Phản ứng hóa hợp là gì

Để xác định đâu là một phản ứng hóa hợp chúng ta chỉ cần quan tâm tới vế sản phẩm. Khi vế sản phẩm có 1 chất duy nhất được tạo thành thì ta gọi đó là một phản ứng hóa hợp. Một cách tổng quát giúp các em nhìn rõ hơn như sau:

A + B + C → AxByCz

3. Đặc điểm phản ứng hóa hợp

Phản ứng hóa hợp có thể có sự thay đổi số oxi hóa hoặc không thay đổi số oxi hóa tùy vào bản chất chất tham gia.

Phản ứng kết thúc khi:

– Một trong các chất tham gia phản ứng hết

– Cân bằng hóa học được thiết lập:

[CHUẨN NHẤT] Phản ứng hóa hợp là gì? (ảnh 2)

4. Điều kiện xảy ra phản ứng hóa hợp

Điều kiện

[CHUẨN NHẤT] Phản ứng hóa hợp là gì? (ảnh 3)

Môi trường

Chất xúc tác: một số phản ứng hóa hợp muốn xảy ra hoặc xảy ra nhanh thì cần phải có chất xúc tác:

Ví dụ: 2Al + 3I2 → H2O → 2AlI3

Nồng độ: hàm lượng, nồng độ các chất càng lớn thì pư xảy ra càng nhanh.

5. Phân loại phản ứng hóa hợp

Phản ứng hóa hợp có sự thay đổi số oxi hóa

– Đơn chất + Đơn chất → Hợp chất

– Kim loại điển hình + Phi kim điển hình → Hợp chất ion

4Al + 3O2 → 2Al2O3

– Phi kim + Phi kim → Hợp chất cộng hóa trị

S+O2→SO2

– Đơn chất + Hợp chất → Hợp chất cộng hóa trị

H2 + C2H4 → C2H6

– Hợp chất + Hợp chất → Hợp chất cộng hóa trị

C2H4 + H2O → C2H5OH

Phản ứng hóa hợp không có sự thay đổi số oxi hóa

– Oxit bazơ + Oxit axit → Muối

CaO + CO2 → CaCO3

– Oxit bazơ + Nước → Bazơ

Na2O + H2O→2NaOH

– Oxit axit + Nước → Axit

SO3+H2O → H2SO4

– Oxit axit + Bazơ → Muối axit

SO2 + KOH → KHSO3

– Amoniac + Axit → Muối amoni

NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

– Phản ứng tạo phức chất

Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

6. Một số phản ứng hóa hợp trong tự nhiên

Phản ứng quang hợp

– Quang hợp vốn là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng Mặt Trời được diệp lục trong lục lạp hấp thụ để tạo ra cacbonhiđrat và ôxi từ khí cacbonic và nước.

– Quang hợp là một quá trình oxi hóa khử trong đó H2O bị oxi hóa và CO2 bị khử.

– Phương trình tổng quát về quang hợp: 6CO2 + 12H2O → C6H12O6 + 6O2

[CHUẨN NHẤT] Phản ứng hóa hợp là gì? (ảnh 4)

Phản ứng ăn mòn đá vôi

Đá dùng trong xây dựng ít bị phá hoại do tải trọng thiết kế mà thường bị phá hoại do ăn mòn. Sự phá hoại do một số nguyên nhân chính như sau :

– Môi trường nước chứa hàm lượng khí cacbonic lớn (hơn 35mg/l) sẽ xảy ra phản ứng hóa học:

CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2, Ca(HCO3)2 là hợp chất dễ tan nên dần dần đá bị ăn mòn.

– Môi trường nước có chứa các loại axit cũng xảy ra phản ứng hóa học

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

Các dạng ăn mòn trên thường xảy ra đối với các loại đá cacbonat.

– Đá có chứa nhiều thành phần khoáng vật khác nhau thì đá cũng có thể bị phá hoại nhanh hơn do sự giãn nở nhiệt không đều.

– Các loại bụi bẩn nguồn gốc vô cơ và hữu cơ từ các chất thải công nghiệp hoặc đời sống tích tụ trên bề mặt hoặc trong các lỗ rỗng của đá là môi trường để cho vi khuẩn phát triển và phá hoại đá bằng chính axit của chúng tiết ra.

Phản ứng tạo gỉ sắt

– Trong không khí ẩm, sắt bị ăn mòn theo phản ứng: 4Fe + 3O2 + 2nH2O → 2Fe2O3.nH2O

– Phản ứng này tạo thành gỉ sắt có màu nâu đỏ

– Gỉ sắt này có cấu trúc mềm và xốp, do đó chúng dễ dàng hấp thụ nước và sắt bên trong tiếp tục bị ăn mòn và nhanh chóng vị rã nát.