Một trong những biện pháp ngăn chặn được áp dụng để ngăn chặn tội phạm là bắt giữ người phạm tội quả tang là một. Vậy phạm tội quả tang là gì? Khi bắt giữ người phạm tội quả tang cần lưu ý những gì để không trái luật?
Phạm tội quả tang là gì?
Theo khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về bắt người phạm tội quả tang như sau:
“1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất…
Như vậy, phạm tội quả tang có thể hiểu là việc một chủ thể đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.
Bắt người phạm tội quả tang là bắt người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.
Người đang thực hiện tội phạm là người đang thực hiện hành vi mà hành vi đó cấu thành một tội phạm cụ thể nhưng chưa hoàn thành tội phạm thì bị phát hiện. Ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội thì bị phát hiện là sau khi thực hiện hành vi phạm tội xong, người phạm tội chưa kịp cất giấu công cụ, phương tiện, tẩu tán tang vật phạm tội thì bị phát hiện.
Một vụ bắt người phạm tội quả tang tàng trữ trái phép chất ma túy. (Nguồn: Viện KSNDTC)
Ví dụ về phạm tội quả tang
Có thể nêu một ví dụ về phạm tội quả tang như sau cho dễ hình dung.
Ngày 18/3/2022, Đội điều tra hình sự Công an huyện A được tin báo tại nhà ông Nguyễn B có khoảng 10 người đang tham gia đánh bài ăn tiền. Sau khi nhận được tin báo, Đội điều tra hình sự Công an huyện A đột nhập vào nhà ông B phát hiện và lập biên bản phạm tội quả tang tại sòng bạc gồm có 10 người chơi. Vật chứng thu giữ tại chiếu bạc gồm dụng cụ dùng để đánh bạc cùng với số tiền thu giữ được tại chiếu bạc là 6 triệu đồng.
Như vậy, đội điều tra hình sự Công an huyện B lập biên bản bắt người phạm tội quả tang là đúng vì tại chiếu bạc đã thu giữ được số tiền là 6 triệu đồng.
Và theo Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Như vậy những người tham gia sới bạc có thể phải trải qua quá trình điều tra và có thể đều bị xử lý hình sự vì số tiền vi phạm là trên 5 triệu đồng.
Không phải mọi trường hợp bắt người phạm tội quả tang đều bị xử lý hình sự bởi khi bắt giữ người phạm tội quả tang thì chưa thể xác định ngay là người bị bắt có phạm tội hay không mà phải qua quá trình điều tra mới chứng minh được hành vi của người bị bắt phạm tội hoặc không phạm tội.
Ai có quyền bắt người phạm tội quả tang?
Theo Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
Nếu Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Còn theo khoản 1 Điều 114 Bộ luật này thì sau khi bắt người, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.
Việc bắt người phạm tội quả tang phải được người có thẩm quyền lập thành biên bản và phải thông báo ngay cho gia đình người bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người phạm tội quả tang cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết. (Điều 115 và Điều 116 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
Trên đây là thông tin về phạm tội quả tang là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ. >> Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là gì?