Kiểm tra doping cầu thủ là gì

Doping là gì? Thuốc này có tác dụng gì mà lại bị cấm tuyệt đối trong các bộ môn thể thao mà nếu có một cầu thủ nào cố tình sử dụng sẽ phải đối mặt với những án phạt nặng nhất? Tác hại của loại thuốc này đối với những cầu thủ là như thế nào?

Nếu anh em đang muốn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như luật chơi bóng đá này thì Bongso88 xin được giải đáp chi tiết qua bài phân tích bên dưới.

>> Xem thêm Công nghệ VAR là gì? Cách thức hoạt động VAR như thế nào?

Doping là gì?

Doping là một loại chất kích thịch bị cấm trong tất cả các bộ môn thể thao, loại thuốc này giúp tăng tốc độ tuần hoàn máu để máu chảy về tim nhiều hơn, từ đây các vận động viên sẽ có thể tập trung và có được một thể lực mạnh hơn bình thường.

Hiện nay, có 3 loại doping phổ biến nhất, bao gồm.

Doping máu là gì?

Loại thuốc này có tên khoa học là Erythropoetin, Darbapoetin,.. đây là những loại doping giúp tăng cường cung cấp oxy qua hồng cầu, tăng sức mạnh của cơ bắp. Từ đâym các vận động viên sẽ tăng đươc khả năng vận động lên mức đáng kể.

Doping cơ

Loại chất kích thích này thường được sử dụng cho những vận động viên điền kinh, bóng đá, cử tạ,… giúp tăng sức mạnh của cơ bắp nhờ việc tăng cường sản sinh hocmon. Một số loại thường dùng là Trimetazidine, EPO.

Doping thần kinh

Loại thuốc doping này giúp cho tăng cường sự bền bỉ cho cơ thể của vận động viên, giúp họ vận động liên tục trong nhiều giờ đồng hồ với một mức độ cao mà không hề mệt mỏi.

Lý do là vì doping thần kinh làm ngăn sự phản hồi của các cơ bắp tới hệ thần kinh khi chúng mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi.

Một số loại thường dùng là các chất kích thích như bromanta, caffein,… hay các chất giảm đau như morphin,… hoặc các chất lợi tiểu,…

Tại sao nên cấm các vận động viên sử dụng Doping?

Như anh em cũng đã được tìm hiểu phía trên thì doping là một chất kích thích giúp tăng cường khả năng hoạt động của cơ thể, từ đây vận động viên sẽ sở hữu một sức mạnh vượt bậc kể cả trong tình trạng cơ thể mệt mỏi.

Loại thuốc này sẽ giúp vận động viên hoạt động nhanh hơn, tập trung hơn, hưng phấn hơn và không mệt mỏi. Một số vận động viên vì lợi ích cá nhân, muốn đạt được thành tích và huy chương nên đã sử dụng trái phép chất cấm này.

Tuy nhiên, sau khi bị phát hiện thì các cầu thủ này có thể phải đối mặt vơi những hình phạt vô cùng nặng và bị người hâm mộ quay lưng, có thể từ giã sự nghiệp vĩnh viễn.

Sự cộng bằng

Một người vận động viên chân chính là rèn luyện và chiến đấu từ chính khả năng của mình. Nhưng khi thi đấu một trận đấu quan trọng nhất cuộc đời mình để giành được thành tích cho cá nhân cũng như một tập thể thì lại có một vài thành phần cố ý sử dụng loại thuốc này để dành được chiến thắng.

Nói đơn giản cho dễ hiểu trong các kỳ thi THPT, các em học sinh phải dành 12 năm trời để đèn sách, thức ngày thức đêm để ôn luyện chỉ mong đạt được một số điểm cao nhất để vào được ngôi trường mà mình mơ ước.

Tuy nhiên, có một số thành phần phụ huynh dùng tiền để mua điểm cho con của mình, giúp chúng không học mà vẫn đậu được số điểm cao ngất ngưởng.

Có thể gây nghiện và để lại hậu quả về sau

Sử dụng các loại doping trong thể thao có thể khiến cho các vận động viên bị nghiện và để lại nhiều hậu quả về sau do trong các chất này có heroin và morphine,… đây là những chất bị cấm, nó khiến cho con người bị nghiện và chỉ muốn sử dụng càng nhiều càng tốt.

Có những trường hợp bị phụ thuộc vào nó và để lại hậu quả vĩnh viễn. Tuy nhiên, một số tổ chức, vận động viên vì tham vọng nên đã bất chấp sử dụng dù có hậu quả gì xảy ra đi chăng nữa.

Cụ thể một số biến chứng xấu như sau:

  • Cơ bị yếu, các đầu chi to hơn: Các loại thuốc này về sau sẽ làm cho cơ bắp yếu đi và khiến cho các đầu ngón tay, ngón chân bị phình to hơn, có thể gây ra bệnh tiểu đường.
  • Rối loạn hoocmon giới tính: Những đối tượng là nữ khi sử dụng doping sẽ bị tăng nội tiết tố nam, làn da biến dổi nam hóa, mọc râu, rối loạn kinh nguyệt,… Trong khi các đối tượng nam khi sử dụng sẽ bị nữ hóa như teo tin hoàn, tinh dịch yếu, có thể gây ra tình trạng liệt dương.
  • Hội chứng run rẩy: Về sau, những người này sẽ bị giảm thể lực, sức bền của cơ bắp, gây ra triệu chứng run rẩy, mất ngủ, suy nhược thần kinh.
  • Suy thận, suy tim, ung thư gan: Lạm dụng những chất kích thích này sẽ khiến cơ thể giữ muối trong thời gian dài, gây ảnh hưởng xấu đến nội tạng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh gan, thận, ung thư,…
  • Sốt, ngữa, tán huyết: Việc tăng cường oxy trong máu của ESP, NESP sẽ khiến mạch máu bị tắt nghẽn, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng. Các vận động viên thường xuyên sử dụng doping có thể bị gan nhiễm khuẩn, sốt, tán huyết, mẫn ngứa,…

Cách kiểm tra vận động viên có sử dụng doping hay không

Có 2 phương pháp kiểm tra doping phổ biến đó chính là lưu mẫu máu và xét nghiệm lại.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phát hiện được những loại doping đã có trong phòng thí nghiệm, nếu vận động viên sử dụng loại thuốc khác thì phải tiến hành xét nghiệm lại mẫu máu được lưu trữ của vận động viên.

Kết luận

Sau bài phân tích phía trên chắc hẳn đã giúp cho anh em hiểu rõ được khái niệm doping là gì cũng như cách kiểm tra doping dành cho các vận động viên.

Hiện nay, một số VĐV đã có thủ thuật sử dụng loại thuốc này tinh vi và khéo léo hơn, gây khó khăn cho việc kiểm tra cũng như phát hiện. Tuy nhiên, hãy lên tiếng để bảo vệ sự văn minh trong thể thao và xây dựng một cộng đồng thể thao trong sạch, bền vững.

Tham khảo thêm tại: https://5goal.com/doping-la-gi/