Mạng xã hội thường xuất hiện rất nhiều từ ngữ mới vô cùng độc đáo và thậm chí là khó hiểu. Nhiều từ ngữ dường như chẳng có nghĩa nhưng lại nhanh chóng trở nên viral, tạo thành trend và được người người nhà nhà sử dụng. Dạo gần đây, dân tình lại tiếp tục hóng thêm một cụm từ mới được rất nhiều bạn trẻ gen Z sử dụng trong đời sống và trên các diễn đàn MXH: “Ồ dề”.
Vậy từ “ô dề” có nghĩa là gì?
1. Ô dề là gì?
Nhiều người đang lầm tưởng “ô dề” với cụm từ “oh yeah” bởi cơ bản có phát âm khá giống nhau. Trong khi “oh yeah” là một từ cảm thán bằng tiếng Anh, dùng để diễn đạt cảm xúc tích cực của con người như phấn khích, vui mừng, hay đồng tình một việc gì đó. Thì cụm từ “ô dề” thực chất dùng để chỉ hành vi lố lăng, làm quá, không giống ai, cộng với cách phát âm và nhấn giọng thì đây là cụm từ mang tính mỉa mai, cười cợt. Cũng có thể hiểu “ô dề” mang nghĩa tương tự với từ “over” trong tiếng Anh.
Cụm từ này chỉ là khẩu ngữ, không quá thông dụng trong đời sống và chưa được đề cập trong hầu hết từ điển tiếng Việt hiện đại, nhưng hiện đang được giới trẻ sử dụng phổ biến trong các cuộc đối thoại hàng ngày hay trên MXH.
2. Ô dề bắt nguồn từ đâu?
Được biết cơn sốt “ô dề” bắt nguồn từ một đoạn clip xuất hiện trên MXH hồi tháng 9 năm ngoái. Trong video, một người phụ nữ trung niên mặc áo dài vàng với gương mặt trang điểm đậm, dày cộm đã nói rằng: “Làm quá thì nó ô dề, ô dề là lố lăng”.
Câu nói mang tính ngẫu hứng của người phụ nữ này đã khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy thích thú và chia sẻ nhiệt tình, và phải đến tận năm nay, “ô dề” mới thực sự gây bão mạng xã hội. Một số người còn hưởng ứng trend bằng cách sử dụng bộ lọc hoặc tự trang điểm gương mặt mình thật dày cộm để quay video và nhép lại lời thoại: “Làm sơ sơ thôi, làm quá nó lố lăng, làm quá nó ô dề”. Không chỉ nhiều hot Tiktoker, một số người nổi tiếng như hoa hậu Thùy Tiên cũng rất hào hứng bắt trend “ô dề” khiến cụm từ này càng trở nên phổ biến rộng rãi.
“Ô dề” không phải từ khẩu ngữ đầu tiên được Gen Z biến tấu thành teencode của mình. Trước đó, nhiều từ được sáng tạo mà không tuân theo bất kỳ quy tắc nào như “chếc gồi” (chết rồi), “gòi song” (rồi xong)…