Hội nhập kinh tế quốc tế là gì

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của thời đại nhằm phát triển mọi mặt. Đây là mục tiêu hàng đầu được nhà nước quan tâm hiện nay. Vậy, hội nhập kinh tế quốc tế là gì mà các quốc gia lại chú trọng đến thế?

Hội nhập kinh tế quốc tế là gì?

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình giao lưu, hợp tác, gắn kết nền kinh tế của quốc gia này với quốc gia khác hoặc tổ chức kinh tế khu vực hội nhập với toàn cầu. Đây là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới.

Trong hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế là giai đoạn phát triển cao mà mỗi quốc gia sẽ tham gia vào quá trình áp dụng, xây dựng các quy tắc và luật lệ của cộng đồng. Khi đó các thành viên sẽ chịu sự ràng buộc theo các quy định chung của cả khối kinh tế. Nhưng vẫn đảm bảo sự phù hợp và đạt lợi ích cho dân tộc mình.

Xu hướng phát triển của hội nhập kinh tế quốc tế

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, lực lượng sản xuất có sự phát triển vượt bậc cùng với đó là sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường. Từ đó, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới.

Các quốc gia có nền kinh tế phát triển cần mở rộng thị trường để giao lưu hàng hóa. Đầu tư và chuyển giao công nghệ với các nước, bên cạnh đó là khai thác nguồn lực như tài nguyên, lao động và thị trường… từ bên ngoài. Nhờ vậy, củng cố nền kinh tế và chính trị của quốc gia trên thế giới.

Những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển sẽ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế với các nền kinh tế phát triển hơn. Nhờ vậy, có thể chủ động được vốn, công nghệ và tìm cơ hội để xuất khẩu hàng hóa nhằm tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế mang tính hai chiều và diễn ra ngày càng sâu sắc với nhiều cấp độ. Xu hướng ngày càng toàn diện với sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này cho thấy, đây là xu thế lớn và mang nhiều đặc trưng. Đồng thời chi phối toàn bộ các mối quan hệ quốc tế làm cấu trúc hệ thống thế giới thay đổi cũng như các chủ thể tham gia.

Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta

Như đã nêu trên, hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu trên toàn cầu vì những lợi ích mang lại. Có thế nói, bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển và nâng cao đời sống phải nỗ lực hết mình để hội nhập vào kinh tế chung của thế giới.

Tuy nhiên, mục tiêu đề ra không phải đạt được như mong đợi vì còn nhiều trở ngại, đây được xem là thách thức của nước ta hiện nay. Nhận thức rõ vấn đề này nên nhà nước ta luôn cố gắng để nghiên cứu bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, đề ra những giải pháp hữu ích cho tiến trình hội nhập.

Nước ta đang trên đà phát triển, nhưng con đường hội nhập vẫn còn nhiều chông gai. Ở mỗi khu vực trong lãnh thổ phải cần phát huy tinh thần hội nhập, đẩy mạnh nội lực để cạnh tranh phát triển. Tận dụng những thế mạnh của mình, đồng thời hạn chế những bất cập của quá trình hội nhập.

Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế

Hợp tác kinh tế song phương

Khi nền kinh tế hội nhập thì loại hình đầu tiên cần nhắc đến là hợp tác kinh tế song phương. Loại hình này có từ rất sớm và tồn tại dưới dạng thỏa thuận, hiệp định kinh tế, thương mại, hay đầu tư, các thỏa thuận thương mại tự do song phương…

Hội nhập kinh tế khu vực

Từ những năm 50 của thế kỷ XX cho đến nay, xu hướng khu vực hóa ngày càng phát triển. Theo sự phát triển của nền kinh tế thế giới kéo theo các loại hình hội nhập kinh tế cũng có sự thay đổi. Các học giả phân loại hội nhập kinh tế khu vực ở các cấp độ từ thấp đến cao như:

– Khu vực Mậu dịch tự do (FTA)

– Liên minh Hải quan (CU)

– Thị trường chung (CM)

– Liên minh Kinh tế và tiền tệ (EMU).

Như vậy, chúng ta đã hiểu rõ hội nhập kinh tế quốc tế là gì. Bên cạnh đó, bài viết còn đề cập những thông tin liên quan đến việc hội nhập kinh tế đất nước hiện nay để mỗi cá nhân hiểu rõ vai trò thúc đẩy kinh tế là rất quan trọng.