Đạo đức mang đến các quy phạm, chuẩn mực để đánh giá ý thức xã hội. Qua đó mà con người biết tiết chế, điều khiển các hành vi của mình phù hợp. Tham gia vào các quan hệ xã hội, con người phải tuân thủ nguyên tắc, thực hiện trách nhiệm chung. Đạo đức cũng là yếu tố quan trọng đánh giá ý thức, làm nên nhân cách của một con người. Đạo đức và pháp luật đều mang đến các chuẩn mực, điều chỉnh và uốn nắn chúng ta. Cùng tìm hiểu mối liên hệ cũng như tính chất tác động của đạo đức và xã hội.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Đạo đức là gì?
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, mang đến yêu cầu nhận thức của con người. Từ khi tổ chức cuộc sống, để đảm bảo hiệu quả ổn định trật tự xã hội thì đạo đức đã được đề cao. Chẳng thế mà Khổng tử có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Con người trước tiên phải biết về lễ nghĩa, thái độ, cách sống trước khi muốn học kiến thức.
Đạo đức là những quan điểm, quan niệm của con người được đúc kết. Các thế hệ sau làm theo, nghe theo lời dạy của thế hệ trước. Việc làm theo các giá trị đạo đức đó mang đến sự ổn định, tốt đẹp hơn trong quan hệ của con người. Cũng như đảm bảo quyền lợi, công bằng giữa các mối quan hệ.
Đặc điểm của đạo đức:
Đạo đức có khía cạnh quy định rất rộng trong sinh hoạt, đời sống của con người. Về các phạm trù thuộc đời sống tinh thần của xã hội, tác động lên nhận thức của con người. Nhờ đó con người tự nhận thức, tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp trước những lợi ích đặt ra. Cũng như quan tâm trước thái độ đánh giá của người khác về mình.
Đạo đức được thể hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Các cá nhân, tập thể đều phải ràng buộc đạo đức trong cộng đồng của họ. Bởi nếu không họ có thể bị tẩy chay, mất uy tín,…
Đạo đức được nhắc đến là những hệ thống chuẩn mực đánh vào thái độ, cách sống của con người. Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích duy trì, phát triển và bảo vệ trật tự xã hội theo quan điểm của giai cấp thống trị. Trong đó, các lý tưởng được hiện thực hóa để áp dụng trong cuộc sống.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Đạo đức tiếng Anh là Morality.
Xem thêm: Mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức
Pháp luật tiếng Anh là Law.
3. Phân biệt đạo đức và pháp luật?
3.1. Khái niệm:
– Đạo đức:
Hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người. Mang đến các yêu cầu trong nhận thức và điều chỉnh thái độ sống. Đảm bảo sự tích cực, chất lượng sống trong xã hội.
Trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về các lĩnh vực, tiêu chuẩn khác nhau. Về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội. Từ đó buộc con người tham gia vào cộng đồng phải tuân thủ. Các giá trị đạo đức giúp con người vào chuẩn mực.
– Pháp luật:
Hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện. Thực hiện trong ý chí thống trị và quản lý nhà nước. Mang đến ràng buộc trong ý chí nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội. Các tầng lớp, tất cả mọi người phải tuân thủ, thực hiện.
3.2. Nguồn gốc hình thành:
– Đạo đức:
Từ thực tế cuộc sống và nhận thức của con người. Thông qua các kết quả rút ra trong thực hiện hoạt động của con người. Để điều chỉnh các hành vi, thái độ tương tự.
Xem thêm: Chuẩn mực đạo đức là gì? Các hình thức biểu hiện của chuẩn mực đạo đức?
– Pháp luật:
Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật. Qua đó mang đến chuẩn mực đi trước để điều chỉnh các hành vi liên quan.
3.3. Nội dung:
– Đạo đức:
Những triết lí, quy tắc, bài học ứng xử trong cuộc sống. Được con người trong cộng đồng thực hiện.
Không bắt buộc, mang tính chung chung và không thống nhất. Dư luận xã hội là yếu tố ràng buộc, điều chỉnh con người.
Do ông cha đúc rút, truyền lại qua quá trình sống lâu dài. Để dạy con cháu trong chuẩn mực, hành vi tốt đẹp cần gìn giữ.
– Pháp luật:
Thể hiện thông qua các quy tắc xử sự (việc được làm, không được làm…).
Xem thêm: Round-Trip Trading là gì? Ảnh hưởng xấu của loại hình giao dịch này
Có tính chất bắt buộc, chính xác, thống nhất.
Được cưỡng chế bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3.4. Phạm vi:
– Đạo đức:
Rộng hơn pháp luật trong các khía cạnh tình cảm. Như chuẩn mực trong tình bạn, tình yêu, sự giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống hằng ngày…)
– Pháp luật:
Điều chỉnh quan hệ xã hội do nhà nước quy định.
3.5. Phương thức tác động:
– Đạo đức:
Giáo dục, tuyên truyền để tăng nhận thức cho cộng đồng.
Nhiều hình thức: truyền miệng, được ghi chép lại,… và thực hiện.
Không bị xử phạt nếu không tuân thủ. Thay vào đó, phải chịu các đánh giá từ dư luận xã hội.
– Pháp luật:
Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước. Bắt buộc thực hiện trong hiệu quả quản lý của giai cấp thống trị. Để mang đến sức mạnh cho giai cấp đó, bên cạnh sự công bằng, bình đẳng cho người dân.
Thể hiện với tính chất xây dựng quy phạm, tổng hợp dưới hình thức: Văn bản pháp luật.
Bắt buộc thực hiện, nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật?
Pháp luật và đạo đức đều thuộc về yếu tố kiến trúc thượng tầng. Qua đó xây dựng các nguyên tắc và chuẩn mực trong cộng đồng. Đều là những hệ thống chuẩn mực nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Từ đó, thực hiện mục đích duy trì, phát triển và bảo vệ trật tự xã hội theo quan điểm của giai cấp thống trị.
Các lực lượng quản lý đều muốn điều chỉnh và thống nhất cộng đồng trong hiệu quả quản lý của mình. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ tác động tương hỗ với nhau. Các quan điểm phù hợp có thể tác động lẫn nhau mang đến hiệu quả nhận thức cho xã hội. Nhằm thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh hành vi xử sự của con người và duy trì trật tự xã hội. Vì vậy giữa pháp luật và đạo đức luôn có một mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau.
Cụ thể mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức được thể hiện:
4.1. Tác động của đạo đức tới pháp luật:
Có thể thấy đạo đức là nền tảng tinh thần để thực hiện các quy định của pháp luật. Các cá nhân trong xã hội thực hiện một hành vi pháp luật hợp pháp có thể do xuất phát từ các quy tắc của đạo đức. Bởi trong thực tế, nhiều người không biết và hiểu nhiều về pháp luật liên quan. Nhiều quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi các chuẩn mực đạo đức được nhà nước sử dụng và nâng lên thành quy phạm pháp luật.
+ Đạo đức là cơ sở, môi trường thuận lợi để tiếp thu, cảm nhận và thực hiện pháp luật. Đạo đức được điều chỉnh ở các cộng đồng nhỏ hơn, không thể thiếu được trong mỗi con người. Những quan niệm, quy tắc đạo đức được thừa nhận trong pháp luật góp phần làm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn. Cũng như có được nền tảng nhận thức, đánh giá, điều chỉnh hành vi phù hợp qua đạo đức. Đối với những quan niệm, quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước sẽ cản trở thực hiện pháp luật trong thực tế.
+ Nhiều quan điểm đạo đức được thể chế hoá trong pháp luật. Nhiều quy tắc đạo đức phù hợp với ý chí của nhà nước được thừa nhận trong pháp luật. Đây là sự công nhận các quy phạm, các nguyên tắc tiến bộ. Cũng như từ đó điều chỉnh các mối quan hệ được phát sinh trong cộng đồng.
+ Những quan niệm, quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước sẽ trở thành tiền đề để hình thành nên những quy phạm thay thế chúng. Từ đó cũng góp phần hình thành nên pháp luật, mang đến các quy định tiến bộ. Cũng như loại bỏ các quy phạm, các chuẩn mực lỗi thời trong cộng đồng.
+ Ý thức đạo đức cá nhân có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật. Khi tham gia và thực hiện với các quy phạm đạo đức tiến bộ, người ta có thể nhận thức tốt hơn về đúng, sai, phải trái. Người có ý thức đạo đức cao trong mọi trường hợp đều nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật, không lợi dụng sơ hở, hạn chế mà lách luật, trốn luật. Từ đó mang đến hiệu quả đảm bảo thực hiện pháp luật.
4.2. Tác động của pháp luật tới đạo đức:
Pháp luật mang ý nghĩa xây dựng nhiều hơn đến đạo đức. Khi pháp luật có thể thừa nhận và mang đến các chuẩn mực, các quy phạm bắt buộc chung.
+ Thông quan các ghi nhận các chuẩn mực đạo đức, được thừa nhận. Từ đó đạo đức được phổ biến rộng rãi và bắt buộc thực hiện trong xã hội.
+ Là công cụ, phương tiện bảo vệ chuẩn mực đạo đức một cách hữu hiệu bằng các biện pháp, chế tài cụ thể. Bởi đây có thể là các quy phạm được nhà nước ban hành.
Pháp luật có vai trò to lớn trong việc duy trì, bảo vệ và phát triển các quy tắc đạo đức phù hợp, tiến bộ trong xã hội. Pháp luật khẳng định, bảo vệ và phát huy những nguyên tắc, chuẩn mực của truyền thống đạo đức. Cũng như đảm bảo cho các chuẩn mực đó được thực hiện.
Những quan niệm đạo đức được pháp luật thừa nhận sẽ được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước. Do đó mà các chuẩn mực được nâng lên thành luật. Do đó những quan niệm đạo đức sẽ có phạm vi tác động đến mọi chủ thể và được bảo đảm bằng các biện pháp quyền lực nhà nước.
+ Pháp luật còn có tác động giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức của dân tộc. Trên tinh thần của đạo đức tiến bộ, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức. Mang đến hiệu quả cho nhận thức, điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Và điều chỉnh sự ổn định, chất lượng xã hội cao.
+ Pháp luật cũng có thể loại bỏ các chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, cải tạo các chuẩn mực đạo đức. Ggóp phần tạo nên những chuẩn mực đạo đức mới, phù hợp hơn với tiến bộ xã hội. Cũng như xây dựng tính chất văn minh và hiệu quả xây dựng cộng đồng.