F trong vật lý là gì

Trong chương trình Vật lý lớp 10, lớp 11 đại cương, các bạn học sinh rất dễ gặp ký hiệu F. Vậy F là gì trong Vật lý? Đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây của GiaiNgo sẽ gỡ rối giúp bạn về khái niệm này nhé!

F là gì trong Vật lý? Lực là gì?

F là gì trong Vật lý?

F là lực tác động trong Vật lý. Lực là nguyên nhân làm cho một vật có khối lượng thay đổi vận tốc hoặc làm biến dạng vật thể.

Được tài trợ

Hiểu theo cách khác, lực là một đại lượng vectơ. Khi lực tác dụng vật này lên vật khác, nó sẽ tạo ra gia tốc cho vật hoặc làm biến dạng chúng.

Dụng cụ dùng để đo lực là lực kế. Đơn vị của lực là Newton, kí hiệu là N.

Được tài trợ

Vừa rồi là khái niệm F là gì trong Vật lý. Để hiểu rõ hơn về lực F, mời bạn đến với phần nội dung về đặc điểm.

f la gi trong vat ly

Đặc điểm của lực F

Dưới đây là một số đặc điểm của lực F:

  • Phương của lực không cố định và tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của các loại lực khác nhau. Do đó, mỗi lực đều có phương và chiều xác định.
  • Độ dài ᴄủa lựᴄ ѕẽ tỷ lệ ᴠới ᴄường độ lựᴄ theo một tỷ lệ ᴄho trướᴄ.
  • Kí hiệu của lực là F.

Cơ học Newton là phần nội dung tiếp theo của bài viết F là gì trong Vật lý. Mời bạn đọc theo dõi cùng GiaiNgo.

Xem thêm:

  • Z là gì trong Toán học? Tìm hiểu các tập hợp số cơ bản khác
  • V là gì trong tiếng Anh? Giải thích nghĩa của từ viết tắt
  • N là gì trong tiếng Anh? N là viết tắt từ gì trong tiếng Anh

Cơ học Newton

Định luật thứ nhất

Khi một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không. Lúc đó, nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.

Định luật này bắt nguồn từ một phát biểu trước đó của Galileo Galilei. Định luật 1 Newton hay còn được gọi là định luật quán tính.

Định luật thứ hai

Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Phương trình Toán học của định luật 2 Newton:

dinh luat 2 newton

Trong đó:

  • F: Tổng ngoại lực tác dụng lên vật (N)
  • p: Động lượng của vật (m/s)
  • t: Thời gian (s)

Định luật thứ ba

Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì khi đó vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá trị, cùng độ lớn, nhưng lại ngược chiều nhau.

dinh luat 3 newton

Sau đây là phần thông tin về các loại lực cơ học hiện nay. Mời bạn đọc theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết F là gì trong Vật lý để biết thêm chi tiết.

Các loại lực cơ học hiện nay

Lực hấp dẫn

Mọi vật trong vũ trụ được hút nhau với một lực, lực đó gọi là lực hấp dẫn. Đây là loại lực tác dụng từ xa, qua các khoảng không gian giữa các vật. Nhờ có lực hấp dẫn mà các hành tinh đều quay quanh mặt trời.

Lực hấp dẫn có điểm đặt tại tâm của vật, cùng phương và ngược chiều.

Công thức của lực hấp dẫn là:

luc hap dan

Trong đó:

  • Fhd: Lực hấp dẫn.
  • m1, m2: Khối lượng của hai chất điểm.
  • R: Khoảng cách giữa 2 chất điểm.
  • G = 6,67.10-11 Nm2/kg2 gọi là hằng số hấp dẫn.

Khái niệm lực đàn hồi sẽ được GiaiNgo bật mí trong nội dung sau đây. Mời bạn đọc theo dõi bài viết F là gì trong Vật lý để biết thêm chi tiết.

Lực đàn hồi

Lực đàn hồi được sinh ra khi vật đàn hồi bị biến dạng. Nó thường xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc với lò xo làm nó biến dạng.

Lực đàn hồi có xu hướng chống lại nguyên nhân sinh ra nó. Điều này có nghĩa là lực đàn hồi sẽ đưa vật trở lại trạng thái ban đầu khi chưa bị biến dạng.

Công thức của lực đàn hồi:

Fdh= k x |∆l|

Trong đó:

  • Fdh: Lực đàn hồi.
  • K: Hệ số đàn hồi của lò xo.
  • ∆l: Độ biến dạng của lò xo.

Mời bạn đến nội dung tiếp theo của bài viết F là gì trong Vật lý. Đó là phần nội dung về lực ma sát.

Lực ma sát

Lực ma sát là lực cản trở sự chuyển động. Lực này xuất hiện tại mặt tiếp xúc giữa 2 bề mặt vật chất. Lực ma sát chống lại sự thay đổi vị trí tương đối giữa 2 bề mặt.

Lực ma sát có phương song song với bề mặt tiếp xúc. Đồng thời, nó có chiều ngược với chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.

Lực ma sát gồm:

  • Lực ma sát trượt.
  • Lực ma sát lăn.
  • Lực ma sát nghỉ.

Công thức tính lực ma sát:

Fmst = μt x N

Trong đó:

  • Fmst: Lực ma sát trượt.
  • μt: Hệ số ma sát phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc của 2 vật.
  • N: Áp lực của hai vật.

luc ma sat

Khái niệm và công thức tính lực hướng tâm sẽ là phần nội dung tiếp theo của bài viết F là gì trong Vật lý. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Lực hướng tâm

Lực hướng tâm là lực tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều, gây ra cho vật gia tốc hướng tâm. Lực này có phương trùng với đường thẳng nối vật và tâm quỹ đạo, chiều từ vật hướng vào tâm quỹ đạo.

Công thức của lực hướng tâm:

Fht = m × aht = (m × v2)/r = m × ω2 × r

Trong đó:

  • Fht: Lực hướng tâm (N)
  • M: Khối lượng của vật (kg)
  • aht: Gia tốc hướng tâm (m/s2)
  • v: Tốc độ dài của vật chuyển động tròn đều (m/s)
  • r: Bán kính quỹ đạo tròn (m)
  • ω: Tốc độ góc của vật chuyển động tròn đều (rad/s)

Hi vọng những thông tin vừa rồi của GiaiNgo sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi F là gì trong Vật lý. Đừng quên chia sẻ bài viết này để nhiều bạn học sinh được biết hơn nhé. Hẹn gặp bạn trong những bài viết tiếp theo của GiaiNgo.