Đời Sống

Quang hợp là gì sinh 11

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 bài 8 tóm tắt nội dung cơ bản trong sách giáo khoa chương trình Sinh học 11. Hi vọng tài liệu này sẽ hỗ trợ cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 bài 8 lý thuyết về quang hợp ở thực vật để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được nêu tóm tắt nội dung của bài 8 môn sinh học lớp 11 về quang hợp ở thực vật như khái quát về quang hợp… Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Sinh học 11 – Lý thuyết Quang hợp ở thực vật

PHẦN I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

I. Khái quát về quang hợp ở thực vật

1. Quang hợp:

– Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng ôxi từ khí cacbonic và nước.

– Phương trình tổng quát của quang hợp:

6CO2 + 12H2O C6H12O6 + 6O2 + 6H2O

(á/s MT, dlục)

2. Vai trò của quang hợp:

– Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật, là nguyên liệu cho công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người

– Cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động sống của sinh giới.

– Điều hoà không khí: giải phóng oxi và hấp thụ CO2 (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính)

II. Lá là cơ quan quang hợp

1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp:

– Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.

– Trong lớp biểu bì của mặt lá có chứa tế bào khí khổng để khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.

– Hệ gân lá có mạch dẫn (gồm mạch gỗ và mạch rây), xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đến tận từng tế bào nhu mô của lá giúp cho nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.

– Trong lá có nhiều hạt màu lục gọi là lục lạp.

2. Lục lạp là bào quan quang hợp:

– Lục lạp có màng kép, bên trong là 1 khối cơ chất không màu gọi là chất nền (stroma), có các hạt grana nằm rãi rác.

– Dưới kính hiển vi điện tử 1 hạt grana có dạng các túi dẹt xếp chồng lên nhau gọi là tilacoit (chứa diệp lục, carotenoit, enzim)

3. Hệ sắc tố quang hợp:

– Lục lạp chứa hệ sắc tố quang hợp gồm diệp lục (avà b) và carotenoit (caroten và xantophyl) phân bố trong màng tilacoit.

– Các sắc tố này hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng. Tại đó năng lượng ánh sáng được chuyển hoá thành năng lượng hoá học trong ATP và NADPH.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 bài 8 lý thuyết về quang hợp ở thực vật. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những nội dung chính của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được khái quát về quang hợp ở thực vật, vai trò của quang hợp, hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp, lục lạp là bào quan quang hợp, các hệ sắc tố quang hợp… Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 11 nhé. Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sung cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Toán 11, Ngữ văn 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11…

Video liên quan