Hạch toán kinh tế là gì

Để phản ánh và cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác và nhạy bén cho việc chỉ đạo và quản lý kinh tế đòi hỏi phải sử dụng đến hạch toán kế toán. Nhiều bạn đang tự học hạch toán kế toán hay nói cách khác là tự học định khoản kế toán và cũng đã tìm hiểu các tài liệu hướng dẫn hạch toán, hướng dẫn định khoản nhưng ít khi để ý đến định nghĩa của thuật ngữ được dùng trong kế toán này. Bài viết dưới đây thể hiện rõ khái niệm của hạch toán là gì, từ đó giúp người học và làm kế toán có cái nhìn chuẩn xác nhất về hạch toán kế toán.

Hạch toán kế toán là gì?

hạch toán kế toán là gì

– Hạch toán kế toán ( còn gọi là kế toán ) là một môn khoa học phản ánh và giám đốc các mặt hoạt động kinh tế tài chính ở tất cả các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và các cơ quan.

– Hạch toán là quá trình quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép lại quá trình tái sản xuất xã hội nhằm quản lý các hoạt động đó ngày một chặt chẽ hơn.

– Những yêu cầu quan trọng đối với hạch toán là đầy đủ, chính xác, kịp thời về nội dung và thống nhất về phương pháp, bảo đảm tiêu chuẩn hoá (quy cách hoá) và so sánh được các số liệu hạch toán.

Các khái niệm về hạch toán

Hạch toán kinh tế:

– Là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hoá nói chung, đặc biệt dùng trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thực hiện phương thức quản lí hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, trên cơ sở kế hoạch hoá kết hợp với sử dụng các quan hệ hàng hoá – tiền tệ và áp dụng phương pháp thương mại.

– Những nguyên tắc cơ bản của HTKT:

+ Tự chủ trong hoạt động sản xuất – kinh doanh và tự chịu trách nhiệm vật chất và tài chính về kết quả kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước bằng kế hoạch và các chính sách, các đòn bẩy kinh tế

+ Tự bù đắp chi phí và có lãi; thực hiện chế độ khuyến khích vật chất, kích thích sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế.

– HTKT được áp dụng ở đơn vị xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp, liên hiệp các xí nghiệp, công ty, tổng công ty.

Hạch toán kinh tế quốc dân:

– Bao gồm những bộ phận như hạch toán thu nhập quốc dân; hạch toán tài chính và lưu chuyển vốn; hạch toán thu chi bằng tiền mặt của dân cư; hạch toán thanh toán quốc tế.

– Bảng hạch toán “tài khoản quốc gia “cuả Việt Nam là một bộ phận cuả HTKTQD. Nó gồm có: t

+ Tổng sản phẩm trong nước tính theo giá hiện hành và tính theo giá so sánh

+ Cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành, theo khu vực kinh tế và theo thành phần kinh tế

+ Bảng cân đối tổng sản phẩm trong nước (một bên là nguồn tổng sản phẩm và chênh lệch xuất nhập khẩu, một bên là sử dụng gồm sử dụng cho tích luỹ tài sản và sử dụng cho tiêu dùng cuối cùng).

Các loại hạch toán

Để quan sát phản ánh và giám đốc các quá trình sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn một cách đầy đủ kịp thời chính xác phục vụ nhạy bén việc chỉ đạo và quản lý kinh tế đòi hỏi phải sử dụng các loại hạch toán khác nhau. Mỗi loại hạch toán có đặc điểm và nhiệm vụ riêng.

Hạch toán nghiệp vụ (còn gọi là hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật):

+ Là sự quan sát, phản ánh và giám đốc trực tiếp từng nghiệp vụ kinh tế kỹ thuật cụ thể, để chỉ đạo thường xuyên và kịp thời các nghiệp vụ đó.

+ Đối tượng của hạch toán nghiệp vụ là các nghiệp vụ kinh tế hoặc kỹ thuật sản xuất như tiến độ thực hiện các hoạt động cung cấp, sản xuất, tiêu thụ, tình hình biến động và sử dụng các yếu tố của quá trình tái sản xuất, các nghiệp vụ cụ thể về kết quả sản xuất kinh doanh v.v..

+ Đặc điểm của hạch toán nghiệp vụ là không chuyên dùng một loại thước đo nào, mà căn cứ vào tính chất của từng nghiệp vụ và yêu cầu quản lý mà sử dụng một trong ba loại thước đo thích hợp.

+ Thường sử dụng các phương tiện thu nhập, truyền tin đơn giản như chứng từ ban đầu, điện thoại, điện báo hoặc truyền miệng. Với đối tượng rất chung và phương pháp rất đơn giản nên hạch toán nghiệp vụ chưa trở thành môn khoa học độc lập.

Hạch toán thống kê (hay còn được gọi là thống kê):

+ Là khoa học nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể nhằm rút ra bản chất và tính qui luật trong sự phát triển của các hiện tượng đó.

+ Hạch toán thống kê nghiên cứu trong mối qua hệ hữu cơ các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn sảy ra trong không gian và thời gian cụ thể như tình hình tăng năng suất lao động, giá trị tổng sản lượng, thu nhập quốc dân, tình hình giá cả, tình hình phát triển dân số…

==> Do vậy, thông tin do hạch toán thống kê thu nhận và cung cấp không mang tính chất thường xuyên, liên tục mà chỉ có tính hệ thống.

+ Hạch toán thống kê đã xây dựng một hệ thống phương pháp khoa học riêng như điều tra thống kê, phân tổ thống kê, số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và chỉ số.

Hạch toán kế toán (hay còn được gọi là kế toán):

+ Là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong các đơn vị nhằm kiểm tra toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó.

+ Theo điều 4, Luật kế toán Việt Nam “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin về kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”.

✅Xem thêm: Cách hạch toán giảm giá hàng bán với những trường hợp thường gặp

3. Đặc điểm của hạch toán kế toán là gì

đặc điểm của hạch toán kế toán

So với hạch toán nghiệp vụ và hạch toán thống kê, hạch toán kế toán có những đặc điểm sau:

+ Hạch toán kế toán là phản ánh lại và giám đốc một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống tất cả các loại vật tư, tiền vốn va mọi mặt kinh tế. Về thực chất, hạch toán kế toán nghiên cứu vốn kinh doanh (dưới góc độ tài sản và nguồn vốn ) và quá trình vận động của vốn trong các tổ chức, các đơn vị. Nhờ đó mà hạch toán kế toán thực hiện được sự giám đốc liên tục cả nước, trong và sau quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Hạch toán kế toán sử dụng cả ba loại thước đo, trong đó thước đo tiền tệ được coi là chủ yếu. Nghĩa là trong kế toán, mọi nghiệp vụ kinh tế đều được ghi chép theo giá trị và được thể hiện thông qua tiền. Nhờ đó mà hạch toán kế toán cung cấp được các chỉ tiêu tổng hợp phục vụ cho việc giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế – tài chính.

+ Hạch toán kế toán sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học như chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp – cân đối kế toán. Trong đó phương pháp lập chứng từ kế toán là hạch toán là bước đầu tiên và bắt buộc phải có đối với mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhờ đó, số liệu do kế toán cung cấp bảo đảm nhằm phản ánh được tính chính xác và có cơ sở pháp lý vững chắc.

Thông tin hạch toán kế toán có những đặc điểm nổi bật sau:

+ Thông tin hạch toán kế toán là những thông tin động về tuần hoàn của vốn. Trong doanh nghiệp, toàn bộ bức tranh về quá trình sản xuất kinh doanh từ bước đầu tiên là cung cấp vật tư cho sản xuất, qua bước sản xuất đến bước cuối cùng là tiêu thụ đều được phản ánh thật đầy đủ và sinh động qua thông tin kế toán.

+ Thông tin hạch toán kế toán luôn là những thông tin về hai mặt của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình : tài sản và nguồn vốn, tăng và giảm, chi phí và kết quả,.. Những thông tin này có ý nghĩa rất lớn đối với việc ứng dụng hạch toán kinh doanh. Với nội dung cơ bản là độc lập về tài chính, lấy thu bù chi, kích thích vật chất và trách nhiệm vật chất…

+ Mỗi thông tin thu được đều là kết quả của quá trình có tính hai mặt: thông tin và kiểm tra. Do đó, khi nói đến hạch toán kế toán cũng như thông tin thu được từ phân hệ này đều không thể tách rời hai đặc trưng cơ bản nhất là thông tin và kiểm tra.

✅Xem thêm: Cách hạch toán phải trả người bán TK 331 nhanh chóng nhất