Nội dung của phong trào nông dân đức là gì

Câu hỏi:

Nội dung của phong trào nông dân Đức là gì?

A. Cải cách tôn giáo.

B. Xóa bỏ lãnh địa phong kiến.

C. Thủ tiêu chế độ phong kiến.

D. Giải phóng nông nô.

Đáp án đúng C.

Nội dung của phong trào nông dân Đức là thủ tiêu chế độ phong kiến, phong trào cải cách tôn giáo đã làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức, cuộc chiến tranh nông dân Đức có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân nhằm chống lại quý tộc phong kiến và tăng lữ, thủ tiêu chế độ phong kiến ở châu Âu.

Giải thích lý do chọn đáp án C:

Nông dân bị áp bức, bóc lột nặng nề nên đã tiếp thu tư tưởng cải cách tôn giáo, tiếp thu tư tưởng Lu- thơ và bắt đầu phong trào nông dân Đức. Cuộc chiến tranh nông dân Đức có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân nhằm chống lại quý tộc phong kiến và tăng lữ, thủ tiêu chế độ phong kiến ở châu Âu.

Cuộc chiến bắt đầu với các cuộc nổi dậy riêng biệt, bắt đầu từ phần phía tây nam của những gì ngày nay là Đức và Alsace , và lan rộng trong các cuộc nổi dậy sau đó đến các khu vực trung tâm và phía đông của Đức và Áo ngày nay. Sau khi cuộc nổi dậy ở Đức bị dập tắt, nó bùng lên trong một thời gian ngắn ở một số bang của Thụy Sĩ.

Khi khởi nghĩa, nông dân phải đối mặt với những trở ngại không thể vượt qua. Bản chất dân chủ của phong trào khiến họ không có cơ cấu chỉ huy và họ thiếu pháo binh và kỵ binh. Hầu hết họ đều có ít kinh nghiệm quân sự, nếu có. Phe đối lập của họ có những nhà lãnh đạo quân sự giàu kinh nghiệm, những đội quân được trang bị tốt và có kỷ luật, và nguồn tài trợ dồi dào.

Từ mùa xuân 1524, cuộc đấu trành đã có tính chất quyết liệt, mở đầu cho cuộc chiến tranh nông dân thực sự. Lãnh tụ kiệt xuất cả phong trào là To-mat Muyn-xe.

Phong trào nông dân Đức đã giành thắng lợi bước đầu, chiếm được 1/3 lãnh thổ Đức. Tuy nhiên sau đó bị giới quý tộc và tăng lữ đàn áp nên chịu tổn thất nặng nề.

Quý tộc cũng bị thiệt hại nhiều. Phần lớn những lâu dài của họ bị phá hủy, một số gia tộc vào loại có thế lực nhất bị phá sản và chỉ còn sinh sống được bằng cách đi phục vụ các vương công. Sự bất lực của quý tộc trước nông dân đã được chứng minh: khắp nơi, ở chỗ nào họ cũng bị đánh bại và phải đầu hàng; chỉ có những đội quân của các vương công là đã cứu được họ. Giai cấp quý tộc ngày càng mất ý nghĩa của nó với tư cách là một đẳng cấp trực thuộc đế chế và rơi vào tình trạng lệ thuộc vào các vương công.

Phòng trào nông dân Đức là một sự kiện lịch sử lớn lao, nó biểu hiện thinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của nông dân Đức đấu tranh chống lại giáo hội phong kiến. Nó báo hiệu sự khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến.