Hoạch định biên giới quốc gia là gì

Trải qua bao thời kỳ lịch sử, những cuộc chiến tranh tàn khốc, nhân dân ta đã đánh đổi cả máu và nước mắt mới có được đất nước như ngày nay. Chính vì vậy, việc bảo vệ và gìn giữ chủ quyền quốc gia có vai trò rất quan trọng. Và một trong những vấn đề được quan tâm nhất đó chính là hoạch định biên giới quốc gia. Đây được xem là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng để có thể bảo đảm quyền lợi của quốc gia.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

– Luật biên giới quốc gia 2003;

– Nghị định 140/2004/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật biên giới quốc gia;

1. Hoạch định biên giới quốc gia là gì?

Biên giới quốc gia luôn là một vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm, bởi lẽ chủ quyền quốc gia được xác định dựa trên đường biên giới lãnh thổ với các quốc gia khác. Chính vì vậy, việc xác định biên giới quốc gia có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Biên giới quốc gia hiện nay sẽ bao gồm các đường biên giới trên bộ, biên giới trên biển, biên giới vùng trời và biên giới lòng đất. Căn cứ vào những yếu tố địa lý, lịch sử của từng bộ phận lãnh thổ quốc gia mà xác định và được ký kết các điều ước quốc tế hoặc do pháp luật quốc gia quy định. Và để giúp bạn đọc hiểu hơn về khái niệm về hoạch định biên giới quốc gia là gì, tác giả sẽ giới thiệu cho các bạn đọc hiểu về khái niệm biên giới quốc gia là gì?

Căn cứ theo Điều 1 của Luật Biên giới quốc gia thì biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hiểu là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo đó, hoạch định biên giới quốc gia được hiểu là định ra những vấn đề cơ bản liên quan đến biên giới quốc gia nhằm mục đích lập, ban hành ra những hồ sơ quản lý và là cơ sở để bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Hoạch định biên giới quốc gia được dịch sang tiếng anh như sau: National border planning

Khái niệm về hoạch định biên giới quốc gia được dịch sang tiếng anh như sau:

National border planning is understood as defining basic issues related to national borders for the purpose of making and issuing management records and as a basis for protecting national sovereignty.

2. Các phương pháp hoạch định biên giới quốc gia:

Hiện nay theo quy định của Luật biên giới quốc gia thì sẽ có các phương pháp hoạch định biên giới quốc gia sau đây:

Thứ nhất, biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định. Những điều ước này được các quốc gia cùng nhau thực hiện và lập ra nhằm mục đích chung của quốc gia. Nó có giá trị pháp lý vô cùng lớn và mang tính quốc tế lâu dài.

Thứ hai, biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa băng hệ thống mốc quốc giới. Biên giới trên đất liền hay còn gọi là trên bộ được xác định thông qua các bước hoạch định, phân giới và cắm mốc biên giới.

Việc hoạch định biên giới đối với đất liền được xem là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với những hoạt động liên quan chủ quyền quốc gia và xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới, bởi nước ta tiếp giáp với 3 quốc gia đường bộ bao gồm Lào, Campuchia và Trung Quốc. Chính vì vậy, việc hoạch định cần đảm bảo một số yêu cầu như:

– Việc xác định đường biên giới dựa trên các điểm được lựa chọn cần phải xác định vị trí, hướng đi của đường biên giới phải chi tiết, rõ ràng, tránh mờ hồ gây nhầm lẫn, từ đó dẫn đến những tranh chấp trong quá trình phân chia biên giới. Cần đảm bảo sự chính xác cao, vừa phù hợp với các yếu tố địa hình thực tế.

– Để đảm bảo hoạt động xác định biên giới phải được lập các nguyên tắc để làm cơ sở xác định và giải quyết những tranh chấp liên quan đến biên giới.

Phân giới và cắm mốc thực địa đường biên giới cũng được xem là một công việc mang tính pháp lý cao. Cụ thể để đưa đường biên giới được hoạch định trong các văn bản và bản đồ thực địa, cố định nó bằng các mốc dấu quốc giới với các phương pháp kỹ thuật đo đạc chính xác. Các mốc dấu biên giới được xác định trên đường biên giới có vai trò là cơ sở để xác định vị trú, hướng đi của đường biên giới trên thực địa. Vì thế, yêu cầu mức độ để xác định các mốc dấu rất cao và hai bên phải cùng làm. Và thông thường tùy thuộc vào địa hình cụ thể mà cột mốc biên giới thường được đặt tại một số vị trí như cửa khẩu, các điểm chuyển hướng trọng yếu của đường biên giới, ở đỉnh núi, chân núi hoặc các địa điểm quan trọng hoặc các điểm trên đường quốc lộ, đường sắt, sông…mà đường biên giới cắt ngang qua. Mục đích của việc đặt các mốc này nhằm giúp cho quốc gia tiếp giáp với nhau có thể xác định được phần lãnh thổ của mình, từ đó khai thác, phát triển kinh tế tại các vùng lãnh thổ này. Đồng thời, khi xảy ra những tranh chấp liên quan đến vấn đề vượt biên giới quốc gia thì có thể làm cơ sở để áp dụng chế tài xử lý.

Thứ ba, biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan. Ở những nơi lãnh hải, nội thủy hoặc vùng nước lịch sử của Việt Nam tiếp giáp với lãnh hải, nội tủy hoặc các vùng nước lịch sử của nước láng giềng, biên giới quốc gia trên biển được xác định theo Điều ước quốc tế mà Việt nam ký kết với các nước láng giềng đó.

Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan. Những điều ước này được các quốc gia cùng nhau đưa ra những ý kiến, quan điểm phù hợp với tình hình thực tế tại quốc gia và phù hợp với tình hình thực tế của các bên để từ đó lập ra những điều khoản chung của quốc gia này với quốc gia kia cùng nhau thực hiện để đảm bảo lợi ích quốc gia và hợp tác cùng phát triển.

Và một vấn đề mà các quốc gia cần thực hiện ngay sau khi xác định được cụ thể đường biên giới biển thì các nước cần phải công bố công khai, chính thức và thể hiện rõ ràng trên hải đồ tỷ lệ lớn.

Thứ tư, biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.

Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

Hiện nay, nhiều nguồn tài nguyên được khai thác từ sâu trong lòng đất như khoáng sản, sắt, đất, đá hoặc những tài nguyên có giá trị vô cùng lớn. Và việc xác định biên giới của lòng đất thường dể dàng hơn rất nhiều bới chỉ cần xác định được lãnh thổ đất liền là có thể xác định được phần ranh giới trong lòng đất.

Thứ năm, biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời. Vùng trời là nơi quốc gia nào cũng rất quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, quân sự, kinh tế, thời tiết, hay những nghiên cứu khoa học vĩ đại được tạo ra. Đây là vùng biên giới mà khó xác định được bằng mắt thường, chỉ có thể sử dụng định vị, máy móc hiện đại.

3. Các hành vi bị nghiêm cấm:

Giống như những quy định khác, pháp luật quy định biên giới quốc gia sẽ tồn tại song song những điều khoản được cho phép thực hiện, mọi cá nhân tổ chức chỉ được thực hiện trong phạm vi những quy định này và tuyệt đối không được thực hiện các hành vi nghiêm cấm sau đây, để tránh xảy ra những xung đột

– Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới. Những hành vi này có thể xuất phát từ sự vui đùa, hoặc mục đích nào đó không phải xuất phát từ những ý đồ xấu, gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia.

– Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới như những chốt biên phòng, hoặc có những hành vi xúc phạm đến cán bộ, bộ đội đang thực hiện công việc quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

– Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia. Những hành vi này sẽ gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của những người dân đang sống tại những khu vực đó. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản…

– Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa , tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hóa phẩm độc hại và các loại hàng hóa khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu. Đây là những hành vi xảy ra thường xuyên tại nước ta khi vấn đề buôn lậu hàng hóa xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc gia. Và một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề này chính là một số bộ phận cán bộ vì lợi ích của bản thân mà tạo điều kiện cho những đối tượng này thực hiện hành vi.

– Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khỏe của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.