Triết học là gì?
Tag: hạt nhân chủ yếu của thế giới quan là gì
Triết học là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Thực tế có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý.
Theo định nghĩa Giáo trình Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lenin đưa ra thì “Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy”. Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống của con người.
Vậy Vì sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan? Hãy theo dõi ở phần tiếp theo của bài viết để có câu trả lời!
Hạt nhân chủ yếu của thế giới quan là gì?
02/11/2020 1,757
1. Khái niệm thế giới quan
“Thế giới quan” là khái niệm có gốc tiếng Đức “Weltanschauung” lần đầu tiên được Cantơ sử dụng trong tác phẩm Phê phán năng lực phán đoán (Kritik der Urteilskraft, 1790) dùng để chỉ thế giới quan sát được với nghĩa là thế giới trong sự cảm nhận của con người. Sau đó, F.Schelling đã bổ sung thêm cho khái niệm này mệt nội đung quan trọng là, khái niệm thế giới quan luôn có sẵn trong nó một sơ đồ xác định về thế giới, một sơ đồ mà không cần tới một sự giải thích lý thuyết nào cả. Chính theo nghĩa này mà Hêghen đã nói đến “thế giới quan đạo đức”, J.Goethe (Gớt) nói đến “thế giới quan thơ ca”, còn L.Ranke (Ranh-cơ) – “thế giới quan tôn giáo”. Kể từ đó, khái niệm thế giới quan như cách hiểu ngày nay đã phổ biến trong tất cả các trường phái triết học.
Khái niệm thế giới quan hiểu một cách ngắn gọn là hệ thống quan điểm của con người về thế giới. Có thể định nghĩa:
Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị trí của con người (bao hàm cả cá nhân, xã hội và nhân loại) trong thế giới đó. Thế giới quan quy định nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
Các khái niệm “Bức tranh chung về thế giới”, “Cảm nhận về thế giới”, “Nhận thức chung về cuộc đời”… khá gần gũi với khái niệm thế giới quan. Thế giới quan thường được coi là bao hàm trong nó nhân sinh quan – vì nhân sinh quan là quan niệm của con người về đời sống với các nguyên tắc, thái độ và định hướng giá trị của hoạt động người.
Những thành phần chủ yếu của thế giới quan là tri thức, niềm tin và lý tưởng. Trong đó:
- Tri thức là cơ sở trực tiếp hình thành thế giới quan
- Tri thức chỉ gia nhập thế giới quan khi đã được kiểm nghiệm ít nhiều trong thực tiễn và trở thành niềm tin.
- Lý tưởng là trình độ phát triển cao nhất của thế giới quan.
Với tính cách là hệ quan điểm chỉ dẫn tư duy và hành động, thế giới quan là phương thức để con người chiếm lĩnh hiện thực, thiếu thế giới quan, con người không có phương hướng hành động.
Trong lịch sử phát triển của tư duy, thế giới quan thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau, nên cũng được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, thế giới quan tôn giáo, thế giới quan khoa học và thể giới quan triết học. Ngoài ba hình thức chủ yếu này, còn có thể có thế giới quan huyền thoại (mà một trong những hình thức thể hiện tiêu biểu của nó là thần thoại Hy Lạp); theo những căn cứ phân chia khác, thế giới quan còn được phân loại theo các thời đại, các dân tộc, các tộc người, hoặc thế giới quan kinh nghiệm, thế giới quan thông thường…
Thế giới quan chung nhất, phổ biến nhất, được sử dụng (một cách ý thức hoặc không ý thức) trong mọi ngành khoa học và trong toàn bộ đời sống xã hội là thế giới quan triết học.
Một vài cách tiếp cận vấn đề thế giới quan.
Vấn đề thế giới quan được nhiều nhà tư tưởng, triết gia, nhiều tổ chức, đảng phái chính trị quan tâm nghiên cứu và hình thành nên nhiều nhóm quan điểm khác nhau như sau:
Nhóm thứ nhất xem xét thế giới quan trong mối quan hệ chặt chẽ với các quan điểm, các học thuyết triết học. Những nhà nghiên cứu thế giới quan ở Liên Xô cũ đi từ việc xem xét thế giới quan duy vật cổ đại, thế giới quan duy vật máy móc siêu hình, thế giới quan duy vật biện chứng, thế giới quan duy tâm khách quan, thế giới quan duy tâm chủ quan .v.v. để “nhấn mạnh vai trò của triết học trong sự hình thành thế giới quan” . Từ đó, Oiderman T. I. khẳng định “chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử chính là cơ sở triết học của thế giới quan cộng sản” và kết luận chỉ có triết học Mác – Lênin mới mang lại thế giới quan thực sự khoa học cho con người.
Nhóm thứ hai cho rằng nghiên cứu thế giới quan là đi vào xem xét lý luận và phương pháp luận của thế giới quan, cũng như nghiên cứu thế giới quan phản ánh hiện thực như thế nào. Vacilenko V. L. nghiên cứu thế giới quan khoa học và những vấn đề lý luận của nó trong chủ nghĩa xã hội. Ông muốn tìm ra quá trình hình thành thế giới quan cộng sản chủ nghĩa và vận dụng nó vào việc giáo dục con người. Còn Ovtrinicop V. S. xem “thế giới quan là một hiện tượng của đời sống tinh thần xã hội, nó phản ánh hiện thực xã hội”. Arsisepcki R. A. xem xét cụ thể bản chất, đặc trưng, sự phát triển cùa thế giới quan, từ đó rút ra vai trò của nó đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người.
Nhóm thứ ba nghiên cứu thế giới quan trong mối quan hệ với những ngành khoa học khác. Ivanop V. G. tìm hiểu vật lý học và thế giới quan, Karpinskaia R. S. nghiên cứu sinh vật học và thế giới quan, Maptunusep I. V. xem xét thế giới quan và khoa học tự nhiên …
Một số nhà nghiên cứu khác chỉ nhấn mạnh đến đối tượng và chức năng của thế giới quan như P. V. Alekciep cho rằng “đối tượng của thế giới quan là những gì chung nhất trong hệ thống “thế giới- con người” và “vấn đề cơ bản của thế giới quan là tổng thể của thế giới và vị trí của con người trong thế giới”. G. Meier đã đưa ra chức năng của thế giới quan “không chỉ là tri thức về vũ trụ, mà còn cả sự đánh giá, định hướng cuộc sống cũng như cách thức sống”…
Thậm chí một số nhà triết học tư sản đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm, còn xem thế giới quan là sản phẩm của nhận thức thuần tuý “thế giới quan là tổng hợp những kết quả của tư duy siêu hình và những kết quả của nghiến cứu khác, trong đổ siêu hình học được hiểu là khoa học nghiên cứu hình thức nhận thức thế giới một cách thống nhất” .
Tuy cách tiếp cận của vấn đề thế giới quan có khác nhau, nhưng thuật ngữ thế giới quan dù là tiếng Anh (world outlook), tiếng Nga (mirovozrenie), hay tiếng Pháp (conception du monde)…. đều do gốc thế giới và quan niệm tạo thành. Cho nên, có thể xem thế giới quan là toàn bộ những quan niệm chung nhất của con người về thể giới, về vị trí, vệ bản thân và cuộc sống của con người trong thế giới đó, về mối quan hệ của con người với thế giới, mà từ đó định hướng hoạt động của từng người, của một tập đoàn, một giai cấp hay cả xã hội đối với hiện thực.
Thế giới quan là vấn đề phức tạp, nhưng nội dung của nó đều phản ánh: bản chất của thế giới, quy luật phát triển của xã hội, thế giới bên trong con người và mối quan hệ của con người với thế giới, trong đó bao hàm cả giá trị và định hướng. Các dạng thế giới quan khác nhau, thì phản ánh những nội dung trên khác nhau. Nội dung của thế giới quan có tính chất lịch sử cụ thể, cho nên những vấn đề của thế giới quan mang tính chất thời đại.
Dựa trên những vấn đề như vậy, các dạng thế giới quan khác nhau đều cố gắng giải thích khỏi điểm và giới hạn của tồn tại, bản chất của các hiện tượng và những tiến trình, từ đó đi đến chỗ mở ra tính quy luật trong trật tự của tự nhiên và xã hội, xác định triển vọng phát triển của con người và xã hội loài người. Với một nội dung như vậy, thế giới quan gắn bó mật thiết với những vấn đề như ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa cuộc sống, cái chết và bất tử, thiện và ác, đúng và sai, trên cơ sở đó giải thích một cách rõ ràng hơn những khái niệm như tồn tại và hư vô, tự nhiên và siêu tự nhiên, giới hạn và vô cùng…
Sự cấu thành các dạng thế giới quan khác nhau đều có các hình thức lý luận của chúng được thể hiện bằng những quan điểm triết học, chính trị-xã hội, luật pháp, kinh tế, tôn giáo, vô thần, đạo đức, thẩm mỹ … và những khái niệm nền tảng của khoa học tự nhiên cũng như của khoa học – kỹ thuật. Nhưng trong các quan điểm lý luận có một điều cần lưu ý rằng, không phải chỉ giới tự nhiên và tri thức lý luận, mà quan trọng là xã hội và đời sống xã hội đã tạo nên đặc trưng cơ bản của các loại thế giới quan khác nhau. Bởi vì, trước hết thế giới quan luôn là sự phản ánh thế giới trong mối liên hệ với những điều kiện xã hội, mà trong đó con người sống và hoạt động. Chính con người bằng hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới xung quanh là cơ sở cho sự xác định cấu trúc chung của thế giới quan.
Tag: hạt nhân chủ yếu của thế giới quan là gì
Thế giới quan là gì? Thế giới khách quan là gì?
Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, bản thân, con người và vị trí của con người trong thế giới đó. Nó đóng vai trò định hướng đối với toàn bộ cuộc sống của con người, từ thực tiễn cho đến hoạt động nhận thức thế giới cũng như tự nhận thức bản thân, xác định lý tưởng, hệ giá lối sống cũng như nếp sống của mình.
Khái niệm thế giới quan thể hiện cái nhìn bao quát về thế giới trong ý thức của mỗi chủ thể bao gồm thế giới bên ngoài, con người và mối quan hệ giữa con người với thế giới đó. Đây chính là kim chỉ nam cho thái độ, hành vi của con người đối với thế giới bên ngoài.
Nguồn gốc của thế giới quan ra đời từ sự sống. Tất cả các hoạt động của con người đều bị chi phối bởi thế giới quan nhất định. Yếu tố cấu thành nên thế giới quan đó chính là tri thức, lý chí, tình cảm và niềm tin; chúng sẽ liên kết với nhau tạo thành một thể thống nhất, chi phối đến nhận thức và hành động thực tiễn của con người.
thế giới quan
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, hệ thống các quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng và lựa chọn, vận dụng phương pháp trong thực tiễn và nhận thức. Phương pháp luận có nhiều cấp độ, trong đó phương pháp luận triết học và phương pháp luật chung nhất.
Thế giới quan và phương pháp luận triết học là lý luận nền tảng cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin: là sự kế thừa, phát triển tinh hóa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.
Chủ nghĩa duy vật của chủ nghĩa Mác- Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Các quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc, động lực và những quy luật chung nhất chi phối sự vận động, phát triển của con người.
Thế giới khách quan duy vật biện chứng
Khi bạn nắm vững nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu toàn hộ hệ thống lý luận mà còn là điều kiện để vận dụng nó một cách sáng tạo trong hoạt động nhận thức và thực tiễn để giải quyết vấn đề đời sống, xã hội.
>>> Bài viết tham khảo: Khách quan là gì, chủ quan là gì. Phân biệt chủ quan & khách quan
Triết học – hạt nhân lý luận của thế giới khách quan
Tag: hạt nhân chủ yếu của thế giới quan là gì