Đời Sống

Nói giảm nói tránh là gì

Nói giảm nói tránh thường được sử dụng nhiều trong ngữ pháp tiếng việt để làm giảm bớt đi sự tiêu cực trong lời nói hoặc trong câu văn. Tác dụng của nói giảm nói tránh? như thế nào, nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp về vấn đề này cụ thể hơn.

Nói giảm nói tránh là gì?

Nói giảm nói tránh là biện pháp nhằm biểu đạt một cách tế nhị, nhẹ nhàng để giảm đi cảm giác ghê sợ, đau buồn hay thiếu văn hóa đối với người nghe, thường được sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày giữa con người với nhau và sử dụng trong văn học.

Tác dụng của nói giảm nói tránh

Khi giao tiếp thông thường thay vì sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng về tính chất sự vật, sự việc thì người nói có thể dùng những từ tương đồng về ý nghĩa làm giảm đi cảm giác ghê sợ, sự đau buồn hay đôi khi là thiếu văn hóa.

– Sử dụng nói giảm nói tránh khi muốn tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, thô tục, thiếu lịch sự;

– Nói giảm nói tránh khi muốn tôn trọng người đối thoại với mình như người có quan hệ thứ bậc xã hội, người tuổi tác cao;

– Ngoài ra còn sử dụng trong trường hợp như khi nhận xét một cách tế nhị, lịch sử, có văn hóa để người nghe dễ tiếp thu ý kiến, góp ý.

Không nên sử dụng nói giảm nói tránh trong các trường hợp:

– Cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật;

– Khi cần thông tin khách quan, chính xác, trung thực như biên bản hành chính, biên bản cuộc họp.

Ví dụ về nói giảm nói tránh

Thay vì dùng câu:“Người ta phát hiện ra một xác chết đang trôi theo dòng nước”. Họ sẽ sử dụng câu: “Người ta phát hiện ra một thi thể đang trôi theo dòng nước”. Ở đây sử dụng từ “thi thể” thay cho từ “xác chết” làm giảm đi sự ghê rợn với người đọc hay người nghe.

Câu: Chị ấy thật là xấu xí. Thay thế bằng câu: Chị ấy trông không được đẹp cho lắm. Cách sử dụng nói giảm nói tránh này phủ định đi các từ tích cực, làm giảm đi mức độ nghiêm trọng của vấn đề đang nói đến.

Câu: Ồn quá, cậu câm miệng lại ngay cho tôi. Có thể thay thế bằng: Ồn quá, cậu vui lòng trật tự được không. Cách sử dụng câu nói giảm nói tránh như vừa rồi thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng người khác giúp người nghe dễ tiếp thu hơn.

Nói quá là gì?

Nói quá là một biện pháp tu từ được sử dụng nhằm phóng đại quy mô, mức độ hay tính chất của sự việc, mục đích chính là tạo được điểm nhấn cho câu văn và làm tăng sức biểu cảm.

Sử dụng biện pháp nói quá trong câu văn nhằm nhấn mạnh và tạo được ấn tượng. Không những vậy còn tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. Sử dụng những khẩu ngữ hay nói hàng ngày như: tức sôi máu, mệt đứt hơi, lo sốt vó,…

So sánh nói giảm nói tránh với nói quá

– Giống nhau:

+ Cả hai biện pháp tu từ nói giảm nói tránh và nói quá đều là cách nói không chính xác về sự việc xảy ra.

+ Đều được sử dụng nhiều trong văn chương, thơ ca hoặc trong giao tiếp mỗi ngày.

– Khác nhau:

Có thể dựa vào khái niệm để hiểu rõ bản chất của hai biện pháp này.

+ Nói quá: Nhằm mục đích phóng đại, khoa trương sự việc, cách này giúp tạo ra sự nổi bật, ấn tượng của vấn đề đối với người đọc, người nghe.

+ Nói giảm nói tránh: Nhằm mục đích là tránh việc đi thẳng vào vấn đề, biểu đạt sự việc theo cách tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự để phù hợp với người đọc, người nghe hơn.

Có thể kết luận là biện pháp nói giảm nói tránh hoàn toàn trái ngược với biện pháp nói quá và cần áp dụng khéo léo, linh hoạt khi giao tiếp.

Về cơ bản đây là hai biện pháp đối lập nhau. Biện pháp nói giảm nói tránh nhằm làm giảm nhẹ tính chất của từ ngữ. Còn nói quá là mang tính chất phóng đại, làm tăng quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, tăng ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Nói quá không phải là nói dối bởi vì nói dối là nói không đúng sự thật, là nói về một sự vật, sự việc, cảm giác hoàn toàn không đúng sự thật còn nói quá chỉ là sự phóng đại cái có thật.

Ví dụ về nói quá:

Kì thi Đại học làm cho các em học sinh cuối cấp lo sốt vó.

“Lo sốt vó” ở đây là biện pháp nói quá nhấn mạnh cảm giác lo lắng.

Ca dao, tục ngữ, văn thơ liên quan đến nói giảm nói tránh

– Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng thương chồng bảo lông rồng trời cho.

– Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa, như ngồi đống rơm.

– Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngày còn lại một gang.

– Hôm qua tát nước đầu đình

Để quên chiếc áo trên cành hoa sen.

– Có công mài sắt, có ngày nên kim.

– Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn.

– Bỗng loè chớp đỏ

Thôi rồi lượm ơi!!

– Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây mang mác ngậm ngùi lòng ta.

Hy vọng rằng qua nội dung bài viết trên đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin cần thiết về nói giảm nói tránh và tác dụng của việc nói giảm nói tránh.