Phong cách nghệ thuật là gì
Mỗi người nhà văn trong suốt sự nghiệp của mình sẽ đều cố gắng xây dựng và theo đuổi cho mình một phong cách nghệ thuật riêng, mang đậm dấu ấn bản thân và sẽ luôn được thể hiện trong mọi tác phẩm của minh.
Phong cách nghệ thuật là gì? Đặc điểm của phong cách nghệ thuật được thể hiện ra sao? Với nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này.
Phong cách nghệ thuật là gì?
Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo vì vậy nó đòi hỏi ở mỗi người sáng tác đều phải có những phong cách nổi bật, có “chất” riêng, đặc trưng và mới lạ được thể hiện trong các tác phẩm của mình. Nhận định này đã nêu ra yêu cầu rất đặc trung của văn chương nghệ thuật, đó chính là sự độc đáo.
Chính sự độc đáo này sẽ tao nên phong cách nghê thuật cho mỗi người. Một khi tác giả sáng tác văn học tạo được dấu ấn riêng biệt, độc đáo trong quá trình nhận thức và phản ánh giá trị chân trực của cuộc sống, biểu hiện rõ được sự độc đáo thông qua các phương diện nội dung và hình ảnh của từng tác phẩm, thì nhà văn đó sẽ được gọi là nhà văn có phong cách nghệ thuật mang dấu ấn riêng.
Trên thực tế, phong cách nghệ thuật của một người tác giả sẽ được thể hiện qua những góc cạnh sau:
– Cách nhìn nhận, khám phá cuộc sống độc đáo:
Ví dụ như cùng là nhà văn hiện thực nhưng Ngô Tất Tố lại dành sự quan tâm đến số phận của những người phụ nữ trong xã hội, Nguyễn Công Hoan lại vạch trần bản chất những trò lố nực cười, còn Nam Cao thì ông lại miêu tả nỗi bi kịch của người trí thức trong xã hội cũ. Cùng một chủ đề nhưng cách tiếp cân và khai thác của mỗi nhà văn lại không giống nhau.
– Nội dung, chủ đề độc đáo:
Lựa chọn đề tài, triển khai cốt truyện, xác định chủ đề,… Mà mỗi nhà văn sẽ đều sáng tạo ra cái “đất diễn” của riêng mình. Ví dụ như Thạch Lam viết về cuộc sống mòn mỏi của những đứa trẻ phố huyện, thì Ngô Tất Tố lại hướng ngòi bút của mình vào miêu tả “vùng trời tối đen như mực” của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
Chính những mảng nội dung độc đáo, mới lạ này đã góp phần định hình nên phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn trên con đường văn học của mình.
– Giọng điệu độc đáo:
Nhắc đến Nam Cao là ấn tượng ngay với giọng điệu triết lý, nhắc đến Vũ Trọng Phụng là nhắc đến giọng điệu có vẻ trào phúng, nhắc đến Nguyễn Tuân là nhắc đến giọng điệu ngông và tài tử rất đặc trưng.
Giọng văn là thứ dễ ngấm và dễ thấm nhất đối với độc giả, giúp nhà văn ghi dấu ấn trong lòng người đọc qua từng tác phẩm.
– Nghệ thuật độc đáo:
Nghệ thuật sử dụng ngôn từ, xây dựng kết cấu, nghệ thuật xây dựng và phân tích tâm lý nhân vật…đều qua đó mà có thể thấy được sự thể hiện sự tài hoa của tác giả.
Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân được ca ngợi như bậc thầy của ngôn từ, Hoài Thanh được nhắc đến như là nhà phê bình văn học chính xác và sâu sắc nhất. Phong cách nghệ thuật ở một nhà văn sẽ được định hình bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó sẽ có cả những yếu tố khách quan của thời đại và tầm nhìn dân tộc của tác giả. Việc hiểu được phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn sẽ giúp cho người đọc tìm được cách tiếp cận tốt hơn với những tác phẩm của họ.
Đặc điểm của phong cách nghệ thuật
1. Phong cách nghệ thuật chính là con người nhà văn:
Nhà văn Pháp Buy phông đã nói: “Phong cách ấy là con người”. Nó được hình thành từ thế giới quan, nhân sinh quan, chiều sâu và cả sự phong phú của tâm hồn, của vốn sống, sở thích, cá tính cũng như biệt tài trong việc sử dụng cách hình thức, phương tiện nghệ thuật của nhà văn.
2. Phong cách sáng tác thể hiện cách nhìn của nhà văn trước cuộc đời
Phong cách nghệ thuật không đơn thuần chỉ là sự lặp đi lặp lại quen thuộc của nhà văn mà đó phải là sự lặp lại một cách hệ thống, thống nhất cách cảm nhận độc đáo về thế giới và hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy.
Do đó, không phải bất kỳ nhà văn nào cũng có phong cách và tạo được phong cách riêng. Cái nét riêng ấy thể hiện nổi bật, có giả trị và được thể hiện một cách nhất quán trong hầu hết các tác phẩm của họ, lặp đi lặp lại khiến cho người đọc nhận ra sự khác biệt trong tác phẩm của họ với tác phẩm của các nhà văn khác.
3. Nghệ thuật là lĩnh vực của cải độc đáo. Phong cách là nét riêng không trùng lặp.
Sự thật có thể là một, nhưng cách nhìn, cách cảm nhận, suy nghĩ về vấn đề của mọi người là khác nhau, giống như cái nhìn của nhà văn phải có màu sắc riêng và độc đáo.
4. Phong cách nghệ thuật là sự ổn định, nhất quán
Ví dụ: Nguyễn Tuân đã trải qua hai thời kỳ sáng tác, có những chuyển biến về tư tưởng sáng tác khá rõ nét, nhưng vẫn luôn giữ một phong cách độc đáo, tài hoa, uyên bác.
Có khác, khác ở chỗ:
+ Trước cách mạng, ông ưa viết theo cách ngông, nổi loạn chống lại cái tầm thường, phàm tục ở đời. Cái Đẹp nhiều khi phóng túng.
+ Còn sau cách mạng: ông ưa viết theo phong thái tự tin, tự hào, tự trọng về chính tài năng và bản lĩnh của mình. Cái Đẹp vẫn được đặt trong tư thế thử thách gai góc nhưng bình dị, chân thực hơn.
5. Phong cách nghệ thuật biếu hiện rất phong phủ, đa dạng, Điều này tùy thuộc vào tài năng, sở trường của mỗi nhà văn.
Phong cách sáng tác có thể biểu hiện thông qua việc lựa chọn đề tài. Có những nhà văn chỉ thích đề tài hướng về nông thôn; có người lại ưa và chỉ chọn đề tài thành thị; có người thích những hiện thực mang tính chất nhẹ nhàng, giản dị, thâm trầm; cũng có người lại thích khai thác những chuyện dữ dội, đau đớn, ám ảnh mãnh liệt đối với con người…
Phong cách sáng tác có thể biểu hiện ở giọng điệu. Có nhà văn thường tạo nên một giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, ân nghĩa; trong khi người khác lại thành công với giọng điệu thấm đẫm chất triết luận…
7. Phong cách nghệ thuật là nét riêng, đậm tính cá thể, nhưng phải có liên hệ mật thiết với hệ thắng chung các phong cách của một thời đại văn học.
Đồng thời, phong cách nghệ thuật chỉ có giá trị khi nó thực sự cống hiến cho sự tồn tại và phát triển phong phủ, đa dạng của văn học dân tộc nói chung.
8. Phong cách sáng tác chịu ảnh hưởng của những phương diện tinh thần khác nhau như tâm lý, khí chất, cá tính của người sáng tác. Đồng thời, nó cũng mang dấu ấn của dân tộc và thời đại.
Mỗi một thời đại lịch sử và thời đại văn học tương ứng sẽ tạo ra những phong cách sáng tác mang đặc trưng riêng trong đó:
Chẳng hạn, trong phong cách của Hồ Xuân Hương ở thời Trung đại còn khá nặng nề ý thức hệ phong kiến, văn học chịu ảnh hưởng sâu sắc của quan điểm phi ngã;
Phong cách của Nguyễn Tuân trong thời Pháp thuộc thì được phát triển một khuynh hướng văn học – văn học lãng mạn, bộc lộ đầy đủ, sâu sắc cái tôi nghệ sĩ tài hoa, phóng khoáng…
Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Phong cách nghệ thuật là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.