Giáo dục và đào tạo luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Chăm lo giáo dục cho toàn dân, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các đoàn thể, của mọi gia đình và toàn xã hội. Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong huy động mọi nguồn lực cho giáo dục. Phổ cập giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu trong giáo dục và đào tạo tại Việt Nam.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Giáo dục năm 2019;
– Nghị định số 20/2014/NĐ- CP của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
– Thông tư số 32/2010/TT- BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi;
– Thông tư số 36/2013/TT- BGDĐT ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT- BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Thông tư số 07/2016/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy đinh về điều kiện đảm bảo nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra, công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Phổ cập giáo dục là gì?
Luật Giáo dục năm 2019 quy định về khái niệm phổ cập giáo dục là:
“Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.” (Khoản 8 Điều 5)
Xem thêm: Tiêu chuẩn quy mô, tiêu chuẩn của trường mầm non
Phổ cập giáo dục tiếng Anh là “Universal education”.
2. Vai trò của phổ cập giáo dục:
Phổ cập giáo dục được xác định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Phổ cập giáo dục nhằm tạo nền tảng dân trí vững chắc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thực hiện thành công một trong ba khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, là nền tảng trí thức của thế hộ trẻ sau này và vươn đến nền tảng của những nơi vùng sâu vùng xa khó khăn
3. Quy định về phổ cập giáo dục mầm non:
Phổ cập giáo dục mầm non: là việc tổ chức hoạt động giáo dục để trẻ em được học tập và đạt để trình độ giáo dục mầm non. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
Tại Nghị định số 20/2014/NĐ- CP của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ quy định về những nội dung sau:
Mục đích của phổ cập giáo dục mầm non:
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi nhằm củng cố, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Đối tượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
Đối tượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là trẻ em 5 tuổi chưa hoàn thành chương trình giáo dục mầm non.
Xem thêm: Mức xử phạt đối với cơ sở mầm non hoạt động không phép
Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi là chương trình giáo dục mầm non dành cho mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Tại thông tư số 07/2016/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy đinh về điều kiện đảm bảo nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra, công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ quy định về:
Điều kiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi gồm:
– Có đủ phòng học theo hướng kiên cố, đạt chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
– Trường, lớp có bộ thiết bị dạy học tối thiểu để thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; ở vùng thuận lợi có thêm các bộ đồ chơi, phần mềm trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin, làm quen với máy vi tính để học tập.
– Có đủ số lượng giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo; giáo viên được hưởng thu nhập và các chế độ khác theo thang bảng lương giáo viên mầm non.
– Trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại của Chính phủ về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các chế độ, chính sách khác theo quy định hiện hành; được chăm sóc giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non, trẻ em dân tộc thiểu số được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1.
Xem thêm: Thành lập nhóm nhà trẻ tư thục
Thông tư số 32/2010/TT- BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, được sửa đổi bổ sung bằng thông tư số 36/2013/TT- BGDĐT quy định về:
Tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi gồm:
Đối với cá nhân
Trẻ em được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi phải hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5 – 6 tuổi) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trước 6 tuổi;
Trẻ em hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5 – 6 tuổi) là trẻ em được học 2 buổi/ngày trong thời gian một năm học (9 tháng) theo Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5-6 tuổi) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, số ngày nghỉ học không quá 45 ngày.
Đối với đơn vị cơ sở
Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi phải đạt những tiêu chuẩn:
– Trẻ em:
Xem thêm: Thủ tục chuyển hộ khẩu cho con để học trường mầm non
+ Huy động 95% trở lên số trẻ em năm tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 90% số trẻ trong độ tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5 – 6 tuổi);
+ Tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt 90% trở lên;
+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi), thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) đều dưới 10%.
Đối với vùng đặc biệt khó khăn, vùng núi cao, hải đảo:
+ Huy động 90% trở lên số trẻ em năm tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 80% số trẻ trong độ tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5 – 6 tuổi); 100% số trẻ em mẫu giáo năm tuổi dân tộc thiểu số ra lớp được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1;
+ Tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt 80% trở lên;
+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi đều không quá 15%.
– Giáo viên:
Xem thêm: Sơ đồ cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta hiện nay
+ 100% giáo viên được hưởng chế độ chính sách theo quy định hiện hành;
+ Giáo viên dạy lớp năm tuổi đủ số lượng theo quy định hiện hành;
+ 100% giáo viên dạy lớp năm tuổi đạt chuẩn trở lên về trình độ đào tạo, trong đó có 50% trở lên đạt trình độ trên chuẩn.
– Cơ sở vật chất
+ Số phòng học (phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ) đạt tỷ lệ 01 phòng học/lớp (nhóm);
+ Phòng học lớp năm tuổi được xây kiên cố hoặc bán kiên cố; trong đó phòng sinh hoạt chung bảo đảm diện tích tối thiểu 1,5m2/trẻ. Đối với vùng đặc biệt khó khăn, phòng học bảo đảm an toàn, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đủ ánh sáng; trong đó phòng sinh hoạt chung bảo đảm diện tích tối thiểu 1,5 m2/trẻ
+ 100% lớp năm tuổi có đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị tối thiểu theo quy định;
+ Trường học xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch và hệ thống thoát nước; có nhà bếp; công trình vệ sinh đủ và đạt yêu cầu; sân chơi có đồ chơi ngoài trời.
Xem thêm: Cách tính các chế độ lương áp dụng đối với giáo viên mầm non
– Đối với đơn vị cấp huyện
Bảo đảm 90% số đơn vị cơ sở đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
– Đối với đơn vị cấp tỉnh
Bảo đảm 100% số đơn vị cấp huyện thuộc tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
Đối với cá nhân: Hoàn thành chương trình giáo dục mầm non
Đối với xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã)
+ Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đến lớp đạt ít nhất 95%; đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%;
Xem thêm: Điều lệ trường mầm non công lập, ngoài công lập mới nhất
+ Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 85%; đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%
+ Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện): Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
+ Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh): Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục mầm non có:
+ 100% số giáo viên được hưởng chế độ chính sách theo quy định hiện hành;
+ Đủ giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi theo quy định
+ 100% số giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo
+ 100% số giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định
Xem thêm: Điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục mở trường mầm non tư thục
+ Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.
Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
+ Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo quy hoạch, Điều kiện giao thông bảo đảm đưa đón trẻ thuận lợi, an toàn
+ Cơ sở giáo dục mầm non có: Số phòng học (phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ) cho lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt tỷ lệ ít nhất 1,0 phòng học/lớp; phòng học cho lớp mẫu giáo 5 tuổi được xây kiên cố hoặc bán kiên cố, an toàn, trong đó có phòng sinh hoạt chung bảo đảm diện tích tối thiểu 1,5m2/trẻ; phòng học đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; 100% số lớp mẫu giáo 5 tuổi có đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; Sân chơi xanh, sạch, đẹp và đồ chơi ngoài trời được sử dụng thường xuyên, an toàn; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; đủ công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh.
Thẩm quyền công nhận
– Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra và ra quyết định công nhận hoặc công nhận lại (sau đây gọi chung là công nhận) đối với đơn vị cơ sở.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra và ra quyết định công nhận đối với đơn vị cấp huyện.
– Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra và ra quyết định công nhận đối với đơn vị cấp tỉnh.
Xem thêm: Điều kiện làm chủ, thủ tục thành lập nhóm lớp mầm non tư thục