Ngôn ngữ báo chí là gì

Trên các báo hàng ngày ta thấy có bảng tin, bình luận, xã hội,.. thậm chí cả thơ truyện, điện văn ngoại giao hoặc văn bản luật, văn bản hành chính, quảng cáo,.. Mỗi loại trên thuộc một phong cách ngôn ngữ khác nhau chứ không phải tất cả đều thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. Vậy phong cách ngôn ngữ báo chí là gì?

Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì?

Để làm rõ Phong cách ngôn ngữ báo chí, độc giả cần nắm và phân biệt được giữa báo chí và ngôn ngữ báo chí.

Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.

Ngôn ngữ báo chí dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đấy sự tiến bộ của xã hội.Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.

Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng, như văn bản báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo điện tử,… Phong cách ngôn ngữ báo chí thường được dùng trong những loại văn bản chính như tin tức, phóng sự, quản

Phong cách ngôn ngữ báo chí là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo chí. Đó là vai của những nhà báo, người đưa tin, người cổ động, người quảng cáo.

Phân loại phong cách ngôn ngữ báo chí

Phong cách ngôn ngữ báo chí thường được chia thành 2 dạng: Dạng nói và dạng viết.

– Dạng viết: bài báo, mẩu tin, mẩu quảng cáo…

– Dạng nói: bản tin hàng ngày, quảng cáo, thông tin…

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí

Thông thường các văn bản báo chí có những đặc điểm sau:

+ Tính thông tin thời sự:

Đặc điểm quan trọng của báo chí là tính thời sự. Báo chí luôn luôn phản ánh những vấn đề hiện tại mang tính bức thiết nhất. Nếu đề cập những vấn đề của quá khứ hay tương lai thì bài báo đó cũng muốn hướng người đọc đi vào giải quyết những vấn đề hiện tại đang được đặt ra một cách khách quan. Thông tin nóng hổi, chính xác về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện,… và được cập nhật liên tục.

+ Tính ngắn gọn:

Dung lượng tờ báo có giới hạn và do tính chất tức thời, nhanh chóng của người đọc nên bài báo phải đo đếm từng chữ. Người nghe người đọc muốn trong thời gian ít ỏi biết được thật nhiều tin tức sự kiện nên lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao (bản tin, tin vắn, quảng cáo,…). Phóng sự thường dài hơn nhưng cũng không quá 3 trang báo và thường có tóm tắt, in đậm đầu bài báo để dẫn dắt. Ngôn ngữ diễn đạt của phong cách báo chí phải thật ngắn gọn trực tiếp, tuyệt đối tránh dùng từ ngữ trùng lặp vòng vo chơi chữ.

+ Tính hấp dẫn:

Báo chí có hấp dẫn mới khơi gợi được sự hứng thú của người đọc, người nghe. Tính hấp dẫn thể hiện trước ở sự liên quan trực tiếp của tin tức, sự kiện với vận mệnh của con người và cộng đồng. Hình thức diễn đạt của báo chí phải thể hiện tính hấp dẫn từ khâu lựa chọn kiểu chữ dùng từ, đặt câu đến đặt tiêu đề, xếp vị trí các tin, bài. Các dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò của người đọc. Đối với báo hình cần có sự kết hợp giữa kênh hình và kênh âm thanh sao cho hấp dẫn cao nhất.

Tương ứng với những đặc điểm chung trên đây của văn bản báo chí, phong cách ngôn ngữ có những đặc điểm diễn đạt riêng về ngữ âm- chữ viết, về cách dùng từ ngữ, về ngữ pháp, về các biện pháp tu từ, về bố cục trình bày,…

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.