Để có được một ngôi nhà đẹp với cấu trúc hài hòa hợp lý đòi hỏi ngôi nhà cần được tính toán kỹ lưỡng về kinh tế, diện tích sàn, diện tích xây dựng… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về diện tích xây dựng là gì và khác gì với diện tích sàn. Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
Diện tích xây dựng là gì?
Diện tích xây dựng (tính theo m2) là diện tích được phép xây dựng tính từ mép ngoài tường bên này đến mép tường ngoài bên kia. Diện tích xây dựng nhà phố, biệt thự được quy định trong giấy phép xây dựng và phê duyệt trong quy hoạch. Cách trả lời đơn giản cho câu hỏi diện tích xây dựng là gì có thể hiểu là phần phủ bì công tình xây dựng.
Trong diện tích xây dựng còn bao gồm cả diện tích tim tường, diện thích thông thủy, diện tích các phòng, diện tích sử dụng, diện tích ở và diện tích phụ. Chính vì thế mà chúng ta có thể hiểu diện tích xây dựng bao gồm cả diện tích sàn.
Diện tích sử dụng và diện tích xây dựng là khác nhau. Diện tích sử dụng là tổng phần diện tích chính (bao gồm các phòng để ở, tủ tường, phần bố trí dưới cầu thang và diện tích phụ như: bếp, phòng tắm, ban công, nhà kho, lối đi, hành lang, một nửa diện tích ban công và lô gia). Diện tích sử dụng ngoại trừ cột, tường được đưa vào sử dụng sau khi hoàn thiện. Trong khi đó, diện tích xây dựng nhà dân dụng là phần phủ bì gồm toàn bộ phần đất để xây dựng công trình.
Diện tích sàn là gì?
Đối với diện tích sàn xây dựng chính là tổng diện tích sàn bao gồm cả ban công của tất cả các tầng mà bạn xây dựng. Mục đích tính diện tích sàn xây dựng là để xác định giá xây dựng của công trình.
Diện tích sàn của nhà ở bao gồm diện tích sàn của tất cả các tầng không có mái che. Khi tính toàn diện tích sàn, bạn cần phải thực hiện kỹ lưỡng để không bị chênh lệch và không bị thiệt hại về tài chính.
Công thức tính diện tích
So sánh diện tích xây dựng và diện tích sàn xây dựng về công thức tính diện tích cũng khác nhau
Với diện tích sàn thì ta có thể lấy diện tích sàn sử dụng cộng với diện tích khác như phần móng, mái, tầng hầm, sân… Diện tích sàn xây dựng = diện tích sàn sử dụng + diện tích khác (phần móng, mái, sân, tầng hầm).
Diện tích sử dụng có mái (BTCT, tôn, ngói đóng trần, ngói dưới là sàn BTCT trên mới lợp mái,… tóm lại là cứ chỗ nào lợp mái, bao gồm cả ô cầu thang, giếng trời,…) tính 100%.
Còn với diện tích xây dựng thì lại có khá nhiều hạng mục tính khác nhau, đó là:
– Diện tích móng tính bằng 50-75% diện tích một sàn theo đơn giá xây thô
– Diện tích sàn từng tầng được tính bằng 100% diện tích “giọt gianh” mái tầng đó (hay sàn tầng trên kế tiếp), tính phủ bì.
– Diện tích bể nước, bể phốt tính 60-75% diện tích mặt bằng một sàn theo đơn giá xây thô (hoặc tính theo thể tích phủ bì của bể)
– Mái tôn của nhà tầng tính bằng 75% diện tích mặt bằng sàn.
– Mái ngói (bên dưới có làm trần giả) tính bằng 100% diện tích mặt sàn chéo theo mái.
– Mái ngói (đổ sàn bê tông rồi mới lợp thêm ngói) tính bằng 150% diện tích mặt sàn chéo theo mái.
– Sân thượng có dàn lam bê tông, sắt trang trí (dàn phẹc- pelgolas) tính bằng 75% diện tích mặt bằng sàn.
– Sân thượng có mái che tính 75% diện tích mặt bằng sàn.
– Sân thượng, ban công không có mái che tính 50% diện tích mặt bằng sàn.
– Lô gia tính 100% diện tích
Các quy định về diện tích xây dựng nhà ở
Quyết định số 04/2008 BXD quy định diện tích tối thiểu xin giấy phép xây dựng:
– Kích thước lô đất quy hoạch xây dựng nhà ở được xác định cụ thể theo nhu cầu và đối tượng sử dụng, phù hợp với các giải pháp tổ chức không gian và được quản lý theo quy định về quản lý xây dựng của khu vực lập quy hoạch.
– Lô đất xây dựng nhà ở trong các khu ở quy hoạch xây dựng mới, khi tiếp giáp với đường phố có lộ giới ≥20m, phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về kích thước tối thiểu như sau:
+ Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở gia đình ≥45m2;
+ Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở ≥5m;
+ Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở ≥5m.
– Lô đất xây dựng nhà ở trong các khu ở quy hoạch xây dựng mới, khi tiếp giáp với đường phố có lộ giới <20m, phải đồng thời đảm bảo các yêu cầu về kích thước tối thiểu như sau:
+ Diện tích của lô đất xây dựng nhà ở gia đình ≥36m2.
+ Bề rộng của lô đất xây dựng nhà ở ≥4m.
+ Chiều sâu của lô đất xây dựng nhà ở ≥4m.
– Chiều dài tối đa của một dãy nhà liên kế hoặc riêng lẻ có cả hai mặt tiếp giáp với các tuyến đường cấp đường chính khu vực trở xuống là 60m. Giữa các dãy nhà phải bố trí đường giao thông phù hợp với các quy định về quy hoạch mạng lưới đường giao thông (bảng 4.4), hoặc phải bố trí đường đi bộ với bề rộng tối thiểu là 4m.”
Bài viết lý giải các thông tin cơ bản về diện tích xây dựng là gì và các vấn đề liên quan. Hy vọng những kiến thức trên hữu ích với bạn. Tìm đọc các bài viết cùng chuyên mục tư vấn bất động sản để có thêm nhiều thông tin cập nhật mới nhất!
N.Phương (Tổng hợp)
Theo Homedy Blog Tư vấn