Thuật ngữ biện chứng sớm xuất hiện trong Triết học từ thời kỳ cổ đại. Trong Triết học Hy Lạp, thuật ngữ này được hiểu là nghệ thuật tranh luận, đàm thoại, thông qua sự tranh luận mà người ta tìm ra chân ý. Vậy, ngày nay, thuật ngữ biến chứng, phép biện chứng được hiểu thế nào, thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết Phép biện chứng duy vật là gì.
Phép biện chứng là gì?
Trước tiên, để hiểu được phép biện chứng duy vật là gì, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm biện chứng và phép biện chứng nói chung.
Ngày nay, thuật ngữ biện chứng được dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động phát triền theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Gắn liền với thuật ngữ biện chứng, khái niệm phép biện chứng là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.
Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
Phép biện chứng đã phát triển qua nhiều thời kỳ với 3 hình thức cơ bản:
– Phép biện chứng chất phác cổ đại:
Phép biện chứng này có đặc trưng cơ bản là nhận thức đúng về tính biện chứng của thế giới nhưng bằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất phác, ngây thơ còn thiếu dự chứng minh bởi các thành tựu khoa học tự nhiên.
– Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức, bắt nguồn từ Can tơ và hoàn thiện ở Hêghen.
– Phép biện chứng duy vật do Mác và Ăng ghen sáng lập.
Phép biện chứng duy vật là gì? sẽ được giải đáp trong phần tiếp theo của bài viết.
Phép biện chứng duy vật là gì?
Ăng ghen định nghĩa khái quát về pháp biệ chứng duy vật rằng: “ Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.
Bên cạnh đó, các nhà triết học nêu định nghĩa về phép biện chứng duy vật dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
Khi nhấn mạnh về vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ăng ghen cho rằng: “Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến”. Hay khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển, Lênin định nghĩa phép biện chứng là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn phát triển không ngừng.
Để hiểu rõ hơn phép biện chứng duy vật là gì, ta sẽ chỉ ra các đặc trưng cơ bản và vai trò của nó.
Đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật
Từ định nghĩa về phép duy vật biện chứng đã nêu ở trên, ta thấy phép biện chứng duy vật có hai đặc điểm cơ bản, đó là:
– Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lê nin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. Đây là sự khác biệt về trình độ phát triển so với các tư tưởng biện chứng trong các thời kỳ trước học trước đây.
– Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lê nin có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện chứng duy vật). Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
Vai trò của phép biện chứng duy vật
Xuất phát từ các ưu điểm tiến bộ của mình, phép biện chứng duy vật trở thành một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lê nin, đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng rạo trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Từ đặc trưng và vai trò nêu trên, ta thấy phép biện chứng duy vật tồn tại dựa trên các nguyên lý cơ bản. Phần tiếp theo của bài viết phép biện chứng duy vật là gì sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin cơ bản.
Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật có các nguyên lý cơ bản sau:
(1) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác đều chịu sự chi phối, tác động, ảnh hưởng của các sự vật, hiện tượng khác.
Theo triết học duy vật biện chứng, mối liên hệ có các tính chất sau: Tính khách quan, tính phổ biến và Tính đa dạng, phong phú.
(2) Nguyên lý về sự phát triển
Phát triển là từ ngữ được dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn đó quy định sự vận động, phát triển của sự vật.
Sự phát triển mang tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
Ngoài ra, bên cạnh các nguyên lý cơ bản, các cặp phạm trù cơ bản cũng góp phần tạo nên các đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật, bao gồm: cái riêng và cái chung, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện tưởng.
Như vậy, bạn đọc đã có được các thông tin cơ bản liên quan đến phép biện chứng duy vật là gì? Chúng tôi mong rằng các thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.