Hợp đồng kinh tế là gì

Hợp đồng kinh tế là một cụm từ không quá xa lạ đối với bất cứ tổ chức nào. Tuy nhiên để soạn thảo một hợp đồng kinh tế đúng mẫu, phụ lục hợp lý là một vấn đề mà được khá nhiều khách hàng quan tâm.

Vậy hợp đồng kinh tế là gì, hướng dẫn soạn thảo hợp đồng kinh tế như thế nào. Nhằm giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn Luật Hoàng Phi xin chia sẻ gửi đến Quý khách hàng bài viết dưới đây.

Hợp đồng kinh tế là gì?

Hợp đồng kinh tế là văn bản thể hiện các giao dịch, thoả thuận giữa các bên ký kết thực hiện các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các thoả thuận khác có liên quan đến mục đích kinh doanh, trong một hợp đồng kinh tế phải có quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ các bên.

Thông qua việc giao kết hợp đồng thì các bên sẽ ghi nhận chi tiết về việc thực hiện công việc mua bán, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật cùng với các điều khoản, thoả thuận khác nhằm mục đích kinh doanh để mang lại lợi nhuận cho cả 02 bên với những quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng.

Có thể hiểu rằng hợp đồng kinh tế có vai trò trung gian, cầu nối giao kết giữa các chủ thể, phần lớn các cá nhân, tổ chức làm kinh doanh đều phải ký kết hợp đồng kinh tế, chính vì thế đây là văn bản đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế và sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp.

Các loại hợp đồng kinh tế phổ biến hiện nay

Đối tượng của hợp đồng kinh tế rất rộng và đa dạng và mỗi loại hợp đồng kinh tế cụ thể lại có những nét đặc trưng riêng. Với những đặc trưng riêng đó thì lại được điều chỉnh, chi phối bằng pháp luật liên quan khác nhau để 02 bên tham gia áp dụng đúng quy định pháp luật.

Hiện nay các loại hợp đồng kinh tế chúng ta thường thấy trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại như:

– Hợp đồng mua bán hàng hóa;

– Hợp đồng kinh tế song ngữ.

– Hợp đồng kinh tế bằng tiếng anh..

– Hợp đồng kinh tế xây dựng.

– Hợp đồng kinh tế thương mại.

– Hợp đồng dịch vụ;

– Hợp đồng trong các hoạt động đầu tư như: Hợp đồng hợp tác kinh doanh,

– Hợp đồng liên doanh liên kết;

– Hợp đồng thương mại đặc thù như hợp đồng thi công thiết kế nhà ở, hợp đồng giao nhận thầu xây dựng…

Đặc điểm của hợp đồng kinh tế

Nhắc đến hợp đồng kinh tế, chúng ta có thể nhắc đến 03 đặc điểm nổi trội có thể kể đến như:

Mục đích của hợp đồng kinh tế là gắn liền với hoạt động kinh doanh. Tức là hợp đồng sẽ gắn với các hoạt động mua bán, sản xuất, hoặc việc trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh doanh và trong hoạt động đó thì một bên ký hợp đồng phải có mục đích kinh doanh để sinh lợi nhuận.

Đặc điểm của chủ thể hợp đồng thì một bên phải là pháp nhân, bên còn lại có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh hoặc là pháp nhân theo quy định. Và nội dung hợp đồng kinh tế đã giao kết phải phù hợp với lĩnh vực, hoạt động ngành nghề kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước.

Hình thức của hợp đồng bắt buộc phải được thực hiện bằng văn bản hoặc các tài liệu chứng minh giao dịch và phải có chữ ký xác nhận của các bên về điều khoản, nội dung 02 bên đã thoả thuận dưới các hình thức khác nhau như qua công văn, thư điện tử, điện báo…

Mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất

Download (DOCX, 18KB)

Để có một mẫu hợp đồng kinh tế đúng mẫu, đúng quy định của pháp luật thì phải có đầy đủ nội dung, cách trình bày chính xác, rõ ràng thể hiện rõ quyền và lợi ích của các chủ thể khi cam kết ký hợp đồng. Luật Hoàng Phi xin chia sẻ mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———-

HỢP ĐỒNG ĐỒNG KINH TẾ

SỐ: ……./HĐMB

– Căn cứ vào Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

– Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH 11 do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005.

– Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên;

Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm 20…, tại trụ sở chính CÔNG TY ……

Địa chỉ: ……………………………………………………

A/ Đại diện bên A:

Bên mua : …………………………………………..………

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………

MST: …………..……Điện thoại:………………………

Đại diện : (Ông/Bà) …………………………………… Chức vụ: Giám đốc

B/ Đại diện bên B:

Bên mua : …………………………………………..……

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………

MST: …………………… Điện thoại: …………………

Đại diện: (Ông/Bà) …………….. Chức vụ: Giám đốc

Hai bên cùng nhau thoả thuận và thống nhất ký kết hợp đồng kinh tế với những điều khoản sau:

Điều 1: Nội dung hợp đồng

Bên A đồng ý giao cho bên B nhận thi công công trình với khối lượng công việc cụ thể như sau:

– Dựng cột bê tông đơn 6,5m: 4 cột

– Dựng cột bê tông đôi 6,5m: 1 cột

– Đổ bê tông gốc cột đơn: 5 ụ

– Đổ bê tông gốc cột ghép:3 ụ

– Căng chỉnh độ chùng cáp đồng treo: 1 km

– Căng chỉnh độ chùng cáp đồng treo: 3 km

Điều 2: Địa điểm thi công:

Số 12 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng , quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Điều 3: Tiến độ và nghiệm thu công việc hoàn thành

– Ngày khởi công: Ngày 1 tháng 1 năm 2021

– Ngày hoàn thành: Ngày 12 tháng 12 năm 2021

Điều 4 :Giá trị và hình thức thanh quyết toán:

– Giá trị hợp đồng trước thuế là:…………………………………..

– Thuế VAT 10%: …………………………………………………….

– Tổng giá trị hợp đồng: ………………………………………….

Bằng chữ:………………………………………………..

– Hình thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản vào công ty.

– Sau khi đã tiến hành bàn giao công trình đã hoàn thành hai bên phải thực hiện nghiệm thu quyết toán và thanh lý hợp đồng.

Điều 5: Trách nhiệm của bên A

– Tiến hành bàn giao mặt bằng cho bên B thi công, cung cấp đầy đủ hồ sơ thiết kế thi công.

– Trực tiếp cử cán bộ kỹ thuật theo dõi, giám sát quá trình sửa chữa thi công công trình và giải quyết các vấn đề phát sinh tại công trình.

Điều 6: Trách nhiệm của bênB

– Lập phương án thi công trên cơ sở thiết kế kỹ thuật.

– Theo phương án được duyệt huy động nhân lực, máy móc thi công đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật công trình, đúng thời gian dự kiến hoàn thành.

– Tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn trong lao động và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Điều 7: Trách nhiệm về vật chất trong việc thực hiện hợp đồng.

– Nếu một trong hai bên thực hiện không đúng theo điều khoản hợp đồng, không đúng với thoả thuận về chất lượng, tiến độ công trình, thời hạn thanh toán thì bên vi phạm phải chịu phạt hợp đồng theo quy định của pháp luật.

– Nếu bên B thi công, sửa chữa không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chất lượng của công trình thì phải sửa chữa và làm lại.

– Việc vi phạm hợp đồng của các bên mà gây thiệt hại vật chất cho phía bên kia thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại giá trị thực tế.

Điều 8: Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng được thành lập 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng kinh tế

Soạn thảo hợp đồng kinh tế phải đảm bảo những nội dung chính như sau:

– Tên gọi hợp đồng: Quý khách hàng có thể chọn các loại hợp đồng như hợp đồng dịch vụ, hợp đồng ngoại thương…

– Thời gian ký hợp đồng.

– Ghi rõ thông tin, địa chỉ, mã số thuế bên mua, bên bán trong hợp đồng kinh tế.

– Số lượng, trọng lượng, kích cỡ, màu sắc, kích thước….của hàng hoá.

– Phương thức thanh toán.

– Quyền và nghĩa vụ các bên tham gia ký kết hợp đồng.

– Điều khoản giải quyết tranh chấp.

– Hiệu lực hợp đồng, địa điểm ký kết.

Hợp đồng kinh tế mua bán

Cũng tương tự như Hợp đồng kinh tế thông thường thì Hợp đồng kinh tế mua bán là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc mua bán sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Hiện nay, khi soạn thảo Hợp đồng, không nên quy định chung chung là Hợp đồng kinh tế mua bán mà nên căn cứ vào mục đích, văn bản căn cứ để xác định tên gọi Hợp đồng chính xác và đúng quy định.

Chẳng hạn, nếu dự định soạn thảo Hợp đồng kinh tế mua bán dựa trên các quy định của Luật Thương mại thì có thể soạn thảo Hợp đồng mua bán hàng hoá; Hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại; Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ; Hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại…

Hoặc, nếu căn cứ vào Bộ luật Dân sự thì có thể soạn thảo Hợp đồng mua bán tài sản; Hợp đồng mua bán nhà; Hợp đồng trao đổi tài sản; Hợp đồng tặng cho tài sản; Hợp đồng vay tài sản; Hợp đồng thuê tài sản…

– Các nội dung cần có trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa:

Trong hợp đồng kinh tế nói chung hay hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa cần có đầy đủ các điều khoản, nội dung chính bao gồm: đối tượng của hợp đồng; điều khoản liên quan đến việc giải quyết tranh chấp nếu như có tranh chấp xảy ra; thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng; phương thức thanh toán hợp đồng; chủ thể của hợp đồng kinh tế là ai?; giá; quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên; sự kiện bất khả kháng; thời gian có hiệu lực của hợp đồng.

Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng kinh tế?

Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng:

– Phải sử dụng đúng tên loại hợp đồng ký kết.

– Hợp đồng kinh tế đúng quy cách, đúng chuẩn mẫu quy định của pháp luật phải có đầy đủ các nội dung trong hợp đồng như tên hợp đồng, thông tin bên bán, bên mua, điều khoản hợp đồng, chữ ký các bên.

– Khi soạn thảo hợp đồng từ ngữ phải đúng chính tả, trình bày rõ ràng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin tư vấn về hợp đồng kinh tế của Luật Hoàng Phi. Quý khách hàng còn nhiều thắc mắc và muốn hỗ trợ tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn 19006557.