Kiểm tra doping trong bóng đá là gì
Không giống đạp xe hay điền kinh từng rung chuyển bởi những vụ bê bối chất cấm, việc sử dụng doping trong môn bóng đá ít khi bị phát hiện. Ở môn thể thao vua, chỉ một số rất ít trường hợp cầu thủ bị phát hiện sử dụng chất kích thích bất hợp pháp để cải thiện phong độ thi đấu.
Vậy doping trong bóng đá là gì? Tính chất nhức nhối của nó trong môn thể thao này và nó khác với hoạt động ma túy để tiêu khiển như thế nào? Hình phạt nghiêm khắc ra sao đối với những cầu thủ bị kết tội sử dụng chất cấm nhằm nâng cao thành tích?
Doping trong bóng đá là gì và tác dụng của nó?
Doping là hành động tiêu thụ các vật liệu nâng cao thành tích và chất cấm được thiết kế để cải thiện thành tích thể thao. Trong bóng đá, “nâng cao thành tích” có thể đồng nghĩa với tăng cường thể lực hoặc sức mạnh. Một cầu thủ sử dụng doping nhằm đạt lợi thế về thể chất trong hiệp phụ, hoặc có thể tăng tốc độ chạy nước rút cho các trận đấu quan trọng.
Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) định nghĩa doping là “việc cố ý hoặc vô ý sử dụng các chất bị cấm và các phương pháp bị cấm trong danh sách doping hiện hành”.
Tác hại của doping và những con đường dẫn tới doping
Vận động viên tiêu thụ chất kích thích có nguy cơ tổn hại lâu dài về cảm xúc, thể chất và tinh thần. Một số chất doping không chỉ tác động tiêu cực đến thể chất của vận động viên mà còn làm suy giảm trạng thái tinh thần của họ, với các tác dụng phụ bao gồm lo lắng, ảo giác và rối loạn tâm thần.
Nhiều vận động viên tìm đến doping vì cảm thấy quá áp lực khi phải liên tục đạt phong độ cao nhất. Một số khác muốn dùng doping để nâng cao cơ hội chiến thắng. Các vận động viên trẻ khi bắt đầu sự nghiệp đặc biệt dễ bị áp lực này. Những vận động viên dính chấn thương nặng sẽ bị dụ dỗ dùng thuốc với hy vọng đẩy nhanh quá trình chữa trị. Kiểm tra doping khi VĐV không thi đấu (bị chấn thương và không tập luyện) là rất khó.
Sự thiếu hiểu biết về doping cộng thêm áp lực thành tích dẫn đến việc sử dụng các chất mà không biết nó bị cấm. Họ có thể không nhận thức được rằng những chất họ đã chọn là bị cấm, dẫn đến kết quả xét nghiệm doping dương tính thông qua chế độ ăn uống sai lầm hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên, cơ quan phòng chống doping không bao giờ đếm xỉa đến sự thiếu hiểu biết trước khi đưa ra án phạt.
Quy định của FIFA về doping trong bóng đá
Các tổ chức quản lý thể thao đồng thuận quy định chặt chẽ việc sử dụng các loại thuốc tăng cường thành tích trong thể thao, nhằm ngăn ngừa nguy cơ sức khỏe, thúc đẩy cơ hội bình đẳng cho vận động viên và duy trì hình ảnh thể thao trong sạch đối với công chúng.
Trước World Cup 2010, WADA (Cơ quan phòng chống doping thế giới thông báo rằng họ sẽ tăng gấp đôi hình phạt đối với những người vi phạm lần đầu từ 2 năm lên 4 năm trong nỗ lực ngăn chặn doping thể thao. Một quy định mới cũng đã được thêm vào, đó là miễn cho VĐV khỏi hình phạt nếu họ cung cấp thông tin “có giá trị” về những VĐV khác có sử dụng doping.
Theo hướng dẫn của FIFA, tất cả cầu thủ có nghĩa vụ phải kiểm soát doping, bao gồm mẫu nước tiểu và mẫu máu. Hộ chiếu sinh học được giới thiệu tại World Cup 2014 và tiếp tục duy trì trên khắp giải đấu của FIFA và UEFA.
Quy định của FIFA chỉ ra rằng, mọi cầu thủ đều bị ràng buộc bởi các quy định chống doping, họ phải thực hiện bài test theo yêu cầu của FIFA và mọi cơ quan điều hành bóng đá, họ có thể được gọi đi kiểm tra bất cứ lúc nào, thường xuyên và ở bất cứ nơi nào sau trận đấu/giải đấu.
Cầu thủ phải tuân theo hướng dẫn của nhân viên phòng chống doping, việc từ chối kiểm tra có thể dẫn đến lệnh cấm kéo dài vài năm. Ngoài ra, cầu thủ cũng phải thực hiện tất cả những cuộc kiểm tra y tế mà các quan chức cho là cần thiết. FIFA cũng chỉ ra rằng các cầu thủ không bắt buộc phải làm thủ tục kiểm tra doping một mình. Họ có thể đi cùng với bác sĩ của đội hoặc một đồng đội khi gửi mẫu.
Hình phạt của FIFA với doping
Nếu cầu thủ bị kết tội sử dụng chất cấm, họ sẽ bị cấm thi đấu từ vài tháng đến suốt đời, tùy theo mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp. Nếu việc tiêu thụ chất cấm không cố ý, lệnh cấm có thể kéo dài đến hai năm. Tuy nhiên, nếu cầu thủ cố ý tham gia sử dụng doping trái phép, họ sẽ bị cấm thi đấu tới 4 năm.
FIFA mô tả “cố ý” là cầu thủ cố tình tìm cách gian lận khi tiêu thụ chất cấm. Tham gia vào việc buôn bán hoặc quản lý doping bất hợp pháp sẽ dẫn đến lệnh cấm suốt đời.
Ngoài việc phạm tội doping, cầu thủ còn có thể phải đối mặt với nhiều lệnh cấm khi phạm những điều sau đây:
– Bỏ sót các cuộc kiểm tra doping (tối đa 3 lần) với nhân viên kiểm soát doping
– Sở hữu chất cấm hoặc truyền chất bị cấm
– Làm việc cùng, hoặc khuyến khích bên thứ ba vi phạm các quy tắc chống doping
– Không cung cấp thông tin chung về nơi ở ba tháng một lần
– Dương tính với chất cấm do thiếu hiểu biết
– Từ chối kiểm tra
– Không tuân theo hướng dẫn của nhân viên phòng chống doping trong quá trình kiểm tra
– Tham gia hoặc cố gắng thực hiện hành vi gian lận trong quá trình kiểm tra doping
Có phải doping là vấn đề lớn trong bóng đá?
Doping không phải vấn đề nhức nhối trong bóng đá do thiếu bằng chứng, không giống như sự hiện diện của nó trong các môn thể thao khác như đạp xe, cử tạ và điền kinh. Đó là lý do tại sao khi những cáo buộc xuất hiện, chúng thường thu hút sự chú ý lớn do sự bất thường.
Các số liệu trong môn thể thao vua đều bác bỏ về sự hiện diện của doping. Trong khi đó, nhiều người lại cho rằng FIFA không đủ mạnh tay để chống lại doping ở môn bóng đá.
Theo FIFA, 33.227 cuộc kiểm tra doping đã được thực hiện trên toàn thế giới trong năm 2016 – hãy nhớ rằng có 65.000 cầu thủ bóng đá nam và nữ chuyên nghiệp trên thế giới – chỉ có 97 mẫu (0,29%) cho kết quả dương tính.
Tại Olympic 2012, 9 vận động viên có kết quả xét nghiệm dương tính với doping trong tổng số 5.000 mẫu thử (0,81%). IOC sau đó thông báo rằng có thêm 23 VĐV khác thất bại trong cuộc kiểm tra doping.
Giới bóng đá nói gì về doping?
Trong bộ phim tài liệu “Cáo trạng doping: Di sản thể thao Đông Đức” năm 1999 của Hajo Seppelt, ông này đưa ra nghi ngờ rằng cầu thủ bóng đá đã tham gia vào việc sử dụng các chất bất hợp pháp.
“Những người quả quyết không có vấn đề doping trong bóng đá, họ là con bò”, Seppelt nói với CNN. “Mọi người nói chất cấm không có lợi ích gì, nhưng hãy nhìn vào khoa học và khoảng cách giữa VĐV trong thể thao ngày nay”.
Arsene Wenger, cựu huấn luyện viên Arsenal, thường xuyên nói về sự hoài nghi của mình với các phương pháp xử lý doping của FIFA, sau trường hợp cựu cầu thủ Dinamo Zagreb, Arjan Ademi, có kết quả dương tính sau chiến thắng tại Champions League trước đội bóng Bắc London vào năm 2015.
Cựu thuyền trưởng người Pháp than thở rằng đội bóng của ông đã “thi đấu với nhiều đội” có sử dụng thuốc tăng cường hiệu suất và tuyên bố: “Tôi không hài lòng với mức độ kiểm tra của FIFA”.
Những cầu thủ từng nhận án cấm vì doping
Một trong những trường hợp lạm dụng chất cấm nổi bật nhất làng bóng đá là trường hợp của Diego Maradona tại World Cup 1994 trên đất Mỹ.
Cựu tuyển thủ Argentina chỉ chơi 2 trận trước khi bị đuổi khỏi giải đấu sau xét nghiệm dương tính với 5 biến thể của ephedrine – một chất kích thích bị cấm. Sau khi ghi bàn vào lưới Hy Lạp, màn ăn mừng của cố huyền thoại đã trở thành biểu tượng vì tất cả những biểu hiện dùng chất cấm đều hiện rõ trên màn hình.
Maradona phủ nhận việc ông dùng chất kích thích bất hợp pháp, nói rằng huấn luyện viên cá nhân đã cho ông uống nước tăng lực Rip Fuel làm sai lệch kết quả mẫu thử nghiệm. Trận đấu với Hy Lạp là lần xuất hiện cuối cùng của Maradona tại đội tuyển Argentina.
Năm 2001, trong thời gian còn làm cầu thủ tại Brescia, huấn luyện viên của Manchester City, Pep Guardiola, bị cấm 4 tháng vì sử dụng nandrolone, một loại steroid đồng hóa. 6 năm sau, Pep được minh oan.
Cầu thủ Premier League đầu tiên bị cấm thi đấu vì sử dụng các chất tăng cường hiệu suất là cựu cầu thủ của Middlesbrough, Abel Xavier, người bị cấm 18 tháng từ tháng 11 năm 2005 sau khi kết quả kiểm tra cho thấy anh ta đã sử dụng steroid đồng hóa sau trận đấu ở UEFA Cup.
Cựu tiền đạo Chelsea, Adrian Mutu bị cấm tham gia bóng đá sau khi thất bại trong cuộc kiểm tra cocaine ở mùa giải 2003-04, khiến anh bị cấm thi đấu 7 tháng và bị câu lạc bộ sa thải.
Sau trận đấu ở Europa League vào năm 2016, cựu hậu vệ Liverpool, Mamadou Sakho, bị cáo buộc sử dụng một loại thuốc đốt mỡ bị cấm, mặc dù UEFA sau đó quyết định bác bỏ cáo buộc chống lại anh ta.
Samir Nasri bị cấm 18 tháng trong một vụ án liên quan đến lạm dụng chất kích thích, sau khi người ta phát hiện Nasri vi phạm quy định về doping khi anh được cho mượn tại Sevilla vào năm 2016. Cựu tuyển thủ Pháp ban đầu bị cấm thi đấu 6 tháng nhưng bị gia hạn thêm 12 tháng sau phiên điều trần kỷ luật của UEFA.
Một trong những trường hợp gần đây nhất liên quan đến doping là những cáo buộc của tờ báo Đức, Der Spiegel chống lại đội trưởng Ramos của Real Madrid, trong đó tuyên bố rằng trung vệ sinh năm 1986 thất bại trong cuộc kiểm tra doping trước trận chung kết Champions League năm 2017 – điều mà cả Real Madrid và Ramos đều phủ nhận.
Đội trưởng Paolo Guerrero của Peru có kết quả xét nghiệm dương tính với chất có liên quan đến cocaine và bị cấm thi đấu cho đội tuyển Peru tại World Cup 2018. Cơ quan phòng chống doping bác bỏ tuyên bố của đội ngũ pháp lý rằng Paolo dương tính vì uống trà coca truyền thống.
Tuy nhiên, Guerrero đã nộp đơn kháng cáo, nhờ đó được tạm hoãn lệnh cấm doping để đá World Cup 2018.
Cáo buộc lớn nhất trong những năm gần đây là khi thủ môn Onana của Ajax bị UEFA tuyên án cấm thi đấu 1 năm vào tháng 2 vừa qua, sau khi anh có kết quả xét nghiệm dương tính với furosemide. Cầu thủ 25 tuổi sau đó được Tòa án Trọng tài Thể thao giảm án xuống còn 9 tháng vào tháng 6 vừa qua và sẽ sớm tiếp tục sự nghiệp của mình.