Lợi ích của quy y Tam bảo:

Lợi ích của việc quy y Tam bảo rất nhiều, có thể cầu được hiện thế an lạc, có thể cầu cho đời sau an lạc, càng có thể từ đây mà được sự an lạc cứu cánh của Niết-bàn tịch tĩnh.

Tổng hợp lại có tám điều lợi ích:

1. Trở thành đệ tử của Phật.

2. Là nền tảng của việc thọ giới.

3. Có thể tiêu trừ nghiệp chướng.

4. Có thể tích tập phước đức to lớn.

5. Không đọa ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh).

6. Người và loài chẳng phải người (phi nhân) đều chẳng thể nhiễu loạn.

7. Có thể thành công trong mọi việc lớn.

8. Được thành Phật đạo.

Lợi ích của việc quy y Tam bảo, trong kinh Phật nói rất nhiều, nay chỉ đơn cử 5 ví dụ:

1. Nếu người quy y Tam bảo trong tương lai sẽ được phước báu to lớn không thể cùng tận, ví như có được của báu mà người trong cả nước vận chuyển trong bảy năm cũng không hết được, công đức của việc quy y Tam bảo còn lớn hơn thế gấp ngàn vạn lần. (Kinh Ưu Bà Tắc giới)

2. Xưa kia có một vị Thiên tử ở cung trời Đao Lợi khi phước về trời đã hết, Thiên Tử tự biết sẽ bị đầu thai vào loài heo. Rất lấy làm lo sợ liền thỉnh cầu Thiên Vương cứu giúp. Thiên Vương không cứu được nên khuyên Thiên Tử nên đến cầu cứu Phật. Phật dạy Thiên Tử quy y Tam bảo, nên sau khi chết không bị đọa vào loài heo, mà còn được sanh làm người, gặp Xá Lợi Phất học đạo chứng đắc thánh quả. (Kinh Triết Phù La Hán)

3. Xưa có vị Thiên Tử ở cõi trời Tam Thập Tam Thiên khi phước trời đã tận, còn bảy ngày nữa sẽ chết, những sự hoan lạc, những thiên nữ đẹp không còn thân cận, như những tướng mạo uy nghi đều đã thay đổi, mùi hôi bốc ra từ thân thể. Vị Thiên Tử cũng biết rằng sẽ bị đầu thai vào loài súc sinh. Thiên Vương biết được liền dạy thiên tử phát tâm quy y Tam bảo, sau bảy ngày Thiên Tử vãng sanh. Thiên Vương muốn biết Thiên Tử sanh vào đâu, nhưng không thể quán chiếu thấy được, bèn đến hỏi Phật. Phật liền dạy rằng: “Thiên Tử nhờ công đức quy y Tam bảo đã được sanh lên cõi trời Đâu Suất”. (Kinh Sát Cách Y Pháp Thiên Tử thọ Tam quy)

4. Nếu như có người xây Tháp cúng dường tất cả chư vị Thánh nhân chứng đắc nhị thừa trong Đông, Tây, Nam, Bắc tứ đại bộ châu, công đức tuy lớn nhưng vẫn không thể sánh bằng công đức quy y Tam bảo. (Kinh Hiệu Lượng Công Đức)

5. Ngày xưa có vị Tỳ kheo Sa Đẩu chuyên tụng trì danh hiệu của Tam bảo trong suốt 10 năm, chứng đắc sơ quả Tu đà hoàn, nay ở tại thế giới Phổ Hương làm vị Bích Chi Phật. (Kinh Mộc Hoạn Tử)

Phật cũng đã từng dạy, nếu người quy y Tam bảo, thì được Tứ đại thiên vương sai 36 vị thiện thần hộ trì, 36 vị thiện thần này còn có trăm ngàn vạn ức hà sa quyến thuộc cùng theo hộ trì người quy y Tam bảo. Nhưng chúng ta cũng cần biết rằng, mặc dầu quy y Tam bảo, có thể cầu hiện thế bình an, nhưng mục đích cuối cùng của quy y Tam bảo vẫn là trở về và làm sống dậy tự tánh Tam bảo trong mỗi người, mới đúng là quy y Tam bảo chân chánh vậy.

Hoa Đạo