Dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh là gì
Trẻ bị dính thắng môi trên có sao không? Cha mẹ cần làm gì để xử lý tình trạng này? Tất cả những băn khoăn này sẽ được chuyên gia giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!
- Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự khỏi không?
- Nguyên nhân dính thắng lưỡi ở trẻ và cách điều trị hiệu quả
Dính thắng môi trên ở trẻ là gì?
Trước khi giải đáp “trẻ bị dính thắng môi trên có sao không?”, hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu một vài thông tin về dị tật bẩm sinh này nhé!
Dính thắng môi trên hay còn gọi là phanh môi bám thấp, thuật ngữ này mô tả tình trạng thắng môi trên (tấm niêm mạc dưới môi lối với mặt lợi giữa hai răng cửa trên) quá dày, ngắn và siết chặt lại. Điều này gây hạn chế cử động của môi trên, khả năng bú mẹ và giao tiếp sau này ở trẻ.
Mức độ nặng nhẹ của dị tật này ở mỗi trẻ là khác nhau. Trẻ cần được bác sĩ thăm khám để đưa ra đánh giá chính xác. Dưới đây là 4 mức độ dính thắng môi trên thường gặp ở trẻ:
- Mức độ 1: Thắng môi bám vào giữa niêm mạc lợi và miệng
- Mức độ 2: thắng môi bám vào vùng lợi ích
- Mức độ 3: thắng môi bám tới nhú lợi
- Mức độ 4: thắng môi vượt qua mỏm ổ răng bám vào niêm mạc lợi
Trường hợp dính thắng môi không gây đau, trẻ có thể chưa cần phẫu thuật. Bởi khi trẻ thay răng hàm trên vĩnh viễn có thể khiến khe thưa này khép lại tự nhiên. Ngược lại, nếu phanh không khép lại thì cần chỉnh nha. Đặc biệt, nếu răng sau chỉnh nha xuất hiện khe thưa trở lại, lúc này trẻ mới cần đến phẫu thuật.
Hình ảnh dính thắng môi trên theo từng cấp độ
Trẻ bị dính thắng môi trên có sao không?
Nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng “trẻ bị dính thắng môi trên có nguy hiểm không?” Thực tế. dính thắng môi trên là một dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ, không phải là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm. Nhìn chung, dị tật này ở trẻ không quá đáng lo. Tuy nhiên, trẻ bị dính thắng trên gây khá nhiều bất tiện đến việc ăn uống và những hoạt động hằng ngày khác. Càng để lâu, hậu quả của dính thắng môi trên gây ra cho trẻ càng rõ rệt hơn.
Dính thắng môi ở trẻ ảnh hưởng gì tới việc bú sữa?
Trẻ bị dính thắng môi trên có sao không? Dị tật này gây khá nhiều khó khăn đến việc bú sữa của bé. Thông thường, để bú hiệu quả, trẻ cần học được cách ngậm ti và phối hợp giữa lưỡi và môi. Tùy thuộc vào mức độ dính thắng lưỡi, trẻ có thể làm tốt điều này hoặc không.
Dưới đây là một số ảnh hưởng của dính thắng môi tới việc bú sữa ở trẻ:
- Gặp khó khăn khi ngậm ti và duy trì chốt bú
- Ngậm ti không chặt do môi không trề ra khiến thời gian bú ngắn, bé ăn không đủ
- Bé quấy khóc, cáu gắt do không ti được
- Bé có thể bị đầy hơi do trong quá trình bú nuốt phải không khí
- Dính thắng lưỡi không chỉ ảnh hưởng đến trẻ mà còn gây khá nhiều sự bất tiện đến với các mẹ đang cho con bú. Chẳng hạn như:
- Đau, trầy xước núm ti
- Viêm tuyến vú, tắc sữa
- Mẹ bị ít sữa do bé không thể bú đúng cách
Những tác động khác của dính thắng môi tới bé
Trẻ bị dính thắng môi trên có sao không? Bên cạnh những ảnh hưởng tới việc bú sữa, trẻ bị dính thắng môi trên còn gặp những nhiều bất tiện khác như sau:
- Khả năng nhai và nuốt thức ăn hạn chế khi bắt đầu ăn dặm do môi trên không thể trề ra
- Bé khó có thể ăn được bằng thìa
- Dính thắng môi trên gây sai lệch về khớp cắn, tạo khoảng trống từ 2 – 4mm giữa 2 răng cửa trên. Điều này ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến trẻ mất tự tin khi giao tiếp
- Thắng môi trên ngắn, siết chặt còn gây tình trạng co kéo lợi khiến việc làm sạch khoang miệng trở nên khó khăn hơn. Vì đó, trẻ dễ mắc các vấn đề về răng miệng do có mảng bám tích tụ nhiều
Trẻ bị dính thắng môi trên phải làm sao?
“Trẻ bị dính thắng môi trên có sao không?”, nhìn chung tình trạng này không quá đáng lo nhưng cần được điều trị sớm để tránh gây hậu quả sau này.
Phẫu thuật cắt phanh môi là thủ thuật đơn giản, được áp dụng khi trẻ gặp tình trạng dính thắng môi trên. Theo đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ nới lỏng thắng môi trên bằng cách cắt bớt một phần của nó. Trong suốt quá trình phẫu thuật trẻ sẽ được tiêm thuốc gây tê tại chỗ để hạn chế tình trạng đau nhức.
Độ tuổi thích hợp để phẫu thuật cắt thắng môi cho trẻ là từ 11 – 12 tuổi. Lúc này, hầu hết trẻ đã có đủ 20 chiếc răng vĩnh viễn, khoảng cách mà phần phanh môi để lại cũng sẽ được thu hẹp hơn.
Đặc biệt, nếu tình trạng phanh môi trên bám thấp gây đau nhiều hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc đến giọng nói và vệ sinh răng miệng, trẻ sẽ cần được phẫu thuật sớm.
Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khám và được bác sĩ đánh giá mức độ, qua đó cho lời khuyên để điều trị hiệu quả.
Trên đây là giải đáp “trẻ bị dính thắng môi trên có sao không?”. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp cha mẹ “bó túi” được nhiều thông tin hữu ích!