Nguyên âm trong tiếng anh là gì

Nguyên âm và Phụ âm trong tiếng Anh là những kiến thức cơ bản nhất những ai khi học tiếng Anh bắt buộc phải nắm rõ. Tuy nhiên, rất nhiều người khi đã học ngôn ngữ này lâu năm vẫn không thể phân biệt được các loại âm này. Trong bài viết dưới đây, 4Life English Center (e4Life.vn) gửi đến bạn 20 nguyên âm và 24 phụ âm cùng cách phát âm chính xác để bạn luyện tập. Cùng tìm hiểu ngay nào!

Nguyên âm và Phụ âm trong tiếng Anh
Nguyên âm và Phụ âm trong tiếng Anh

1. Khái niệm về Nguyên âm và Phụ âm

Dựa theo bảng chữ cái, trong tiếng Anh bao gồm:

  • 5 nguyên âm: a, e, o, i, u.
  • 21 phụ âm: b, c, d, f, g, h, j, k, l, m, n, p, k, r, s, t, v, w, x, y, z.

Nguyên âm và Phụ âm trong tiếng Anh và tiếng Việt có cách phát âm rất khác nhau, đôi khi khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Cùng theo dõi những nội dung dưới đây của 4Life English Center để hiểu chi tiết hơn về cách đọc, cách ghép âm cũng như những quy tắc cần lưu ý.

1.1. Nguyên âm là gì?

  • Nguyên âm là những dao động của thanh quản hay những âm mà khi ta ta phát âm sẽ không bị cản trở bởi luồng khí từ thanh quản. Nguyên âm có thể đứng riêng biệt hay đứng trước hoặc sau các phụ âm để tạo thành tiếng trong lời nói.
  • Nguyên âm gồm 2 loại: nguyên âm đơn và nguyên âm đôi.
  • Trong đó, nguyên âm đơn bao gồm nguyên âm ngắn và nguyên âm dài.

CÁC NGUYÊN ÂM TRONG TIẾNG ANH Nguyên âm đơn Nguyên âm đôi Nguyên âm ngắn Nguyên âm dài /i/ /i:/ /ir/ or /iə/ /e/ /æ/ /er/ or /eə/ /ʊ/ /u:/ /ei/ /ʌ/ /a:/ /ɑi/ /ɔ/ /ɔ:/ or /ɔ:r/ /ʊə/ or /ʊr/ /ə/ /ɜ:/ /ɑʊ/ /ɔi/ /əʊ/

Do cách phát âm của tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ khác nhau nên dẫn đến có sự khác biệt giữa nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. Người Anh thường không bật âm /r/ mà phát âm thành /ə/, trong khi người Mỹ có thói quen ngược lại.

1.2. Phụ âm là gì?

  • Phụ âm là âm mà khi phát ra âm thanh qua miệng thì luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở hoặc bị tắc nên không thể phát ra thành tiếng. Phụ âm chỉ phát ra được thành tiếng khi được ghép với nguyên âm.
  • Phụ âm gồm 3 loại: Phụ âm hữu thanh, phụ âm vô thanh và các phụ âm còn lại.

CÁC PHỤ ÂM TRONG TIẾNG ANH Phụ âm hữu thanh Phụ âm vô thanh Các phụ âm còn lại /z/ /ʃ/ /j/ /b/ /p/ /m/ /d/ /k/ /n/ /g/ /f/ /η/ /dʒ/ /t/ /h/ /v/ /s/ /l/ /ʒ/ /tʃ/ /w/ /ð/ /θ/ /r/

2. Cách đọc Nguyên âm và Phụ âm trong tiếng Anh

Ví dụ về nguyên âm và phụ âm
Ví dụ về nguyên âm và phụ âm

2.1. Nguyên âm

2.1.1. Nguyên âm đơn

CÁCH PHÁT ÂM NGUYÊN ÂM ĐƠN Số thứ tự Bộ âm Mô tả Môi Lưỡi Độ dài hơi 1 /ə/ Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ Môi hơi mở rộng Lưỡi thả lỏng Ngắn 2 /u:/ Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra Khẩu hình môi tròn Lưỡi nâng lên cao Dài 3 /ɑ:/ Âm “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng Miệng mở rộng Lưỡi hạ thấp Dài 4 /ɜ:/ Âm “ơ” cong lưỡi, phát âm âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng Môi hơi mở rộng Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm Dài 5 /ʌ/ Na ná âm “ă” của tiếng việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ”, phải bật hơi ra Miệng thu hẹp Lưỡi hơi nâng lên cao Ngắn 6 /e/ Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn Mở rộng hơn so với khi phát âm âm /ɪ/ Lưỡi hạ thấp hơn so với âm /ɪ/ Dài 7 /ɪ/ Âm i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn (= 1/2 âm i) Môi hơi mở rộng sang 2 bên Lưỡi hạ thấp Ngắn 8 /i:/ Âm i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra Môi mở rộng sang 2 bên như đang mỉm cười Lưỡi nâng cao lên Dài 9 /æ/ Âm a bẹt, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuống Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống Lưỡi được hạ rất thấp Dài 10 /ɔ:/ Âm “o” cong lưỡi, phát âm âm o như tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng Tròn môi Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm Dài 11 /ʊ/ Âm “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng Hơi tròn môi Lưỡi hạ thấp Ngắn 12 /ɒ/ Âm “o” ngắn, giống âm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn Hơi tròn môi Lưỡi hạ thấp Ngắn

2.1.2. Nguyên âm đôi

CÁCH PHÁT ÂM NGUYÊN ÂM ĐÔI Số thứ tự Bộ âm Mô tả Môi Lưỡi Độ dài hơi 13 /aɪ/ Đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/ Môi dẹt dần sang 2 bên Lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước Dài 14 /ɪə/ Đọc âm /ɪ/ rồi chuyển dần sang âm /ə/ Môi từ dẹt thành hình tròn dần Lưỡi thụt dần về phía sau Dài 15 /eə/ Đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ə/ Hơi thu hẹp môi Lưỡi thụt dần về phía sau Dài 16 /ɔɪ/ Đọc âm /ɔ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/ Môi dẹt dần sang 2 bên Lưỡi nâng lên & đẩy dần ra phía trước Dài 17 /aʊ/ Đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/ Môi tròn dần Lưỡi hơi thụt dần về phía sau Dài 18 /ʊə/ Đọc âm /ʊ/ rồi chuyển dần sang âm /ə/ Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng. Lưỡi đẩy dần ra phía trước. Dài 19 /əʊ/ Đọc âm /ə/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/ Môi từ hơi mở đến hơi tròn Lưỡi lùi dần về phía sau Dài 20 /eɪ/ Đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/ Môi dẹt dần sang 2 bên Lưỡi hướng dần lên trên Dài

2.2. Phụ âm

CÁCH PHÁT ÂM PHỤ ÂM Số thứ tự Bộ âm Mô tả 1 /z/ Đọc là z nhanh, nhẹ 2 /n/ Đọc là n 3 /ʒ/ Đọc là giơ nhẹ, phát âm ngắn 4 /ð/ Đọc là đ 5 /m/ Đọc là m 6 /v/ Đọc như v 7 /l/ Đọc là l (lờ) 8 /j/ Đọc như chữ z (nhấn mạnh) Hoặc kết hợp với chữ u → ju → đọc iu 9 /g/ Đọc như g 10 /tʃ/ Đọc gần như ch trong tiếng Việt 11 /t/ Đọc là t ngắn và dứt khoát 12 /p/ Đọc là p ngắn và dứt khoát 13 /ŋ/ Đọc là ng nhẹ và dứt khoát 14 /s/ Đọc là s nhanh, nhẹ, phát âm gió 15 /w/ Đọc là qu 16 /θ/ Đọc như th 17 /r/ Đọc là r 18 /f/ Đọc như f 19 /k/ Đọc như c 20 /h/ Đọc là h 21 /dʒ/ Đọc gần như jơ (uốn lưỡi) ngắn và dứt khoát 22 /ʃ/ Đọc là s nhẹ (uốn lưỡi), hơi gió 23 /d/ Đọc là d ngắn và dứt khoát 24 /b/ Đọc là b ngắn và dứt khoát

3. Một số quy tắc phát âm với nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh

Phụ âm R có thể được lược bỏ nếu đứng trước nó là nguyên âm yếu

  • Nếu đứng trước R là 1 nguyên âm yếu như /ə/ thì R có thể không cần phát âm

Ví dụ: Trong từ interest, trước R là âm /ə/ nên từ này được phát âm là /ɪntərəst/

Phụ âm G phát âm khác nhau tùy vào nguyên âm đứng sau nó

  • Nếu đứng sau là các nguyên âm A, U, O thì G phát âm là /g/. Ví dụ: Garage, Gum, Gone
  • Nếu đứng sau là nguyên âm I, Y, E thì G phát âm là /dʒ/

Ví dụ: Gym, Giant, General”

Phụ âm C phát âm khác nhau tùy vào nguyên âm đứng sau nó

  • Nếu đứng sau là các nguyên âm I, Y, E thì C phát âm là /s/.

Ví dụ: Citadel, Circle, Ceiling

  • Nếu đứng sau là các nguyên âm A, U, O thì C phát âm là /k/.

Ví dụ: Calculate, Cure, Contagion”

Một số trường hợp viết chính tả cần gấp đôi phụ âm

  • Nếu sau 1 nguyên âm ngắn là các chữ F, L, S thì các chữ này sẽ được nhân đôi.

Ví dụ: hall, tall, boss, staff, compass, stuff

  • Nếu từ có 2 âm tiết mà sau nguyên âm ngắn là các chữ B, D, G, M, N, P thì các chữ này sẽ được nhân đôi.

Ví dụ: manner, happy, rabbit, odd, suggest, summer”

Phụ âm J có cách phát âm khá ổn định

  • Trong hầu kết các trường hợp, J là chữ bắt đầu của từ và được đọc là /dʒ/

Ví dụ: Jump, July, Job, Jellyfish

Một số lưu ý với nguyên âm E

  • Với từ có kết thúc bằng cụm “nguyên âm + phụ âm + e” thì E sẽ là âm câm và nguyên âm trước đó là âm đôi. Ví dụ:site → đọc là /saɪt/

Y và W có thể là nguyên âm hoặc phụ âm

  • Trong từ YOUTH thì Y là phụ âm, nhưng trong từ GYM thì Y là nguyên âm
  • Trong từ WAIT thì W là phụ âm, nhưng trong SEW thì là nguyên âm

4. Cách ghép Nguyên âm và Phụ âm trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, cách để phát âm chuẩn là cần có các âm cuối như “t”, “p”, “k”, “f”…. Tuy nhiên, người bản xứ thường giao tiếp với nhau khá nhanh, nên họ bỏ các âm cuối để câu văn được thoải mái và tự nhiên hơn. Do đó, thay vì phát âm rõ ràng âm cuối, họ thường có thói quen ghép nguyên âm với phụ âm hoặc nối liền âm cuối của câu này với âm cuối của câu sau.

Dưới đây là một vài lưu ý khi ghép nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh:

  • Ghép nguyên âm và phụ âm

VD: My name is Amy

Chính xác cách đọc phải là: /maɪ neɪm ɪz eɪmi/

Tuy nhiên, sau khi nối âm sẽ trở thành /maɪ neɪmɪ zeɪmi/

  • Ghép nguyên âm và nguyên âm

VD: Do you know anyone here?

Chính xác cách đọc phải là: /duː ju nəʊˈeniwʌn hɪə(r)/

Tuy nhiên, sau khi nối âm sẽ trở thành /duː ju nəʊˈweniwʌn hɪə(r)/

Nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh là những kiến thức rất đơn giản và dễ thuộc nhưng nó mang tính nền tảng rất quan trọng cho quá trình học tiếng Anh sau này. Hy vọng thông qua bài viết này của 4Life English Center (e4Life.vn), bạn đã hệ thống lại những kiến thức hữu ích. Chúc bạn học tốt!

Tham khảo thêm:

  • 14+ Phương pháp học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả
  • Lộ trình học ngữ pháp tiếng Anh cho người mới bắt đầu
  • Lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc