Lý thuyết Vật lí 9 Bài 50: Kính lúp
Bài giảng Vật lí 9 Bài 50: Kính lúp
1. Kính lúp là gì
– Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. Người ta dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ.
– Mỗi kính lúp có số bội giác (kí hiệu G) được ghi trên vành kính bằng các con số như 2x, 3x, 5x…
Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát một vật thì sẽ thấy ảnh càng lớn.
– Số bội giác của kính lúp cho biết ảnh mà mắt thu được khi dùng kính lớn gấp bao nhiêu lần so với ảnh mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính.
– Giữa số bội giác G và tiêu cự f (đo bằng cm) của một kính lúp có hệ thức:
G = 25f
2. Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp
Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho thu được một ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó.
Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 50: Kính lúp
Câu 1. Một người quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp, người ấy phải điều chỉnh để
A. ảnh của vật là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
B. ảnh của vật là ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật.
C. ảnh của vật là ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật.
D. ảnh của vật là ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
Câu 2. Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?
A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm.
B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm.
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm.
D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm.
Câu 3. Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải
A. đặt vật ngoài khoảng tiêu cự.
B. đặt vật trong khoảng tiêu cự.
C. đặt vật sát vào mặt kính.
D. đặt vật bất cứ vị trí nào.
Câu 4. Số bội giác của kính lúp
A. càng lớn thì tiêu cự càng lớn.
B. càng nhỏ thì tiêu cự càng nhỏ.
C. và tiêu cự tỉ lệ thuận.
D. càng lớn thì tiêu cự càng nhỏ.
Câu 5. Kính lúp là thấu kính hội tụ có
A. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ.
B. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp.
C. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.
D. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn.
Câu 6. Nhận định nào không đúng?
Quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy
A. ảnh cùng chiều với vật.
B. ảnh lớn hơn vật.
C. ảnh ảo.
D. ảnh thật lớn hơn vật.
Câu 7. Dùng kính lúp có số bội giác 4x và kính lúp có số bội giác 5x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì
A. kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh lớn hơn kính lúp có số bội giác 5x.
B. kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh nhỏ hơn kính lúp có số bội giác 5x.
C. kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh bằng kính lúp có số bội giác 5x.
D. không so sánh được ảnh của hai kính lúp đó.
Câu 8. Trên hai kính lúp lần lượt có ghi 2x và 3x thì
A. cả hai kính lúp có ghi 2x và 3x có tiêu cự bằng nhau.
B. kính lúp có ghi 3x có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi 2x.
C. kính lúp có ghi 2x có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi 3x.
D. không thể khẳng định được tiêu cự của kính lúp nào lớn hơn.
Câu 9. Trên các kính lúp có ghi 5x, 8x, 10x. Tiêu cự của các thấu kính này lần lượt là f1, f2, f3. Ta có
A. f3 < f2 < f1.
B. f1 < f2 < f3.
C. f3 < f1< f2.
D. f2 < f3 < f1.
Câu 10. Có thể dùng kính lúp để quan sát
A. trận bóng đá trên sân vận động.
B. một con vi trùng.
C. các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay.
D. kích thước của nguyên tử.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 51: Bài tập quang hình học
Lý thuyết Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
Lý thuyết Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng
Lý thuyết Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu
Lý thuyết Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu