Nhà nước pháp quyền là gì

Trên thế giới hiện nay thì nhà nước pháp quyền không còn là mô hình xa lạ nữa, rất nhiều các quốc gia đã áp dụng mô hình và đạt được nhiều thành tựu nhất định.

Nước ta cũng là quốc gia được tổ chức và hoạt động theo nhà nước pháp quyền. Vậy Nhà nước pháp quyền là gì? Để giúp Qúy khách hiểu rõ hơn về vấn đề này thì quan bài viết dưới đây Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp cho Qúy khách các thông tin cần thiết.

Nhà nước pháp quyền là gì?

Nhà nước pháp quyền là mô hình nhà nước đề cao pháp luật, được thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý mọi vấn đề liên quan đến kinh tế – xã hội của quốc gia đều bằng pháp luật

Nói cách khác, tại các nhà nước pháp quyền này thì pháp luật trở thành công cụ điều chỉnh hữu hiệu và quan trọng nhất để duy trì và phát triển đất nước. Không được bất cứ một vấn đề nào nằm ngoài phạm vi của pháp luật

Do vậy mà mỗi cá nhân, tổ chức trong quốc gia đó đều phải phục tùng pháp luật một cách tuyệt đối. Các quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân đều đã được ghi nhận và được đảm bảo thực hiện bởi hệ thống tòa án.

Tại các Quốc gia theo mô hình nhà nước pháp quyền điều quan trọng nhất là phải luôn đề cao, bảo vệ các quyền và lợi ích cho công dân, đề cao giá trị con người và đây cũng là mục tiêu cao nhất mà nhà nước pháp quyền hướng đến.

Hay nói cách khác, nhà nước pháp quyền chính là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Khác với những mô hình nhà nước khác, ở nhà nước pháp quyền thì nhân dân có quyền kiểm tra hay giám sát toàn bộ hoạt động làm việc của cơ quan nhà nước.

Ngoài việc giải đáp giúp Qúy khách về Nhà nước pháp quyền là gì? Thì với nội dung tiếp theo, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm cho quý khách các đặc trưng điểm hình tại nhà nước pháp quyền.

Đặc điểm của nhà nước pháp quyền?

Tùy thuộc vào việc đặt nhà nước pháp quyền trong những mối quan hệ khác nhau mà đặc điểm của nó cũng có sự khác nhau, nhưng nhìn chung thì sẽ gồm các đặc điểm cơ bản như sau;

– Nhà nước pháp quyền là đặc trưng cho chế độ tập trung dân chủ, đây vừa được coi là bản chất lại vừa là điều kiện để hình thành lên mô hình nhà nước pháp quyền

Tại nhà nước pháp quyền luôn đề cao tuyệt đối quyền làm chủ của nhân dân, nó có được thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc thông qua các cách thức trực tiếp.

– Hiến pháp và pháp luật được coi là hai yếu tố quan trọng trong nhà nước pháp quyền

Hai yếu tố này luôn có tác động, điều chỉnh cơ bản đến hoạt động của bộ máy nhà nước, là tiền đề để xác minh tính hợp hiến, hợp pháp đối với mọi hoạt động trong xã hội.

– Trong tất cả các hoạt động của nhà nước, luôn phải đề cao giá trị con người, quyền công dân nhằm tạo lập lên sự bình đẳng đối với tất cả mọi người dân.

– Tại nhà nước pháp quyền thì được tổ chức và thực hiện theo nguyên tắc phân chia quyền lực

Tức là quyền lực nhà nước sẽ không tập trung vào một chủ thể duy nhất mà sẽ được phân ra thành nhiều nhánh quyền lực khác nhau

Các cơ quan quyền lực này vừa hoạt động riêng rẽ lại vừa có sự phối hợp với nhau trong việc giải quyết các công việc chung, đồng thời sẽ kiểm tra, giám sát lẫn nhau.

Việc phân quyền lực nhà nước ra thành nhiều nhánh khác nhau giúp cho quyền lực nhà nước không bị tập trung vào một chủ thể duy nhất, tránh tình trạng lạm quyền, đảm bảo việc dung quyền lực để giám sát quyền lực.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Trên đây là toàn bộ nội dung về Nhà nước pháp quyền là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến công ty Luật Hoàng phi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.