Quản trị doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp tạo ra một cấu trúc, tổ chức doanh nghiệp một cách hợp lý phù hợp với đặc điểm, mục tiêu của công ty; nâng cao hiệu quả lao động của nhân viên công ty đồng thời kết hợp các nhân viên công ty,. Đồng thời, có quản trị doanh nghiệp thì doanh nghiệp mới duy trì, hoạt động liên tục mà không gián đoạn và phát triển.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Quản trị doanh nghiệp là gì?
Quản trị là một tiến trình thực hiện các hoạt động, phối hợp các hoạt động của nhiều người trong một tổ chức để đạt được những hiệu quả, mục tiêu đã đề ra.
Quản trị doanh nghiệp là là những cơ chế, quy định được xây dựng nhằm điều hành và kiểm soát doanh nghiệp. Các quy định này được đặt ra với mục tiêu đảm bảo cân bằng quyền lợi của các bên có liên quan như cổ đông, người quản lý, khách hàng,.. Đó là một quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ doanh nghiệp tới tập thể những người lao động trong doanh nghiệp, sử dụng một cách tốt nhất những tiềm năng và cơ hội để tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ, các hoạt động công bố thông tin trong doanh nghiệp;…
Quản trị doanh nghiệp tiếng Anh là “Corporate Management”.
2. Chức năng của quản trị doanh nghiệp:
Chức năng hoạch định
Đây là chức năng cơ bản nhưng cần thiết cho một hoạt động quản trị doanh nghiệp. Hoạch định là định hướng, xác định hướng đi doanh nghiệp trong tương lai, đồng thời dự báo các trường hợp có thể xảy ra trong tương lai. Doanh nghiệp xây dựng mục tiêu, các nguồn nhân lực cần có, các công việc chi tiết để thực hiện trong phạm vi nguồn lực và thời gian đã định sẵn. Từ các dự báo đã khảo sát thì doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch cụ thể trong các trường hợp xảy ra để làm sao có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
Chức năng tổ chức
Một doanh nghiệp hoạt động tốt khi có đủ lượng vốn, nhân sự, nguyên liệu sản xuất và cần có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ để doanh nghiệp hoạt động ổn định, liên tục. Tổ chức thực hiện bao gồm tổ chức bộ máy và sắp xếp công việc từ việc phân công nhân lực làm việc, các công việc cần hoàn thiện đúng thời gian. Chức năng tổ chức càng quan trọng hơn khi doanh nghiệp mở rộng quy mô, các phòng ban được mở rộng, nhân lực tăng lên;…
Chức năng này còn bao gồm việc xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách hoạt động trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo toàn bộ hoạt động công việc được thực hiện hiệu quả đạt chất lượng tốt .
Xem thêm: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Chức năng lãnh đạo, chỉ đạo
Đây là chức năng của quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, là người đóng vai trò chủ chốt của một doanh nghiệp. Nhân viên khi nhận được chỉ thị, hướng dẫn công việc của lãnh đạo rõ ràng sẽ biết mình cần phải làm gì, kết quả công việc được tăng lên.
Khi quản lý có những định hướng chỉ đạo rõ ràng, hợp lý thì kết quả công việc trở nên tốt hơn. Chức năng là việc các nhà lãnh đạo thực hiện các hoạt động liên quan đến cơ chế, chính sách của doanh nghiệp, quản trị việc vận hành các chính sách có diễn ra theo đúng kế hoạch hay không, tạo động lực, khuyến khích nhân viên làm việc, sáng tạo
Chức năng điều phối
Chức năng điều phối trong quản trị doanh nghiệp nhằm mục đích khuyến khích tạo động lực, duy trì kỷ luật công ty đồng thời tạo không khí thỏa mái. Khi đó, các hoạt động của doanh nghiệp được phối hợp một cách nhịp nhàng, ăn ý, hiệu quả hơn.
Chức năng kiểm tra kiểm soát và ra các quyết định điều chỉnh trong quá trình kinh doanh
Kiểm tra và theo dõi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là điều không thể thiếu. Trong quá trình vận hành những vấn đề rủi ro xảy ra là điều khó tránh khỏi vì vậy doanh nghiệp cần có cách thức theo dõi để đảm bảo tiến độ làm việc và vận hành của doanh nghiệp. Hoạt động kiểm soát được thực hiện thông qua quy trình gồm các bước: Thiết lập tiêu chuẩn hoạt động, KPI dựa trên mục tiêu của công ty; đo lường và lập báo cáo về hoạt động thực tế; so sánh kết quả báo cáo thực tế với chỉ tiêu kế hoạch; thực hiện thay đổi hoặc các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
3. Các nguyên tắc trong quản trị doanh nghiệp:
Nguyên tắc hoạch định chiến lược rõ ràng, cụ thể
Xem thêm: Nguyên tắc áp dụng pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật?
Hoạch định chiến lược là quá trình lãnh đạo xác định những mục tiêu kinh doanh, sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp. Toàn bộ nhân viên, các cấp quản lý sẽ theo dõi và bám sát chiến lược đã được hoạch định để thực hiện công việc của mình một cách kỷ luật, chặt chẽ, đảm bảo đạt được mục tiêu chung, sứ mệnh chung cho toàn doanh nghiệp.
Nguyên tắc chuyên môn hóa, phân công lao động
Nguyên tắc này được hiểu là mức độ ở đó các công việc trong tổ chức được phân chia thành những bước công việc hoặc những nhiệm vụ khác nhau được thực hiện bởi những người lao động khác nhau. Một công việc trọn vẹn không chỉ do một cá nhân thực hiện mà nó được chia ra thành các bước, mỗi bước được một cá nhân riêng biệt hoàn tất. Mỗi người có một vị trí và khả năng làm việc của họ là khác nhau, việc phân công lao động cho từng nhóm đối tượng và giao đúng việc đúng người thì hiệu suất làm việc của họ sẽ cao hơn .
Nguyên tắc thẩm quyền phải đi kèm với trách nhiệm tương ứng
Thẩm quyền là quyền được xem xét và quyết định một vấn đề, đồng nghĩa với việc một người có quyền ra quyết định cho một công việc thì người đó cũng là người sẽ chịu trách nhiệm với các quyết định của họ . Một người có quyền quyết định các công việc được giao cho ai và thời gian để họ làm việc tuy nhiên để tránh việc lạm dụng quyền hành của mình thì trách nhiệm của người đó về công việc cũng không nhỏ .
Nguyên tắc kỷ luật
Kỷ luật là các tiêu chuẩn trong hành động của các cá thể mà doanh nghiệp quy định để mọi người thực hiện , đảm bảo mọi người đều thực hiện nghiêm túc và quyền lợi của mọi người là bình đẳng . Bất kì doanh nghiệp nào cũng có kỷ luật , mọi nhân viên tuân thủ đúng các quy định thì doanh nghiệp mới có thể vận hành một cách trơn tru . Ai vi phạm kỷ luật sẽ bị xử phạt điều này đảm bảo bình đẳng trong doanh nghiệp và không có ganh tị trong doanh nghiệp
Thống nhất về mệnh lệnh, về đường lối
Xem thêm: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước
Doanh nghiệp phải được hoạt động dựa trên một hệ thống và mục tiêu duy nhất và cố định , không thể hôm nay làm việc vì mục tiêu này nhưng mai thấy không phù hợp lại thay đổi . Công nhận rằng trong hoạt động của các doanh nghiệp cần có các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn . Nhưng các mục tiêu này cần bổ trợ cho nhau để doanh nghiệp và mọi nhân viên trong công ty biết hướng làm việc .Mọi nhân viên sẽ làm việc theo chỉ thị của lãnh đạo và nhằm một mục tiêu chủ đích mà mọi người đều hướng tới thì công việc mới vận hành đúng tiến độ và phối hợp được nhịp nhàng.
Lợi ích chung được đặt lên trên hết
Mọi người phải đặt lợi ích chung của công ty lên hàng đầu để cùng nhau thực hiện vì mục tiêu của doanh nghiệp . Nhưng không ai đi làm mà muốn lợi ích cá nhân của mình bị hạn chế . Muốn hạn chế được điều này thì trách nhiệm của các nhà quản trị lúc này là giải quyết các xung đột một cách khéo léo và tốt nhất là không nên để xảy ra các xung đột vì lợi ích cá nhân .
Thù lao
Chắc hẳn đây là quy định mà không thể thiếu trong quản trị doanh nghiệp bởi không ai đi làm không công . Người lao động đi bán sức lao động để được nhận lại thù lao xứng đáng mà họ được nhận và các nhà quản trị doanh nghiệp cũng vậy . Mức thù lao của mỗi người nên được xem xét phù hợp để công bằng và xứng đáng nhất với những gì mà họ cung cấp cho doanh nghiệp .
Kiểm soát tài chính
Quản lý tài chính hiệu quả còn là tiền đề, cơ sở để đưa ra những quyết định quan trọng, những chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Để kiểm soát tài chính, doanh nghiệp cần tổng hợp và lưu trữ đầy đủ các dữ liệu về: tình hình thu chi, tình hình ngân sách, doanh thu, lợi nhuận, công nợ,…
Có kế hoạch và giám sát dòng tiền chặt chẽ. Lập các báo cáo và thường xuyên theo dõi các báo cáo tài chính để nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp, kịp thời phân tích, đánh giá và đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.
Xem thêm: Quy định về nguyên tắc trả lương và thời hạn trả lương hàng tháng
Tập trung hóa
Nguyên tắc này là thiết yếu cho mọi tổ chức và doanh nghiệp , bởi các quyền điều hành chỉ thị nên được tập trung trong tay một số người . Nếu sự phân bố quyền lực vào tay quá nhiều người thì việc doanh nghiệp hoạt động thống nhất theo một chỉ thị nhất định là rất khó và dễ bị phân tán nguồn lực lao động làm hiệu quả công việc sẽ giảm đi .
Trật tự
Nguyên tắc này không phải là mọi người nên im lặng mà trật tự được hiểu ở đây là mọi người nên thực hiện đúng trách nhiệm và vai trò của mình .
Vị trí và nhiệm vụ của người nào thì họ nên hoàn thành tốt vai trò của mình . Khi bạn làm tốt trong vai trò và trách nhiệm của mình bạn sẽ cảm thấy mình có chỗ đứng trong công ty và góp phần quan trọng trong hoạt động của công ty .
Sự công bằng
Nguyên tắc này nên được mọi tổ chức và doanh nghiệp áp dụng một cách nghiêm túc và chặt chẽ hơn . Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt nguyên tắc công bằng thì mọi nhân viên làm việc sẽ hiệu quả hơn và họ sẽ gắn bó với công ty lâu dài hơn.
Sáng kiến
Xem thêm: Đấu thầu là gì? Đặc điểm, nguyên tắc và các phương thức đấu thầu?
Mỗi người có một cái đầu và trí tượng tưởng sáng tạo của mỗi người là khác nhau . Không phải lúc nào tuân theo các hoạt động của nhà lãnh đạo là tốt mà doanh nghiệp tham khảo các ý tưởng của các nhân viên . Điều này thúc đẩy sự sáng tạo của các nhân viên và họ cảm thấy mình đang góp công sức để xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh hơn.
Tinh thần đoàn kết
Muốn quản trị doanh nghiệp tốt thì tinh thần đoàn kết trong tập thể là điều không thể thiếu , mọi người cùng nhau làm việc đỡ nhau thì mới xây dựng doanh nghiệp hiệu quả . Muốn làm được điều này không chỉ có sự can thiệp của nhà quản trị mà bản thân các nhân viên cũng cần có ý thức hợp tác với nhau .