Máy tính công nghiệp là gì

Chúng ta thường hay nghe thấy những khái niệm hay cụm từ như: PC, Laptop, máy tính để bàn, máy tính xách tay,.. Và ắt hẳn trong mỗi chúng ta, ai cũng đã từng nghe ít nhất một lần về các cụm từ trên. Tuy nhiên, IPC hay còn gọi là máy tính công nghiệp thì không phải ai cũng biết, đặc biệt là những người không làm việc trong môi trường công nghiệp. Vậy IPC là gì? IPC có những ưu nhược điểm gì? IPC khác gì so với PC hay laptop. Thông qua bài chia sẻ dưới đây, chúng ta cùng trả lời những câu hỏi này nhé!

Máy tính công nghiệp là gì?

IPC (Industrial PC – industrial computer) được dịch sang nghĩa tiếng việt là “máy tính công nghiệp”. Máy tính công nghiệp là hệ thống máy tính chuyên dụng, được dùng trong vận hành công nghiệp đặc biệt ở những nhà máy, phân xưởng với áp suất không đồng đều. Máy tính sẽ vận hành với công suất liên tục 24/7 để đảm bảo hệ thống máy móc luôn được vận hành liên tục tùy theo nhu cầu của các nhà tích hợp. Máy tính công nghiệp được chế tạo để có thể chịu được những môi trường khắc nghiệt (không thân thiện với máy tính), chẳng hạn như môi trường nhiệt độ cao, các điều kiện môi trường bẩn, bụi và thậm chí là ẩm ướt, rung động mạnh, nguồn điện không ổn định.

Công Ty Vlink Computer chuyên cung cấp máy công nghiệp:

  • Máy tính công nghiệp Advantech
  • Máy tính công nghiệp Cincoze
  • Máy tính công nghiệp Shuttle
  • Máy tính công nghiệp Cesipc
  • Máy tính công nghiệp Aaeon
  • Máy tính công nghiệp At-Box
  • Máy tính công nghiệp Digital Signage
  • Máy tính công nghiệp Matrox

Sự ra đời của máy tính công nghiệp

Máy tính công nghiệp bắt đầu được phát triển những năm 1990 khi các công ty về tự động hóa có xu hướng thiết kế phần mềm có khả năng mô phỏng một PLC chạy trên nền máy tính cá nhân. Ban đầu, việc sử dụng các PC cho ứng dụng tự động hóa thường không tin cậy và gặp phải những vấn đề độ ổn định do hoạt động của hệ điều hành và do sự không tương thích của máy tính trong môi trường công nghiệp.

Kể từ đó, đã có rất nhiều cải tiến trong thiết kế của các IPC như sử dụng các máy tính được thiết kế theo tiêu chuẩn công nghiệp, sử dụng hệ điều hành ổn định hơn. Thậm chí, một số nhà sản xuất còn chế tạo máy tính công nghiệp của riêng mình với nhân hệ điều hành thời gian thực. Nhân hệ điều hành thời gian thực cho phép ứng dụng tự động hóa và ứng dụng hệ điều hành chạy độc lập với nhau và do đó có thể thực hiện được các ưu tiên theo ứng dụng.

Nhờ chạy trên nền của PC, các máy tính công nghiệp thường được trang bị các bộ xử lí hiện đại và bộ nhớ dung lượng lớn hơn nhiều so với các PLC. Một trong những lợi thế của IPC là có thể chạy được cả ứng dụng HMI và chương trình điều khiển trên cùng một máy tính và do đó tiết kiệm đáng kể về mặt chi phí

Các loại máy tính công nghiệp

Có hai loại máy tính công nghiệp chính là máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng và máy tính công nghiệp không quạt.

– Máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng: là sự kết hợp của một máy tính công nghiệp và một màn hình cảm ứng công nghiệp. Những máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng này được thiết kế mạnh mẽ, cứng cáp và khả năng mở rộng linh hoạt là sự lựa chọn hàng đầu trong các ứng dụng giao diện người và máy (HMI), phục vụ chủ yếu trong các lĩnh vực tự động hóa nhà máy, máy móc, thiết bị và dịch vụ thông minh. Máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng giúp xử lý các thao tác nhanh gọn hơn, với màn hình cảm ứng giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh và thao tác trực tiếp lên trên màn hình của máy tính mang lại hiệu suất làm việc cao và chức năng toàn diện.

– Máy tính công nghiệp không quạt: là hệ thống máy tính loại bỏ hoàn toàn thành phần quay. Máy tính này có thể hoạt động không ngừng nghỉ 24/7 là giải pháp tối ưu cho các ứng dụng cần sự ổn định. Vì được loại bỏ các thành phần quay nên máy tính này hoạt động tương đối êm, không gây ra tiếng ồn. Thiết kế tản nhiệt trực tiếp giúp máy tính có thể làm việc trong môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ cao từ 20°C đến 70°C.

Ứng dụng máy tính công nghiệp

Máy tính công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong dời sống hằng ngày: Hệ thống tự động hóa nhà máy, Trạm thu phí giao thông, Trạm thu phí bãi xe ô tô, Hệ thống lưu trữ CCTV, Trạm quan trắc môi trường, Lắp trên các xe quan trắc, xe lưu động..

Hệ thống các bảng điện tử trong hầm vượt sông Sài Gòn-Thủ Thiêm ở TPHCM là sử dụng hệ thống máy tính công nghiệp để đảm bảo vận hành tốt nhất với áp suất lớn, rung và ẩm ướt. Hệ thống máy tính công nghiệp được lắp đặt ở sân bay đảm bảo cho nhu cầu bảo mật, chống rung lắc và vận hành liên tục.

Khác biệt giữa máy tính công nghiệp và máy tính văn phòng

Máy tính công nghiệp (IPC) có các chức năng tương tự như một chiếc máy tính văn phòng bình thường (PC); tuy nhiên máy tính công nghiệp sẽ khác máy tính văn phòng ở phần cứng.

– CPU IPC không hề có quạt, nhờ công nghệ cao cho phép nhiệt tỏa ra bên ngoài qua lớp vỏ CPU. Thiết kế không quạt sẽ hạn chế rủi ro bụi bặm hay độ ẩm rò rỉ vào các vi mạch bên trong, làm tăng tuổi thọ và độ bền cho máy tính.

– IPC có thể hoạt động liên tục 24/24h tại môi trường làm việc khắc nghiệt như: ngoài trời, nhiệt độ cao (0-50oC), rung, sóc, bụi bẩn…với thời gian sống trung bình từ 5 năm trở lên.

– IPC với hệ thống bộ nhớ trong sẽ lên tới hàng Terabyte và sử dụng những loại chip cho tốc độ nhanh nhất có thể trong khi máy tính văn phòng thì chỉ vài chục GB.

– Hệ điều hành thì hầu như không khác nhau, đều dùng các hệ điều hành cơ bản như Win 7, Win 8, Win 10 hay Linux.

Đó là những điểm khác cơ bản của máy tính công nghiệp, tùy theo từng dòng máy tính sẽ có những thông số kỹ thuật khác nhau nữa.