Kinh tế đầu tư là chuyên ngành được rất nhiều bạn quan tâm. Nếu bạn đang ấp ủ ước mơ học và làm việc trong ngành này thì việc tìm hiểu các kiến thức liên quan là điều cần thiết. Tham khảo bài viết dưới đây để có được cái nhìn tổng quan về ngành Kinh tế đầu tư nhé!
Kinh tế đầu tư là ngành như thế nào?
Kinh tế đầu tư, có tên tiếng Anh là Economic Investment là ngành học chuyên về đào tạo nhân sự có kiến thức về quản lý tài chính và các dự án kinh doanh. Học ngành kinh tế đầu tư, bạn sẽ nắm được các kỹ năng phân tích thị trường. Từ đó có thể biết cách tận dụng các nguồn lực để có thể tạo nên các chiến lược giúp cho doanh nghiệp có hướng đầu tư đúng đắn.
Những triển vọng về ngành kinh tế đầu tư trong tương lai
Ở nước ta hiện nay, nhân lực ngành học này đang rất hạn chế. Lĩnh vực này thiếu hụt trầm trọng nhân lực tài giỏi hoặc có sẵn nhân lực nhưng vẫn chưa thể đáp ứng những yêu cầu của các nhà đầu tư cũng như chủ doanh nghiệp. Đây có thể xem là một tín hiệu đáng mừng cho các bạn sinh viên theo học ngành này.
Bên cạnh đó, giai đoạn hiện nay, các công ty, doanh nghiệp xuất hiện rất là nhiều. Từ đó mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội việc làm. Do vậy, các bạn sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế đầu tư có thể thử sức mình với nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp nhằm chứng tỏ năng lực và trình độ của bản thân. Nhờ đó, bạn có thể góp năng lực của bản thân giúp cho công ty, doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.
Sinh viên học ngành Kinh tế đầu tư ra trường làm công việc gì?
Học ngành Kinh tế đầu tư ra trường làm công việc gì là thắc mắc của rất nhiều bạn đang có nguyện vọng thi vào ngành này. Thực tế thì dù bạn học bất cứ ngành nào nhưng mà nếu bạn có năng lực thì các doanh nghiệp vẫn chào đón bạn. Đối với ngành này, sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội đảm nhận những vị trí công việc như sau:
Môi giới chứng khoán
Học ngành Kinh tế đầu tư ra thì bạn có thể trở thành môi giới chứng khoán. Đây là công việc thực hiện vai trò là người trung gian giữa người bán và người mua chứng khoán. Nhiệm vụ mà người môi giới chứng khoán cần làm đó là phân tích và tổng hợp thị trường môi giới chứng khoán. Từ đó có thể tư vấn cho khách hàng.
Muốn làm tốt công việc môi giới chứng khoán thì các yếu tố mà bạn cần có đó là:
- Biết cách nắm bắt các cơ hội đầu tư;
- Khả năng chịu được áp lực trong công việc cao;
- Giao tiếp tốt, biết cách lắng nghe và nắm bắt tâm lý khách hàng;
- Có kỹ năng trong việc tìm kiếm khách hàng;
- Biết cách tìm kiếm và khai thác thông tin một cách hiệu quả
Nhân viên kinh doanh
Một trong những vị trí công việc đầu tiên mà bạn có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế đầu tư đó là nhân viên kinh doanh. Công việc này sẽ liên quan chủ yếu đến doanh số bán hàng của công ty. Khi làm ở vị trí này, bạn sẽ thực hiện nhiệm vụ liên hệ với khách hàng để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của công ty.
Bên cạnh đó, nhân viên kinh doanh cũng sẽ trực tiếp làm việc với các đối tác để trao đổi về hàng hóa, sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Ngoài ra, bạn cũng sẽ phải thực hiện công việc đưa ra những kế hoạch hay chiến lược để doanh số bán hàng một cách hiệu quả nhất. Và để làm tốt vị trí này thì yếu tố cần nhất chính là trình độ chuyên môn và nghiệp vụ marketing, bán hàng, kỹ năng giao tiếp, đàm phán,…
Một nhân viên kinh doanh giỏi sẽ nhận được mức lương “khủng”. Bởi vì công việc này liên quan đến doanh số. Do đó, ngoài lương cứng thì bạn có nhận được thêm khoản hoa hồng hay còn gọi là doanh thu theo sản phẩm bán ra.
Chuyên viên phân tích tài chính
Học Kinh tế đầu tư thì bạn có cơ hội trở thành chuyên viên phân tích tài chính. Đây là vị trí công việc được nhiều công ty kinh doanh, ngân hàng, công ty bất động sản,… đang tuyển dụng rất nhiều. Khi làm công việc này thì bạn sẽ phải thực hiện nhiệm vụ phân tích và dự đoán dòng tiền đầu tư, thu thập và phân tích lợi nhuận, chi phí đầu tư,…
Ngoài ra, công việc của một chuyên viên phân tích tài chính còn nằm ở nhiệm vụ phân tích dự án đang đầu tư có tiềm năng hay không, doanh thu sau khi hoàn thành như thế nào,… Tất cả những công việc liên quan đến tài chính sẽ do vị trí này đảm nhận.
Muốn trở thành một chuyên viên phân tích tài chính giỏi thì chắc chắn kỹ năng nghiệp vụ tài chính, kinh tế,… yếu tố cần có. Ngoài ra, để làm tốt công việc này thì bạn cũng cần phải trau dồi kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá. Mức lương mà bạn nhận được khi làm công việc này dao động từ 9 đến 12 triệu đồng và có thể cao lên theo thời gian, cấp bậc và kinh nghiệm.
Giảng viên chuyên ngành
Nếu bạn tốt nghiệp ngành Kinh tế đầu tư nhưng mà yêu thích dạy học thì có thể lựa chọn công việc giảng viên chuyên ngành. Để trở thành một giảng viên chuyên ngành này thì kiến thức chuyên môn thì yếu tố quan trọng và cần có. Bên cạnh đó, kiến thức về tất cả lĩnh vực như thị trường, tài chính, con người,… bạn cũng phải nắm vững và am hiểu sâu sắc.
Ngoài ra, một giảng viên giỏi thì cũng cần nắm vững các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, có khả năng quan sát và lắng nghe,… Mức thu nhập của công việc này ổn định và tùy vào cấp bậc và chức vụ cụ thể. Vị trí giảng viên còn thường xuyên được các trường Đại học, Cao đẳng tuyển dụng. Do đó, bạn cần biết nắm bắt cơ hội để không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức.
Những yêu cầu khi theo học ngành Kinh tế đầu tư
Muốn theo học và làm việc ngành này thì đòi hỏi bạn sẽ có một số kỹ năng quan trọng. Dưới đây là những yếu tố mà bạn cần có khi theo học chuyên ngành này, bao gồm:
- Có niềm say mê yêu thích kinh doanh: Muốn thành công trong bất cứ lĩnh vực này thì điều đầu tiên là phải có đam mê mới có thể làm được. Niềm đam mê sẽ giúp bạn có sự gắn bó lâu dài với công việc và đưa ra quyết định đúng đắn đối với việc lựa chọn nghề nghiệp;
- Có năng lực định hướng chiến lược đúng đắn, mang lại hiệu quả cao: Nếu muốn làm chuyên viên ngành kinh tế đầu tư thì bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều chất xám để lập nên các chiến lược, dự án giúp thu lợi nhuận cao
- Có khả năng sáng tạo và tư duy cao: Bất cứ công việc nào cũng cần có yếu tố này. Sự tư duy và sáng tạo sẽ giúp cho chúng ta có thể tạo nên những sản phẩm, dịch vụ mới, đóng góp cho sự phát triển của công ty doanh nghiệp;
- Khả năng chịu được áp lực công việc cao: Công việc trong ngành Kinh tế đầu tư tạo cho bạn nhiều áp lực về tài chính, tiền bạc, lợi nhuận,… khiến cho bạn làm việc không ngừng nghỉ. Do đó, bạn phải là người bình tĩnh, có khả năng chịu được áp lực cao thì mới có thể trụ được trong nghề này.
Một số lợi thế khi học kinh tế đầu tư trong ngành chứng khoán.
Khi học ngành Kinh tế đầu tư thì bạn sẽ có thêm nhiều lợi thế trong ngành chứng khoán. Bởi vì kinh tế đầu tư và chứng khoán có mối song hành và liên quan mật thiết đến nhau.
Trong đầu tư chứng khoán
Tại sao nói học kinh tế đầu tư tạo ra lợi thế rất lớn trong đầu tư chứng khoán. Với những bạn học ngành này sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản như kỹ năng hoạch định chiến lược đầu tư thông minh; có kiến thức chuyên ngành về tài chính, thị trường, chứng khoán,…; biết chấp nhận những rủi ro. Đây là cũng là những yếu tố cần có trong đầu tư chứng khoán.
Làm việc trong ngành chứng khoán
Để trong việc trong ngành chứng khoán thì bạn cần phải làm nhiều công việc liên quan đến chứng khoán. Hơn hết, các công việc mà bạn đảm nhận trong ngành này liên quan chặt chẽ đến Kinh tế đầu tư.
Hiện nay, trong ngành chứng khoán có nhiều vị trí công việc mà bạn có thể đảm nhận như chuyên viên thị trường, chuyên viên phân tích tài chính, quản trị viên tài chính doanh nghiệp, quản trị viên danh mục đầu tư,…. Tất cả những công việc này nếu các bạn học ngành này đều có thể làm tốt.
Học Kinh tế đầu tư sẽ mở mang cho bạn rất nhiều cơ hội việc làm nếu như bạn có niềm say mê yêu thích công việc và không ngừng nỗ lực học hỏi. Việc định hướng ngay từ đầu sẽ giúp bạn có hướng đi đúng đắn cho tương lai sau này. Chúc các bạn thành công! Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.