Năng lực hành vi là gì

Việc làm Luật – Pháp lý

1. Hiểu như thế nào về năng lực hành vi?

Năng lực hành vi là một trong số những quy định cơ bản của pháp luật đối với công dân hiện nay. Theo đó, tại Điều 19 của Bộ luật dân sự đưa ra vào năm 2015 quy định về năng lực hành vi của các đối tượng cá nhân đó chính là những khả năng mà họ có thể thực hiện được các quyền, các nghĩa vụ cụ thể của mình thông qua việc xác lập về các mối quan hệ dân sự hay các giao dịch về dân sự. Như vậy, các cá nhân sẽ thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình đối với những người khác để có thể chuyển dịch được các vấn đề về quyền sở hữu hoặc chiếm hữu theo một cách hợp pháp nhất.

Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt là có những đối tượng không đủ năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế, gặp khó khăn trong vấn đề nhận thức các hành vi năng lực của mình và không thể điều khiển theo đúng quy định mà pháp luật đã đưa ra. Mặc dù vậy thì pháp luật vẫn có những quy định là tất cả mọi người khi đã đủ 18 tuổi trở lên thì đều đã có đầy đủ những năng lực hành vi dân sự. Theo đó, tất cả sẽ đều phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các hành vi mà mình thực hiện trong cuộc sống của mình theo từng cấp độ khác nhau.

Xem thêm: Địa chỉ cư trú là gì? Những điều nên biết về địa chỉ cư trú

Việc làm luật – pháp lý tại Hồ Chí Minh

2. Những quy định về mức độ năng lực hành vi hiện nay

Như đã nói ở trên, một số trường hợp riêng biệt thì sẽ không thể nào đáp ứng được đầy đủ các quy định mà pháp luật đưa ra. Do đó, hiện nay, pháp luật đã phân chia thành từng mức độ đối với năng lực hành vi dân sự dựa trên yếu tố về độ tuổi và một vài nguyên nhân khác như sau:

2.1. Các đối tượng không có năng lực hành vi

Do những đặc trưng về nhận thức mà hiện nay, pháp luật dân sự đã đưa ra quy định về các đối tượng dưới 6 tuổi sẽ được xem là không có năng lực hành vi và sẽ không được phép tự mình xác lập các quan hệ, giao dịch có liên quan đến pháp luật. Toàn bộ những hành vi, giao dịch được thực hiện bởi các đối tượng chưa đủ 6 tuổi thì sẽ tuyên bố là vô hiệu.

Cụ thể, theo Điều 21 trong Khoản 2 của Bộ luật dân sự đưa ra năm 2015 đó là những giao dịch dân sự của các đối tượng dưới 6 tuổi thì sẽ do những người đại diện theo đúng quy định của pháp luật xác lập và chịu trách nhiệm thực hiện.

Như vậy, theo quy định trên thì với các cá nhân dưới 6 tuổi, không có năng lực hành vi thì nếu muốn thực hiện các giao dịch cần phải có người đại diện như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,… thực hiện theo những quy định cụ thể mà pháp luật đã đưa ra.

2.2. Các đối tượng có đầy đủ năng lực hành vi

Với những đối tượng đã có đầy đủ các năng lực hành vi theo quy định của pháp luật là những người đã đủ từ 18 tuổi trở lên hay còn được gọi là tuổi vị thành niên.

Tuy nhiên thì ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt là đối tượng mấy đi năng lực hành vi dân sự đã được quy định trong Điều 22 của Bộ luật dân sự hay những người gặp khó khăn trong việc nhận thức năng lực hành vi dân sự của mình trong Điều 23 của Bộ luật dân sự. Và trong những trường hợp như vậy thì các đối tượng đó có thể thực hiện được các giao dịch quan trọng, cần thiết theo nhu cầu của mình.

2.3. Các đối tượng có hành vi năng lực một phần

Theo quy định trong Điều 21 tại Khoản 3,4 của Bộ luật dân sự đưa ra năm 2015 cho các đối tượng chưa có đầy đủ năng lực hành vi hay có hành vi năng lực một phần như sau:

– Với các trường hợp cá nhân trên từ 6 – dưới 15 tuổi thì khi đưa ra các quyết định thực hiện hành vi, giao dịch dân sự của mình cũng sẽ vẫn cần có người đại điện nhất định và được sự đồng ý của pháp luật. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt mà các giao dịch dân sự được thực hiện với mục đích thuộc nhu cầu sinh hoạt của các đối tượng mà phù hợp với lứa tuổi của họ thì sẽ không cần thiết phải có người đại diện.

– Còn đối với những đối tượng đã đủ từ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi thì hoàn toàn có thể tự mình xác lập cũng như thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật. Trừ một số trường hợp đặc biệt là các giao dịch dân sự có liên quan đến các lĩnh vực như bất động sản và cần phải ký nhận vào các giao dịch đó thì sẽ cần phải có người đại diện được pháp luật đồng ý đứng ra thực hiện.

Như vậy, quy định đối với những đối tượng chưa có đầy đủ năng lực hành vi hay có năng lực hành vi một phần thì chỉ được pháp luật xác lập, tham gia thực hiện một số giao dịch nhất định trong phạm vi có thể và nhằm phục vụ, đáp ứng những nhu cầu của cá nhân trong độ tuổi của mình.

Xem thêm: Criminal justice là gì? Hiểu rõ hơn về lĩnh vực tư pháp hình sự

Việc làm trợ lý luật sư

2.4. Các đối tượng mất năng lực hành vi

Trường hợp đối với các cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự thì pháp luật đưa ra các quy định cụ thể trong Điều 22 của Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

– Đối với một người do bị bệnh về tâm thần hay các bệnh mà không thể nào tự mình nhận thức được các vấn đề và làm chủ các hành vi của mình thì xét về yêu cầu của những người có quyền, xét theo những lợi ích mà có liên quan đến các tổ chức hữu quan, các cơ quan hay tòa án mà sẽ đưa ra các quyết định. Theo đó, những đối tượng này sẽ được tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự dựa trên các kết luận có được từ quá trình giám định pháp y tâm thần.

Còn nếu như không có một căn cứ nào có thể xác định được người đó mất năng lực hành vi dân sự thì dựa theo những yêu cầu từ chính người đó hay những những có quyền, các cơ quan, tổ chức và tòa án để đưa ra quyết định về việc hủy bỏ tuyên bố đối tượng mất năng lực hành vi dân sự.

– Pháp luật đưa ra quy định là những giao dịch của đối tượng bị mất năng lực hành vi dân sự thì đều sẽ do người đại diện thực hiện và có sự đồng ý của pháp luật.

Như vậy, đối với những trường hợp con người có dấu hiệu về rối loạn trong nhận thức, không có khả năng điều khiển, làm chủ được các hành vi của bản thân và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, các thiệt hại về sức khỏe, tài sản hay an ninh trật tự,… thì nếu có kết quả, bằng chứng giám định pháp y về các loại bệnh, dấu hiệu đó sẽ được xem như là mất năng lực hành vi dân sự và được tuyên bố áp dụng xử lý theo đúng quy định mà pháp luật đưa ra đối với trường hợp này. Còn nếu đã khôi phục lại năng lực hành vi thì sẽ hủy bỏ các tuyên bố đó.

Việc làm luật sư

2.5. Các đối tượng bị hạn chế năng lực hành vi

Những đối tượng xem là hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người thực tế đã có đầy đủ năng lực hành vi nhưng do một số nguyên nhân như bị nghiện ma túy, thuốc lắc, các chất kích thích, do bia, rượu,… nên bị hạn chế các hành vi dân sự và có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình và xã hội như phá hoại tài sản gia đình, gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác,…

Theo đó, pháp luật đưa ra các quy định cho nhóm đối tượng này đó là sẽ tuyên bố những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nếu như có đơn yêu cầu của những người có vai trò là đại diện hay có lợi ích liên quan đến các đối tượng này ngoại trừ một số giao dịch đặc biệt để phục vụ nhu cầu cần thiết trong đời sống hàng ngày hay có thể liên quan đến một số quy định khác.

Còn đối với trường hợp mà không có bất kỳ một căn cứ nào để có thể tuyên bố về người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì sẽ dựa vào yêu cầu của người đó, những đối tượng có quyền, người đại diện hợp pháp, các lợi ích liên quan để tòa án đưa ra quyết định về việc hủy tuyên bố đối tượng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

2.6. Các đối tượng gặp khó khăn trong nhận thức và làm chủ năng lực hành vi

Một trường hợp nữa cũng được quy định riêng bởi pháp luật về năng lực hành vi dân sự của con người đó chính là những đối tượng gặp phải vấn đề khó khăn trong quá trình nhận thức hay làm chủ về hành vi năng lực của mình.

Cụ thể đó là những người đã đến tuổi thành niên nhưng do tình trạng về thể chất không tốt như gặp vấn đề về tinh thần, người cao tuổi và không đủ khả năng để nhận thức về các vấn đề nào đó hay không thể điều khiển được các hành vi của mình. Tuy nhiên, những đối tượng này chưa đến mức độ quá nghiêm trọng để bị hạn chế về năng lực hành vi như là rối loạn tâm thần, tơcnơ, đao,… thì nếu như có người đại diện hợp pháp, những người có quyền hoặc các lợi ích liên quan yêu cầu về việc giám định pháp y, tòa án sẽ dựa vào kết quả đó để đưa ra các quyết định có tuyên bố về việc gặp khó khăn trong nhận thức và làm chủ năng lực hành vi hay không? Theo đó, họ sẽ đưa ra các quy định để chỉ định hay yêu cầu về nghĩa vụ của những người liên quan trong việc giám hộ các đối tượng đó, thực hiện các giao dịch cần thiết.

Còn nếu như những đối tượng đã khôi phục và không còn các dấu hiệu trên nữa thì những người có quyền, lợi ích liên quan, người đại diện hợp pháp có thể yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định về việc cá nhân bị khó khăn trong nhận thức, làm chủ năng lực hành vi của mình.

Như vậy, bài viết trên đây của timviec365.vn đã cung cấp đến bạn đọc khá chi tiết, cụ thể về các vấn liên quan đến câu hỏi năng lực hành vi là gì? Qua đó, hy vọng các bạn có thể hiểu và nắm rõ về các quy định của pháp luật về vấn đề này và thực hiện theo đúng quyền, nghĩa vụ của mình.

Tìm việc