Miễn nhiệm là gì? Quy trình miễn nhiệm được thực hiện thế nào?
1. Miễn nhiệm là gì?
Theo quy định tại điều 7 Luật Cán bộ, công chức (LCBCC) 2008: Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
=> Miễn nhiệm được áp dụng đối với các đối tượng là cán bộ, công chức khi các đối tượng này thôi giữ chức vụ hiệ tại khi chưa hết nhiệm kỳ
2. Miễn nhiệm chủ tịch nước là gì?
Miễn nhiệm chủ tịch nước là việc một người thôi giữ chức vụ chủ tịch nước khi chưa hết nhiệm kỳ.
3. Quy trình miễn nhiệm
Cán bộ, công chức miễn nhiệm chức vụ trong các trường hợp sau theo quy định tại LCBCC và Nghị định 138/2020/NĐ-CP:
- Việc xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Cán bộ có thể xin thôi làm nhiệm vụ hoặc từ chức, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý: (Điều 66 Nghị định 138/2020/NĐ-CP)
– Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng cơ quan trực tiếp sử dụng công chức hoặc cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
– Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với công chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
Hồ sơ xem xét cho từ chức, miễn nhiệm:
- Tờ trình của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ.
- Các văn bản có liên quan: Quyết định, văn bản kết luận, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, đơn đề nghị của công chức.
- Biên bản hội nghị và biên bản kiểm phiếu.
Theo Quyết định 260-QĐ/TW:
– Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nơi cán bộ đang công tác:
- Người đứng đầu tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan tham mưu nơi cán bộ đang công tác để đề xuất việc miễn nhiệm.
- Người đứng đầu tập thể lãnh đạo chỉ đạo cơ quan tham mưu và các đơn vị có liên quan thẩm định việc miễn nhiệm cán bộ, đồng thời xin ý kiến bằng văn bản của cấp ủy đảng.
- Cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về việc miễn nhiệm;
- Cơ quan tham mưu tổng hợp ý kiến, trình cấp có thẩm quyền.
- Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên
- Cơ quan tham mưu của cấp trên có thẩm quyền đề xuất việc miễn nhiệm.
- Theo sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về việc miễn nhiệm, đồng thời xin ý kiến của các cơ quan có liên quan;
- Sau khi trao đổi với cấp ủy đảng nơi cán bộ đang công tác, tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác thảo luận, có ý kiến bằng văn bản trình cấp trên.
- Cơ quan tham mưu tổng hợp ý kiến, trình với cấp có thẩm quyền.
- Cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Hồ sơ xem xét miễn nhiệm:
- Tờ trình của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ.
- Các văn bản có liên quan khi xem xét miễn nhiệm (quyết định kỷ luật, văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền có liên quan đến cán bộ).
- Tóm tắt lý lịch của cán bộ.
- Bản nhận xét, đánh giá cán bộ trong nhiệm kỳ, thời hạn giữ chức vụ.
3. Quy trình miễn nhiệm chủ tịch quốc hội
Theo quy định tại điều 53 Luật Tổ chức Quốc hội 2014, trách nhiệm đề nghị miễn nhiệm chủ tịch Quốc hội thuộc về Ủy ban thường vụ Quốc hội
Quốc hội bầu ra Chủ tịch Quốc hội => Việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội do Quốc hội quyết định theo quy định tại điều 11 Luật Tổ chức Quốc hội 2014
=> Khi miễn nhiệm Chủ tịch quốc hội thì Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ có tờ trình đề nghị miễn nhiệm trình Quốc hội
Ví dụ: Quy trình miễn nhiệm chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân:
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Người được miễn nhiệm phát biểu ý kiến (nếu có).
Sau khi nghe Tờ trình, Quốc hội tiến hành thảo luận ở đoàn về nội dung này về miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia đối với bà Nguyễn Thị Kim Ngân
Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu và Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội sẽ thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
4. Miễn nhiệm Chủ tịch nước
Chủ tịch nước cũng là chức danh được Quốc hội bầu theo danh sách đề cử chức vụ của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
=> Việc miễn nhiệm chủ tịch nước sẽ do ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét tương tự như quy trình miễn nhiệm chủ tịch Quốc hội tại mục 3 bài này
Trên đây Hoatieu đã trả lời câu hỏi Miễn nhiệm là gì? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật
Các bài viết liên quan:
- Có thẻ căn cước công dân rồi có phải làm lại thẻ căn cước công dân gắn chíp không?
- Nhuộm tóc, trang điểm đậm, để tóc mái khi làm căn cước công dân được không?
- Chụp ảnh căn cước công dân (CCCD) có được để mái không?
- Làm căn cước công dân online
- Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?
- Tra cứu phạt nguội
- Làm căn cước công dân khác tỉnh được không?