Các công cụ chính sách thương mại phi thuế quan ngày càng được nhiều nước trên thế giới sử dụng, đặc biệt là các nước phát triển. Trong số đó, hàng rào phi thuế quan là một trong những công cụ đang rất được quan tâm. Vậy, hàng rào phi thuế quan là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu rõ hơn về chính sách này.
1. Hàng rào phi thuế quan là gì
Hiện nay vẫn chưa có một quy định cụ thể về hàng rào phi thuế quan là gì. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu 2016, với khái niệm về hàng rào phi thuế quan là gì, có thể hiểu, hàng rào phi thuế quan là khái niệm chỉ các rào cản đối với thương mại không phải về thuế quan do chính phủ áp đặt đối với hàng nhập khẩu của mình, để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, hạn chế nhập khẩu.
2. Các rào cản phi thuế quan hiện nay
2.1 Giấy phép nhập khẩu
Hiện nay, rào cản phi thuế quan này đã không còn được nhiều quốc gia sử dụng nữa, tuy nhiên giấy phép nhập khẩu hiện vẫn còn hiện đang được quy định tại Luật thương mại quốc tế
Trong đó, Luật thương mại quốc tế đã quy định rõ các cơ chế này phải đơn giản, rõ ràng và minh bạch như quy định chính phủ các nước phải công bố thông tin phong phú để người kinh doanh có khả năng biết tại sao cần xin phép và xin như thế nào; quy định rõ cách thức giải quyết các đơn xin cấp phép nhập khẩu.
2.2 Các quy định về xác định giá trị hải quan đối với hàng hóa
Vấn đề xác định trị giá của mặt hàng phải chịu thuế sẽ trở nên quan trọng khi nước nhập khẩu tính thuế quan theo trị giá sản phẩm. Theo đó, Luật thương mại quốc tế đã có các quy định về việc xác định trị giá hải quan nhằm mục đích giúp các quốc gia xây dựng hệ thống các phương pháp chuẩn để xác định trị giá hải quan của hàng hóa một cách công bằng, thống nhất và khách quan, phù hợp với các thực tiễn thương mại quốc tế và ngăn cấm việc sử dụng những phương pháp xác định giá hàng hóa tùy tiện.
2.3 Giám định hàng hóa trước khi xếp hàng
Đối với vấn đề này, Luật thương mại quốc tế đã có quy định rõ: Người tiêu dùng dịch vụ giám kiểm hàng hóa (Chính phủ) phải làm cách nào để các cơ quan này tiến hành giám định hàng hóa một cách không phân biệt đối xử và minh bạch, bảo vệ được nội dung mật về thương mại, hạn chế nhũng chậm chễ không đáng có, tuân thủ những quy định cụ thể về giám định cái giá và làm giảm cãi vả ích lợi.
2.4 Các quy tắc xuất sứ
Các quy tắc này là yếu tố cơ bản đối với các luật lệ thương mại bởi vì có một số biện pháp dẫn đến sự phân biệt đối xử giữa các nước xuất khẩu hạn ngạch, thuế quan, biện pháp ưu đãi, đại biện pháp chống bán phá giá, thuế đối kháng,… các quy tắc xuất xứ cũng được dùng để thống kê thương mại và tạo các nhãn mác dán trên sản phẩm.
Từ đó, Luật thương mại quốc tế về các quy tắc xuất xứ buộc các nước phải làm sao để các quy tắc xuất xứ của họ đảm bảo được tính minh bạch, không hạn chế, bóp méo hoặc làm rối loạn hoạt động thương mại quốc tế; được triển khai áp dụng và cách đồng bộ, thống nhất, công bằng và thỏa đáng; phải được xây dựng theo các tiêu chí tích cực nhằm xác định khi nào thì Xuất xứ sản phẩm được công nhận chứ không phải để xác định khi nào thì nó không được công nhận.
2.5 Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
Các biện pháp đầu tư liên quan hệ thương mại thường được nhiều nước áp dụng như là biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ thương mại trong nước. Luật thương mại quốc tế có nhiều quy định về vấn đề này.
Để tìm hiểu thêm về phi thuế quan, quý độc giả có thể tìm hiểu tại đây
Mong rằng với bài viết trên, quý độc giả sẽ nắm rõ hơn về hàng rào phí thuế quan là gì cũng như những vấn đề liên quan đến hàng rào phi thuế quan là gì. Kính chúc quý độc giả tìm hiểu pháp luật được thuận lợi, tốt đẹp