Kiểm toán nhà nước là gì

Là loại hình kiểm toán không thể thiếu đối với mỗi quốc gia, kiểm toán nhà nước luôn là mối quan tâm hàng đầu của người dân, không chỉ phản ánh tình trạng sử dụng ngân sách, tài sản công mà còn thể hiện lợi ích chung cho toàn xã hội. Vậy kiểm toán là gì, quyền hạn và vai trò như thế nào?

Khái niệm kiểm toán nhà nước

Khái niệm kiểm toán Nhà nước.

1. Kiểm toán nhà nước là gì?

Kiểm toán Nhà nước là hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi các công chức của cơ quan chức năng Nhà nước, nhằm mục đích kiểm toán tình hình tuân thủ của doanh nghiệp. Cụ thể, các cơ quan này sẽ kiểm tra và xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các sổ sách, chứng từ và số liệu kế toán của các đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước hay các tổ chức xã hội đang sử dụng ngân sách nhà nước. Tại Việt Nam, kiểm toán Nhà nước Việt Nam là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc sử dụng và quản lý tài chính, tài sản công, giúp vấn đề tài chính của nhà nước được minh bạch, hạn chế tham nhũng. >> Tham khảo: Những công việc quan trọng của kiểm toán viên.

2. Quyền hạn của kiểm toán Nhà nước

Theo Điều 11, Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015, và Điểm a, Khoản 1, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2019 quy định quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước như sau:

  • Trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban thường Vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật.
  • Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp thông tin phục vụ cho kiểm toán.
  • Yêu cầu các đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước khi xảy ra sai phạm trong báo cáo tài chính hay trong việc chấp hành pháp luật, khắc phục các sai phạm và yếu kém.
  • Kiến nghị các cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về những sai phạm trong báo cáo tài chính hoặc trong việc chấp hành pháp luật, đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật các trường hợp không thực hiện theo yêu cầu.
  • Kiến nghị các cơ quan người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân sau khi thực hiện hoạt động kiểm toán.
  • Đề nghị các cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động Kiểm toán nhà nước.
  • Trưng cầu giám định chuyên môn trong trường hợp cần thiết.
  • Được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính công, chịu trách nhiệm về tính trung thực của các số liệu, tài liệu và kết luận liên quan đến doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.
  • Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan khác của nhà nước bổ sung cơ chế, chính sách và pháp luật.

Quyền hạn của kiểm toán nhà nước

Quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước.

3. Đặc trưng của kiểm toán Nhà nước

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là loại hình kiểm toán do Quốc hội thành lập nên có nhiều điểm đặc trưng khác biệt:

3.1. Chủ thể Kiểm toán Nhà nước

Chủ thể thực hiện Kiểm toán Nhà nước còn được gọi là các kiểm toán viên nhà nước. Họ là các công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch kiểm toán để thực hiện nghiệp vụ kiểm toán. >> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

3.2. Khách thể Kiểm toán Nhà nước

Khách thể Kiểm toán Nhà nước là các tổ chức, đơn vị, cá nhân có sử dụng hoặc liên quan đến nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước gồm:

  • Các dự án, công trình được ngân sách nhà nước đầu tư.
  • Các doanh nghiệp có vốn 100% ngân sách nhà nước.
  • Các xí nghiệp công cộng thuộc sở hữu nhà nước.
  • Các cơ quan kinh tế, quản lý của nhà nước và các đoàn thể xã hội.
  • Các cá nhân có nguồn từ ngân sách nhà nước,..

Khách thể của kiểm toán nhà nước

Khách thể của kiểm toán nhà nước.

3.3. Loại hình kiểm toán chủ yếu

Kiểm toán Nhà nước chủ yếu thực hiện hoạt động kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động. Cụ thể, Kiểm toán Nhà nước thực hiện xác minh tính trung thực, đúng đắn của Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước, chỉ ra những vấn đề sai phạm, bất cập trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước.

3.4. Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán

Báo cáo kiểm toán do nhà nước phát hành có giá trị pháp lý cao. Báo cáo kiểm toán Nhà nước phục vụ cho Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân,… để xem xét và quyết định dự toán ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương nhằm sử dụng, quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. Đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và trong vấn đề tuân thủ pháp luật, thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục các yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị. Trên đây là một số thông tin cơ bản về kiểm toán Nhà nước. Đóng vai trò là thanh “bảo kiếm” giữ gìn sự liêm chính trong kiểm soát tài sản, tài chính công, Kiểm toán Nhà nước góp phần to lớn giúp việc sử dụng ngân sách nhà nước được minh bạch, rõ ràng và hiệu quả. Ngoài ra, để được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/
  • Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice.