điều kiện để thành lập đoàn nền tảng là gì

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện, trình tự thủ tục, hồ sơ thành lập công đoàn theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật lao động khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

Từ khi ra đời vào ngày 28 tháng 07 năm 1929 Công đoàn đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống chính trị Việt Nam, đặc biệt là đối với giai cấp công nhân giai cấp chiếm số đông nhất trong xã hội. Công đoàn được thành lập một cách tự nguyện nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng, đại diện cho viên chức, công chức, công nhân cũng như những người lao động khác nhằm đảm bảo quyền và lơi ích hợp pháp của họ. Bên cạnh đó còn nhăm giám sát hoạt quản lý của cơ quan nhà nươc, đơn vị Doanh nghiệp, tổ chức, vận động người lao động thực hiện theo chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, tích cực học tập, nâng cao trình độ, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với vai trò to lớn như vậy thì Công đoàn được thành lập theo trình tự thủ tục như thế nào thì Luật Dương gia xin đưa ra một số quy định của pháp luật có liên quan như sau:

xu-ly-vi-pham-quy-dinh-ve-cong-doan%281%29

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Thứ nhất: Điều kiện để thành lập công đoàn.

Trong hệ thống tổ chức Công đoàn sẽ bao gồm có công đoàn các cấp và trên sẽ có Tổng liên doàn Việt Nam quan lý và điều hành chung toàn hệ thống. Công đoàn cơ sở được tổ chức hầu như ở tất cả các cơ quan, tổ chức theo quy đinh cua pháp luật lao động cũng như luật công đoàn và các quy đinh của pháp luật có liên quan kể cả các tổ chức quốc tế, nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ của Việt Nam

Nền tảng của tổ chức Công đoàn để công đoàn vững mạnh chính là tổ chức Công đoàn cơ sở, nó là tế bào của công đoàn, tổ chức Công đoàn không thể thiếu được công đoàn cơ sở.

Các cơ quan phường, xã, thị trấn, các doanh nghiệp ở tất cả các thành phần kinh tế theo quy định, các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc ngoài công lập nhưng hoạch toán, các cơ quan nhà nước hoặc các văn phòng đại diện của các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, kể cả các đơn vị, cơ quan, tổ chức mà có sử dụng người lao động Việt Nam làm việc thì được phép thành lập, hoạt động công đoàn cơ sở khi đáp ứng được đủ những điều kiện sau:

Khi muốn thành lập công đoàn cơ sở ở cơ quan, tổ chức thì cơ quan tổ chức đó phải có ít nhất 05 người lao động hoặc là 05 đoàn viên công đoàn thì mới tổ chức thành lập công đoàn cơ sơ được, ngoài ra cơ quan, tổ chức muôn thành lập đó bắt buộc phải có tư cách pháp nhân.

Tuy nhiên trong trường hợp không đủ điều kiện thành lập công đoàn riêng thì có thể thành lập công đoàn ghép khi có các điều kiện sau:

Xem thêm: Cách tính phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm với cán bộ công đoàn

– Khi tổ chức, cơ quan, đơn vị đó có tư cách pháp nhân nhưng chỉ có hai mươi đoàn viên hay người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn dưới hai mươi người. Nếu có trên hai mươi người đoàn viên hay hai mươi người lao động tự nguyện tham gia công đoàn nhưng không có tư cách pháp nhân.

– Ngoài ra trường hợp doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đó có tư cách pháp nhân, số lượng đoàn viên theo quy định đầy đủ, tuy nhiên lại có chung chủ sở hữu, lĩnh vực hoạt động như nhau, ngành ghề kinh doanh như nhau thì có thể tự nguyện liên kết thành lập công đoàn cơ sở theo quy đinh mà không cần phải thành lập riêng biệt.

Công đoàn cấp trên cơ sơ có thẩm quyền quyết định thành lập công đoàn cơ sở thành viên nếu được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý và hoạt động của công đoàn thành viên đều do công đoàn cơ sở chỉ đạo, điều hành, phân công quyền hạn, nhiệm vụ cho công đoàn thành viên của mình. Để thành lập công đoàn thành viên thì phải đáp ứng cơ quan, tổ chức phải có tư cách pháp nhân hoặc chịu sự giám sát, chi phối trực tiếp của doanh nghiệp hoặc công đoàn cơ sở. Thêm nữa công đoàn cơ sở đó phải có nhu cầu, mong muốn thành lập công đoàn cơ sở thành viên. Tức là mang tính chất tự nguyện chứ không bắt buộc phải thành lập công đoàn thành viên.

Trong trường hợp cần thiết theo nhu cầu của đơn vị hay của người lao động thì công đoàn cơ sở thành viên hay công đoàn cơ sở có thể thành lập công đoàn bộ phận, tổ công đoàn để đáp ứng cũng như phát huy được vai trò của công đoàn và chỉ đạo mọi hoạt động tổ công đoàn, bộ phận công đoàn.

Thứ hai: Thủ tục thành lập công đoàn.

– Vì công đoàn hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện tham gia nên đầu tiên để thành lập công đoàn cần tồ chức vận động thành lập Công đoàn.

Từ ba người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đang làm việc mà có mong muốn và có đơn xin tham gia Công đoàn Việt Nam thì họ có thể lập ban vận động cùng với bầu trưởng ban vận động sau đó sẽ tiến hành vận động thành lập công đoàn nhưng nếu trong ba người lao động đó đã có 01 người là thành viên của công đoàn thì không cần thành lập ban vận động mà có thể tiến hành huy động người lao động lại và làm trưởng ban vận động luôn ròi tiến hành vận động người lao động tham gia công đoàn. Tuy nhiên ban vận động này sẽ không tồn tại mãi mà sẽ chấm dứt hoạt động, giải tán sau khi bầu được ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Nếu ghép công đoàn thi mỗi cơ quan, tổ chức phải có không dưới 03 người lao động tự nguyện mong muốn tham gia Công đoàn Việt Nam, thêm vào đó phải cử ra được một người tham gia vào ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.

Xem thêm: Kinh phí công đoàn là gì? Sử dụng kinh phí công đoàn như thế nào?

– Tiến hành hội nghị thành lập công đoàn cơ sở. thì ban vận động sẽ đề nghi công đoàn cấp trên hướng dẫn. Nội dung hội nghị để có giá tri pháp lý cần phải có những nội dung theo quy định như sau: Báo cao quá trình vận động xem có đúng quy định hay không, người lao động có tự nguyện tham gia hay không, danh sách người lao động tham gia, ngoài ra phải có văn bản tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở, nội dung bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở và cần phải tiến hành lấy ý kiến thông qua trương trình để hoạt động công đoàn ở cơ sở, nếu không đồng ý về trương trình hoạt động đó có thể đưa ra chỉnh sửa và đi đến thống nhất.

Việc bầu cử này sẽ hoạt động theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, phiếu bầu cử này phải được trưởng ban vận động thành lập công đoàn kí, người trúng cử phải được ít nhất 1/2 phiếu đồng ý khi thu phiếu bầu về.

Bên canh đó trong thời hạn mười lăm ngày khi nhận được đề nghị công nhận, thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực tiếp đó phải thực hiện nhiệm vụ xem xét quá trình tổ chức vận động tham gia công đoàn có đúng quy định hay không, có mang tính khách quan, dựa trên tinh thần tự nguyện hay không, bầu ban chấp hành công đoàn đảm bảo được rằng tất cả các thủ tục đấy đúng quy định và đảm nhiệm được vai trò đại diện của công đoàn.

Nếu thấy đã làm đúng theo quy định và đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực tiếp phải ra quyết đinh công nhận công đoàn cơ sở, đoàn viên theo danh sách đã trình trước đó. Ngoài ra còn phải đưa ra quyết định công nhận ban chấp hành công đoàn kèm các chức danh trong đó, ban chấp hành này sinh hoạt không quá mười hai tháng.

Trường hợp không đủ điều kiện thì phải ra thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không đủ điều kiện thành lập và kèm theo đó công đoàn cấp trên trực tiếp sẽ cử người xuống tuyên truyền vân động cho người lao đông biết quyền và lợi ích khi tham gia công đoàn, vận động họ tham gia công đoàn, kết nạp thêm thành viên, chỉ định ban chấp hành.

Thứ ba: Hồ sơ đề nghị thành lập công đoàn.

Trong hồ sơ đề nghị thành lập công đoàn cơ sở đầu tiên bắt buộc phải có Giấy đề nghị công nhận công đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn đã vận động thành lập, công nhận đoàn viên, kèm theo danh sách đoàn viên xin gia nhập đoàn viên và người lao động có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam, Ngoài ra cần phải có thêm Biên bản hội nghị thành lập công đoàn cơ sở, Biên bản kiểm phiếu bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở và kèm theo đó là bản trích ngang lý lịch.

+) Kết nạp và công nhận đoàn viên Công đoàn mới khi cá nhân trong cơ quan, tổ chức tự nguyện, mong muốn và có đơn yêu cầu tham gia cong đoàn thì Công đoàn cấp trên trực tiếp là công đoàn cơ cở hoặc là cấp trên sẽ xem xét nếu đủ điều kiện sẽ ra quyết định công nhận hoặc kết nạp, trao thẻ đoàn viên Công đoàn cho họ.

Xem thêm: Thủ tục thay đổi, miễn nhiệm, xin thôi chủ tịch công đoàn công ty

Đó là những nơi đã có công đoàn cơ sở, những nơi chưa có thì cá nhân có nhu cầu sẽ nộp đơn vào Ban vận động tham gia công đoàn

Thứ tư: Hình thức của Công đoàn.

Công đoàn có các hình thức tổ chức công đoàn như sau

– Công đoàn cấp trên trực tiếp, Công đoàn cơ sở không có Công đoàn cơ sở thành viên.

– Công đoàn cấp trên, Công đoàn cơ sở có Công đoàn thành viên.

1. Thủ tục thành lập công đoàn cơ sở

Tóm tắt câu hỏi:

Em chào anh/chị ạ! Anh chị cho em hỏi về việc thành lập công đoàn cơ sở đc ko ạ? Công ty e đóng trụ sở tại Sóc Sơn – Hà Nội và đang muốn thành lập công đoàn cho công ty mình.em muốn biết khi thành lập công đoàn cơ sở thì cần đăng ký tại công đoàn huyện hay công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội ( cấp tỉnh) ạ? Em xin chân thành cám ơn!

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Thủ tục xin không tham gia tổ chức Công đoàn cơ sở

Đối với việc thành lập công đoàn cơ sở cho công ty bạn thì:

-Trước tiên để thành lập công đoàn cơ sở cho công ty bạn thì phải đáp ứng các Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở theo quy định :

+ Có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

+Có tư cách pháp nhân.

-Đáp ứng được các điều kiện rồi thì trình tự thành lập Công đoàn cơ sở:

1. Thành lập Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở

Người lao động có quyền yêu cầu công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam thì người lao động tự tập hợp, bầu trưởng ban vận động để tổ chức vận động thành lập công đoàn cơ sở. Trường hợp có một người lao động là đoàn viên công đoàn thì đoàn viên công đoàn có quyền tập hợp người lao động và làm trưởng ban vận động, nếu số đoàn viên công đoàn nhiều hơn (dưới 5 đoàn viên) thì bầu trưởng ban vận động trong số đoàn viên công đoàn.

Xem thêm: Quy định về xin thôi chức vụ, từ chức chủ tịch công đoàn công ty

Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở chấm dứt nhiệm vụ sau khi bầu được ban chấp hành công đoàn cơ sở.

2. Tổ chức hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở:

Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở đề nghị công đoàn cấp trên hướng dẫn việc tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.

Nội dung hội nghị thành lập công đoàn cơ sở gồm:

– Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập công đoàn cơ sở.

– Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.

– Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở.

– Bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Xem thêm: Công đoàn là gì? Vai trò của tổ chức này đối với người lao động?

– Thông qua chương trình hoạt động của công đoàn cơ sở.

Việc bầu cử ban chấp hành công đoàn tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá một phần hai (1/2) so với số phiếu thu về. Phiếu bầu cử tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở phải có chữ ký của trưởng ban vận động thành lập công đoàn cơ sở ở góc trái, phía trên phiếu bầu.

3. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (Liên đoàn lao động cấp huyện, Công đoàn ngành) ra quyết định công nhận:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm thẩm định tính hợp pháp của quá trình thành lập Công đoàn cơ sở.

– Trường hợp đủ điều kiện thì ra các quyết định: công nhận đoàn viên, công nhận Công đoàn cơ sở, công nhận Ban chấp hành.

– Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì thông báo bằng văn bản tới Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở.

* Hồ sơ đề nghị công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở sở gửi hồ sơ, đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở quyết định công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, hồ sơ gồm:

Xem thêm: Chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn cơ sở

+ Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở;

+ Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động;

+ Biên bản hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở;

+ Biên bản kiểm phiếu bầu Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.

Theo như đã trình bày ở trên thì việc thành lập công đoàn cơ sở ở công ty bạn theo trình tự như trên. Với câu hỏi của bạn thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để gửi hồ sơ ở trường hợp của bạn sẽ là Liên đoàn lao động huyện Sóc Sơn.

2. Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa Luật sư, chúng tôi là văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam mới thành lập nên chưa rõ lắm về việc tham gia công đoàn, xin hỏi văn phòng chúng tôi chỉ đóng kinh phí công đoàn 2%/ tổng lương và không thành lập công đoàn, không thu đoàn phí 1%/lương của người lao động thì có phạm luật không? bởi văn phòng chúng tôi có 6 nhân viên người VN quốc tịch VN kể cả trưởng đại diện nhưng không ai tán thành gia nhập công đoàn! Xin luật sư tư vấn giúp, chúng tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Xem thêm: Điều kiện công tác sinh hoạt công đoàn của công chức về hưu

Thứ nhất, công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Theo quy định của Luật công đoàn 2012 nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn được thực hiện như sau.

“- Đối tượng đóng kinh phí công đoàn quy định tại Điều 4 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP như sau: Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

– Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

– Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

– Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

Xem thêm: Người nước ngoài có được tham gia tổ chức công đoàn

– Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.”

Mặt khác, Khoản 1 Điều 37 Điều lệ công đoàn Việt Nam 2013 quy định về tài chính Công đoàn như sau:

“- Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tài chính của Công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:

+ Đoàn phí Công đoàn do đoàn viên đóng hằng tháng bằng một phần trăm (1%) tiền lương.

+ Kinh phí Công đoàn do Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng hai phần trăm (2%) quỹ tiền lương của người lao động. Tiền lương là tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội.

+ Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ.

+ Các nguồn thu khác: Thu từ các hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề tài, đề án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.”

Như vậy, văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam của bạn có sử dụng lao động Việt Nam nên phải đóng kinh phí công đoàn 2%/ tổng lương. Những người lao động là đoàn viên phải đóng đoàn phí hằng tháng bằng một phần trăm (1%) tiền lương.

Xem thêm: Thực trạng hoạt động của tổ chức Công đoàn

Thứ hai, công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Thành lập công đoàn cơ sở nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.

Căn cứ Điều 16 Điều lệ công đoàn Việt Nam 2013 quy định điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của Công đoàn cơ sở như sau:

“- Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở:

+ Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, được thành lập ở các Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi có ít nhất năm đoàn viên Công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

+ Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động khi có ít nhất mười đoàn viên Công đoàn hoặc mười người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.”

– Hướng dẫn cụ thể tại Hướng dẫn 238/2014/HD-TLĐ như sau:

“+ Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; các hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; cơ quan xã, phường, thị trấn; các cơ quan nhà nước; các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có hạch toán độc lập; các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử dụng lao động là người Việt Nam được thành lập công đoàn cơ sở khi có đủ hai điều kiện:

+ Có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Xem thêm: Tiền lương tối thiểu công đoàn cơ sở đang thu kinh phí là gì?

+ Có tư cách pháp nhân.”

Như vậy, nếu văn phòng đại diện của bạn có 5 đoàn viên Công đoàn trở lên hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn Việt Nam thì bắt buộc thành lập công đoàn cơ sở. Còn trường hợp không có ai tán thành việc thành lập cũng như gia nhập công đoàn thì không bắt buộc thành lập công đoàn cơ sở. Doanh nghiệp vẫn phải đóng phí công đoàn theo quy định là 2%/quỹ tiền lương của người lao động.

3. Thành lập công đoàn cơ sở theo đúng quy định

Tóm tắt câu hỏi:

Kính thưa Luật sư, Xin Luật sư giải đáp thắc mắc về sự việc như sau: Công ty tôi trước đây là chi nhánh của 1 Công ty TNHH MTV thuộc cơ quan nhà nước. Công ty mẹ đặt tại TpHCM, Chi nhánh đặt tại Dĩ An Bình Dương. Và Chi nhánh tham gia và trích đoàn phí công đoàn thông qua Công ty mẹ. Hiện nay, Chi nhánh đã chuyển đổi và tách ra thành lập Công ty CP có trụ sở tại Dĩ An Bình Dương vẫn địa chỉ cũ , Công ty mẹ có gop 10%. vì vậy, tôi muốn hỏi rằng: Nếu Công ty CP mới thành lập này có thể tiếp tục tham gia công đoàn như cũ được không (tức là Công đoàn Cty CP tham gia chung với Công đoàn Công ty TNHH)? Vì Sở Liên đoàn lao động tại Dĩ An Bình Dương có đề nghị Công ty CP tham gia Công đoàn tại Dĩ An Bình Dương. Kính Mong Luật sư giải đáp thắc mắc để Công ty có thể thực hiện đúng theo quy định của Luật Nhà Nước quy định. Xin chân thành cảm ơn?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 6 Luật công đoàn 2012 về nuyên tắc tổ chức và hoạt động của công đoàn:

“1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.”

Xem thêm: Phụ cấp chức vụ đối với giáo viên được bầu làm Chủ tịch công đoàn cơ sở

Đồng thời, theo quy định tại Điều 7 Luật công đoàn 2012 về hệ thống tổ chức công đoàn:

“Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.”

Và theo quy định tại Điều 189 Luật doanh nghiệp 2014 về công ty mẹ, công ty con:

“1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Xem thêm: Không thành lập công đoàn cơ sở có phải đóng kinh phí công đoàn không?

2. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

thanh-lap-cong-doan-co-so-theo-dung-quy-dinh-phap-luat.

Luật sư tư vấn luật công đoàn qua tổng đài:1900.6568

Có thể thấy, công ty bạn là do từ một chi nhánh của một công ty khác tách ra và có 10% vốn góp của công ty này thì mối quan hệ của công ty gốc với công ty bạn không được coi là công ty mẹ, công ty con. Nên khi 2 pháp nhân độc lập với nhau thì không thể thực hiện việc quan lý chung bởi một tổ chức công đoàn, do đó, công ty bạn nếu có nhu cầu thì cân phải thành lập một tổ chức công đoàn riêng tại công ty mình.