Hiện nay, có rất nhiều người không thể định nghĩa được hiệu điện thế là gì? Công thức tính hiệu điện thế như thế nào? Hiệu điện thế ký hiệu là gì? Đơn vị đo hiệu điện thế là gì? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây
Định nghĩa hiệu điện thế là gì?
– Hiệu điện thế hay điện áp là sự chênh lệch về điện thế giữa hai cực.
– Hiệu điện thế là công thực hiện được để di chuyển một hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm kia. Nó có thể đại diện cho nguồn năng lượng (lực điện), hoặc sự mất đi, sử dụng, hoặc năng lượng lưu trữ.
– Hiệu điện thế có thể được sinh ra bởi các trường tĩnh điện, dòng điện chạy qua từ trường, các trường từ thay đổi theo thời gian, hoặc sự kết hợp của 3 nguồn trên.
Ký hiệu của hiệu điện thế
– Hiệu điện thế có kí hiệu ∆V hay ∆U, thường được viết đơn giản là V hoặc U.
Đơn vị đo hiệu điện thế
– Vôn kế có thể được sử dụng để đo hiệu điện thế giữa hai điểm trong một hệ thống điện; thường gốc thế điện của một hệ thống điện được chọn là mặt đất. Chính vì vậy, vôn kế chính là đơn vị dùng để do hiệu điện thế.
Dụng cụ đo hiệu điện thế
– Dụng cụ đo hiệu điện thế chủ yếu để dùng đo hiệu điện thế là : Đồng hồ vạn năng, đồng hồ đo điện bằng điện tử,….
Công thức tính hiệu điện thế
1. Công thức tính cơ bản
U = I. R
– Trong đó:
- I là cường độ dòng điện (A)
- R là điện trở của vật dẫn điện (Ω)
- U là hiệu điện thế (V)
– Lên tới bậc phổ thông qua những phân tích tìm hiểu về bản chất như ở trên ta có thể thấy rằng:
U12 = V1 – V2.
Ví dụ: Một e di chuyển một đoạn 0,6 cm từ điểm M đến điểm N dọc theo một đường sức điện của 1 điện trường đều thì lực điện sinh công 9,6.10-18J
- Tính cường độ điện trường
- Tính công mà lực điện sinh ra khi e di chuyển tiếp 0,4 cm từ điểm N đến điểm P theo phương và chiều nói trên?
- Tính hiệu điện thế UNP
Bài giải
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo Công thức tính vận tốc trung bình, vận tốc tức thời đầy đủ từ A – Z
2. Công thức tính thứ 2:
– Với hiệu điện thế giữa 2 điểm có trong điện trường là một đại lượng đặc trưng giúp cho khả năng thực hiện công của điện trường nếu khi có bất kỳ 1 điện tích nào di chuyển giữa 2 điểm đó.
– Công thức:
UMN = VM – VN = AMNqAMNq
– Lưu ý:
- Điện thế và hiệu điện thế chính là một đại lượng vô hướng mang giá trị dương hoặc âm.
- Ở hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường có giá trị xác định, còn với điện thế tại một điểm ở trong điện trường sẽ mang giá trị phụ thuộc vào vị trí mà người dùng chọn làm gốc điện thế.
- Bên cạnh đó, trong điện trường nếu vectơ có cường độ điện trường mang hướng từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp.
Ví dụ : Cho 2 bản kim loại phẳng đặt song song với nhau, cách nhau một khoảng 1 cm. Hiệu điện thế giữa bản dương và bản âm là 120 V. Tính điện thế tại điểm M nằm trong khoảng giữa 2 bản, cách bản âm 0,6 cm. Lấy mốc điện thế ở bản âm.
Lời giải:
Ta có khoảng cách giữa 2 bản âm và dương là d0 = 1 cm = 0,01 m.
Điện trường giữa 2 bản kim loại: E = U0 /d0 = 120 / 0,01 = 12.10 3 (V).
Điện thế tại điểm M nằm trong khoảng giữa 2 bản, cách bản âm 0,6 cm là:
UM = E.dM = 12.103.6.10 -3 = 72 (V)
Do mốc điện thế ở bản âm V (-) = 0 nên VM = 72 (V)
3. Công thức tính thứ 3
– Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển của M và N và độ lớn của q.
Chắc chắn sau khi đọc đến đây bạn có thể dễ dàng định nghĩa được hiệu điện thế, biết được kí hiệu và đơn vị đo hiệu điện thế hoặc công thức tính hiệu điện thế để có thể áp dụng trong thực tế nhanh chóng