Eps là gì trong chứng khoán

EPS là một trong các chỉ số tài chính quan trọng, có vai trò trong việc tính toán lợi nhuận. Chỉ số này giúp nhà đầu tư có thể quyết định đầu tư khi giao dịch cổ phiếu trên thị trường tốt hơn. Vậy chỉ số EPS là gì? Cách tính và ý nghĩa của ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của ngân hàng số Timo để tìm hiểu thêm về thuật ngữ này nhé!

Xem thêm: Tổng quan về cổ phiếu.

Chỉ số EPS là gì?

EPS có tên đầy đủ tiếng Anh là Earning Per Share. Đây chính là lợi nhuận sau thuế mà nhà đầu tư sẽ được nhận từ 1 cổ phiếu. EPS còn được hiểu là khoản lời mà bạn có được trên 1 lượng vốn ban đầu bỏ ra.

EPS còn được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của dự án, doanh nghiệp. Thường các công ty sẽ dùng chỉ số EPS làm thước đo để phân chia lãi suất cho các cổ phiếu đang lưu thông trên thị trường.

Ví dụ: Doanh nghiệp đang phát hành 15 triệu cổ phiếu trên thị trường. Lợi nhuận sau thuế là 1 triệu USD. Lúc này, EPS của mỗi cổ phiếu rơi vào khoảng 10 USD. Hoặc có thể hiểu đơn giản 10 USD là lợi nhuận trên một cổ phiếu của doanh nghiệp đó.

Ý nghĩa của chỉ số EPS

Chỉ số EPS thường được dùng để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của dự án hay doanh nghiệp. Các ý nghĩa của chỉ số này như sau:

  • Có thể phản ánh tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn khi tham gia đầu tư vào cổ phiếu.
  • Là chỉ số so sánh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực.
  • Ngoài ra còn sử dụng để tính toán những chỉ số kinh tế khác, chẳng hạn như P/E và ROE.

EPS cơ bản và EPS pha loãng

Chỉ số EPS được chia thành 2 loại là EPS cơ bản và EPS pha loãng.

  • EPS cơ bản (Basic EPS):Là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu thường. Loại này thường được tính dựa trên công thức như sau:
EPS = (Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành
  • EPS pha loãng (Diluted EPS): Thường được sử dụng để hạn chế sự rủi ro và pha loãng lợi nhuận của một cổ phiếu. Việc này xảy ra khi công ty phát hành các loại trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi hay ESOP. Loại EPS được đánh giá là đưa ra tính chính xác cao hơn vì nó có đo lường, phản ánh được sự thay đổi lượng cổ phiếu qua các sự kiện, biến cố.
EPS pha loãng = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Lượng cổ phiếu đang lưu hành + Lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)

Thực tế, để có thể khái quát được các biến động của thị trường và đo lường được lợi tức của mỗi cổ phiếu sau thuế. Các doanh nghiệp, công ty cần đánh giá kết quả của hoạt động kinh doanh dựa trên cả 2 loại chỉ số trên.

Cách tính chỉ số EPS trong chứng khoán

Ta áp dụng công thức sau để tính được chỉ số EPS:

Trong đó:

– Lợi nhuận sau thuế (còn gọi là lợi nhuận ròng): Đây là khoản lợi tức của công ty sau khi điều chỉnh các loại phí liên quan đến hoạt động, mức khấu hao, nộp thuế, lãi suất và những mức phí liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty.

Công thức để tính lợi nhuận ròng:

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận thuần của các hoạt động tài chính + Doanh thu thuần + Các khoản bất thường khác – Chi phí (Chi phí quản lý doanh nghiệp + Phí bán hàng + Các khoản phí bất thường) – Giá vốn bán hàng – Thuế thu nhập doanh nghiệp

– Cổ tức cổ phiếu ưu đãi: Đây là mức lợi nhuận mà người đầu tư có được từ những cổ phiếu ưu đãi.

– Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành: Nhiều doanh nghiệp sẽ chọn tính toán dựa vào số lượng cổ phiếu bình quân lưu hành tại thời điểm cuối hạn để dễ dàng tính toán hơn.

Ví dụ: Sau đây là cổ phiếu của CTCP Sữa Việt Nam (VNM):

Cổ phiếuLợi nhuận sau thuếCổ tức ưu đãiKLCP bình quânEPS cơ bản

Lợi nhuận sau thuế của VNM ở 4 quý gần nhất đạt 10.295 tỷ đồng, Khối lượng cổ phiếu bình quân lưu hành là 1.741 tỷ cổ phiếu.

VNM sử dụng 785 tỷ đồng để trả cổ tức ưu đãi trong kỳ.

Vậy chỉ số EPS sẽ được tính như sau:

EPS = (10,295 – 785) / 1.741 = 5,463.4 (đồng/cổ phiếu).

Mối quan hệ giữa chỉ số EPS và P/E

Mối quan hệ giữa EPS và P/E sẽ được thể hiện qua công thức:

P/E = P/EPS

Trong đó:

  • P (Market Price): Giá của thị trường.
  • EPS: Mức lợi nhuận sau thuế trên một cổ phiếu.
  • P/E: Chỉ số phản ánh hệ số giá của thu nhập.

Với công thức tính chỉ số P/E, hệ số E hay EPS có vai trò là là biến số để tính giá trị cổ phiếu. Việc tính chỉ số P/E sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định dễ dàng hơn khi lựa chọn cổ phiếu, dự án để đầu tư. Chỉ số P/E còn cho biết cùng một cổ phiếu thì giá thị trường của nó cao hơn lợi nhuận bao nhiêu lần.

Xem chi tiết: Chỉ số P/E là gì?

Nhìn chung, bạn đã có thể hiểu được chỉ số EPS là gì và dựa vào công thức để đánh giá được lợi nhuận mang lại cho bản thân. Tuy nhiên với những nhà đầu tư mới tìm hiểu, việc phân tích và dùng chỉ số EPS là một vấn đề không dễ dàng. Vì vậy, bạn có thể tham gia đầu tư sinh lời qua quỹ mở để an toàn và ổn định hơn, cũng không đòi hỏi từ bạn một kiến thức chuyên môn cao.

Hiện nay, bạn hoàn toàn có thể đầu tư vào 4 loại quỹ mở do VinaCapital quản lý tại app Timo. Gồm có:

  • Quỹ mở Đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam (VESAF).
  • Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth (VEOF).
  • Quỹ Đầu tư Cân bằng Tuệ Sáng VinaCapital (VIBF).
  • Quỹ Đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh VinaWealth (VFF).

Xem thêm: Cách chọn quỹ mở nào tốt để đầu tư.

Tham khảo hiệu quả hoạt động của các Quỹ mở do VinaCapital quản lý sau đây:

Tại ngày 02-12-2021Lợi nhuận từ đầu năm (2021) (%)Lợi nhuận 1 năm (%)Lợi nhuận trung bình 3 năm (%)Lợi nhuận trung bình 5 năm (%)Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập
Nguồn: VinaCapital

Với quá trình minh bạch và an toàn, bạn hoàn toàn yên tâm khi đặt số tiền nhàn rỗi của mình tại đây. Mở tài khoản Timo nhanh chóng chỉ với 5 phút ngay trên ứng dụng Timo Digital Bank ngay hôm nay để việc đầu tư không còn là vấn đề nan giải!