5 đức tính cần có của mỗi người là: Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín vẫn luôn rất được coi trọng. Cuộc sống ngày dù có rất nhiều thay đổi, nhưng chuẩn mực về tư tưởng, lối sống và đạo đức của mỗi người vẫn được lưu truyền qua hàng trăm năm. Vậy 5 chữ này có ý nghĩa như thế nào mà lại được mọi người nhắc đến nhiều như vậy và còn được đưa vào trong các tác phẩm nghệ thuật? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín
Theo Wikipedia, ngũ thường xuất phát từ Nho giáo ở Trung Quốc hay chính là hằng có, đức tính của của con người ở đời, gồm:
– Nhân (trong “nhân hậu”), thuộc Mộc;
– Lễ (trong “lễ phép, lễ giáo”), thuộc Hỏa;
– Nghĩa (trong “chính nghĩa”), thuộc Kim;
– Trí (trong “trí tuệ”), thuộc Thủy;
– Tín (trong “uy tín”), thuộc Thổ.
Để có thể hiểu sâu hơn về 5 chữ: Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín này; chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về ý nghĩa của từng chữ.
Ý nghĩa chữ Nhân
Chữ nhân là biểu hiện của con người giữa đời thường, được thể hiện qua cách đối nhân xử thế; yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ, chia sẻ với mọi người. Đặc biệt, đây không chỉ là đức tính cần thiết mà chính là trách nhiệm của mỗi cá nhân; là sợi dây liên kết, ràng buộc giữa người với người và thể hiện nghĩa tình qua các mối quan hệ như: vua – tôi, vợ – chồng, cha – con, anh – em.
Theo Ngũ hành, nhân ứng với mộc hay chính là hiện thân của các loại cây xanh. Hiện trạng của mộc là cố định, nhưng vẫn luôn có sự sống và ý chí mạnh mẽ vượt qua mọi hoàn cảnh, dù có là thời tiết khắc nghiệt đi chăng nữa cũng vẫn sẽ dành chiến thắng.
Nhắc tới hành Mộc chính là nhắc đến nhân, mang ý nghĩa rất sâu sắc về nhân cách của con người, sự lương thiện, bao dung, độ lượng và trong đó ẩn chứa cả sự vị tha.
Ý nghĩa chữ Lễ
Lễ hay cũng chính là lễ nghi, lễ giáo. Đây cũng chính là một truyền thống tốt đẹp từ thời ông cha chúng ta. Để thể hiện sự tôn trọng, và giúp cho mối quan hệ giữa người với người trở nên hài hòa hơn thì chắc chắn sẽ không thể thiếu đi lễ. Hay khi chúng ta chịu nhận ân huệ từ những người khác thì điều chúng ta cần làm chính là “trả” lễ cho họ. Đặc biệt, lễ còn được xem là một nét đẹp trong văn hóa của dân tộc. Bởi khi có việc gì quan trọng sẽ không thể thiếu được lễ. Điều quan trọng nhất ảnh hưởng đến lễ chính là ánh sáng và hình thức đặc trưng, còn được gọi là Tế tự.
Mà lửa, ánh sáng hay những luồng năng lượng mạnh mẽ lại chính là biểu thị đặc trưng của hành Hỏa. Xét theo Triết học, sự tôn kính quỷ thần của con người cũng thuộc thuộc trong hành Hỏa. Vì vậy, những điều này khiến cho hành Hỏa và lễ của con người lại được xếp cùng với nhau.
Ý nghĩa chữ Nghĩa
Chữ nghĩa xuất hiện rất nhiều trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta, trong sự dạy dỗ và dẫn dắt một con người theo lẽ sống phải đạo và được coi là chuẩn mực, hành vi mà con người cần hướng đến.
Niềm tin vào chính nghĩa luôn chiến thắng tà ác; biểu tượng của thiên đạo được gọi là nghĩa. Hay nghĩa còn là sự công bằng, lẽ phải hợp với đạo lý chung; sự nhận thức đúng đắn về chân lí những điều này sẽ không dễ dàng bị biến đổi.
Bên cạnh đó, biểu tượng của hành Kim lại chính là bạc hay những kim loại có bề ngoài sáng bóng và cứng rắn. Do vậy, ứng với hành Kim chắc chắn sẽ là nghĩa mà không phải là chữ khác.
Ý nghĩa chữ Trí
Theo Đức Phật, trí tuệ và sức khỏe là tài sản lớn nhất của mỗi người. Trí tuệ hay trí huệ, trong đó bảo gồm: trí là quán thấy và huệ là hiểu rõ. Trí tuệ là sự sáng suốt, tinh thông, am hiểu và nhanh nhạy về trí óc. Đặc biệt, khi sở hữu trí, người đó sẽ không dễ dàng rơi vào u mê tội lỗi và thể hiện sự hiểu biết minh bạch, tường tận.
Như người xưa đã có câu “Trí giả nhạo Thủy” (Bậc trí giả thích nước). Bởi người sở hữu trí đạt sự lý thông thông suốt mọi lẽ không dễ bị đình trệ; giống như dòng nước chảy có thể bỏ qua được tất cả mọi dào cản; có lẽ vì vậy mà người trí rất ưa thích nước. Vì vậy, khi nhắc đến trí người ta sẽ biết ngay tới hành Thủy bởi những đặc tính tương đồng này.
Ý nghĩa chữ Tín
Tín là niềm tin, giữ điều hẹn ước và thực hiện đúng như lời đã nói ra. Người biết giữ chữ tính là người coi trọng lòng tin của người khác đối với mình và là người biết trọng lời hứa, đáng tin cậy.
Khi con người không giữ được chữ tín, thì cuộc sống sẽ luôn phải trong trạng thái phòng bị lẫn nhau; đã có quan niệm rằng: người không biết giữ chữ tính thì cũng sẽ sống không có nhân nghĩa. Nhưng với những người trọng chữ tín; thì tín cũng chính là sợi dây liên kết mật thiết mỗi con người với nhau; và cũng là nền tảng và căn nguyên để con người sống chân thành với nhau hơn.
Trong ngũ thường, tuy rằng vị trí của tín là ở cuối cùng nhưng lại là điểm mấu chốt không thể di dời; quyết định cho những đức tính trên. Bởi nếu không có đức tín, không nhận được sự tin tưởng từ người khác thì cũng sẽ chỉ là một người không được coi trọng và đánh giá cao. Cũng giống như Thổ luôn bất biến.
Không phải tự nhiên mà hành Thổ lại được ví như Tín của con người. Những loài cây sinh sống và phát triển nhờ và đất; nếu có được sự hậu thuẫn từ đất thì chúng sẽ sinh sôi nãy nở rất tốt; vòng tuần hoàn theo đúng trật tự này cũng chính là yếu tố để thấy rằng hành Thổ tương đồng với chữ Tín.
Lời kết
Mỗi chữ đều mang những ý nghĩa khác nhau; nhưng khi đứng cạnh nhau 5 chữ này lại mang ý nghĩa rất sâu sắc về mọi mặt trong cuộc sống. Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín nếu chúng ta thiếu bất kỳ một trong những đức tính trên; đặc biệt là Tín thì bản thân chúng ta sẽ không được coi trọng và khó có thể thành công và thuận lợi.
Cũng bởi vậy, bộ tranh chữ Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín được sử dụng trong rất nhiều gia đình; như lời nhắc nhở mỗi người phải sống đúng với luân thường đạo lý.
Trên đây, Thư viện gỗ đã giúp bạn trả lời câu hỏi về ý nghĩa của Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín. Hy vọng, qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về 5 chữ Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín; và ý nghĩa ẩn sâu chắc bộ 5 chữ này. Cảm ơn ban đã theo dõi!