Dịch vụ e commerce là gì

I. Thương mại điện tử (E-commerce) là gì?

E-commerce (Electronic commerce) hay còn được gọi là thương mại điện tử – là các hoạt động mua hoặc bán các sản phẩm thông qua dịch vụ trực tuyến. Thương mại điện tử tiện lợi đến mức bạn có thể mua bán sản phẩm trên toàn thế giới ở bất kì thời gian nào. Đây chính là điều mà các cửa hàng truyền thống không thể có được.

Một số các ngành nghề sử dụng E-commerce phổ biến là thương mại di động, chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi cung ứng, tiếp thị qua Internet, giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), hệ thống quản lý hàng tồn kho,..

II. 4 hình thức dịch vụ của doanh nghiệp thương mại điện tử (E-commerce)

Một doanh nghiệp E-commerce có thể sử dụng các hình thức dịch vụ sau đây:

  • Dịch vụ mua sắm trực tuyến để bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các trang web, ứng dụng di động, trò chuyện trực tiếp, chatbot;
  • Cung cấp hoặc tham gia vào các thị trường trực tuyến, xử lý doanh số từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng (B2C) hoặc người tiêu dùng (C2C) của bên thứ ba; Mua và bán sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B);
  • Trao đổi dữ liệu điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B);
  • Tiếp thị cho khách hàng tiềm năng và thành lập bằng e-mail hoặc fax.

Hầu hết mọi sản phẩm hoặc dịch vụ đều có thể được chào bán thông qua thương mại điện tử, từ sách vở, âm nhạc cho tới các dịch vụ tài chính hoặc vé máy bay.

III. Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử (E- commerce)

Thư điện tử: Đây là hình thức được sử dụng nhiều tại các doanh nghiệp hoặc cơ quan Nhà nước,… Họ sử dụng thư điện tử như một hình thức trao đổi trực tuyến thông qua mạng Internet. Hình thức này thường được gọi là e-mail (electronic mail).

Thanh toán điện tử (electronic payment): Đây là hình thức chi trả mức thanh toán cho một dịch vụ nào đó thông qua hình thức trực tuyến , tận dụng Internet trong thời kì công nghệ số. Ví dụ, với thanh toán điện tử thì lương được trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, hay tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng,… Ngày nay, với tốc độ phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là: Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI), tiền lẻ điện tử (Internet Cash), ví điện tử (electronic purse), giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking), dịch vụ vận chuyển thương mại điện tử COD (Cash of Delivery).

Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange, viết tắt là EDI): Đây là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (structured form). Dữ liệu sẽ được truyền từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau.

Truyền dung liệu: Dung liệu (content) hiểu đơn giản là nội dung của hàng hóa số. Giá trị thực của nó không phải trong vật mang tin mà là nằm trong bản thân nội dung của nó. Hàng hoá số hoàn toàn có thể thực hiện dưới hình thức giao qua mạng.

Mua bán hàng hóa hữu hình: Thương mại điện tử ngày một phát triển kéo theo các hàng hóa bán lẻ trực tuyến qua mạng Internet ngày càng được mở rộng. Rất dễ để tìm thấy các mặt hàng thông dụng được bày bán online, từ hoa tới quần áo, điện thoại, ôtô … Từ đó, trào lưu “mua hàng điện tử” (electronic shopping), hay “mua hàng trên mạng” bắt đầu xuất hiện. Vì lẽ đó, Internet ngày càng trở nên quyền lực và bắt đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hữu hình (Retail of tangible goods).

IV. Hiểu thêm về E-commerce (Thương mại điện tử)

Thương mại điện tử (E-commerce) giúp các doanh nghiệp thiết lập, nâng cao sự hiện diện của mình trên thị trường bằng cách cung cấp chuỗi phân phối hàng hóa, dịch vụ rẻ hơn và hiệu quả hơn. Thông thường, các khâu trong một giao dịch thương mại điện tử đều được thực hiện thông qua các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng hay máy tính cá nhân.

Một ví dụ về thành công trong việc ứng dụng thương mại điện tử là Thế giới di động. Không chỉ sở hữu chuỗi cửa hàng trên toàn quốc, Thế giới di động còn sở hữu cửa hàng trực tuyến nơi khách hàng có thể mua các sản phẩm của họ như điện thoại, máy tính xách tay, thiết bị số, điện tử tiêu dùng, sim, thẻ cào điện thoại… Công ty này tập trung rất nhiều vào việc xây dựng thành công trang website của chính mình và tạo tiếng vang lớn với nhiều sự đột phá trong việc phát triển kinh doanh trên nền tảng E-commerce.

Tiki, adayroi, Lazada thì ngược lại, là những doanh nghiệp hoạt động hoàn toàn dựa trên nền tảng thương mại điện tử. Họ xây dựng mô hình kinh doanh xoay quanh việc thanh toán trực tuyến và vận chuyển hàng hóa đến tận nơi cho khách hàng. Các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ đều cũng có thể tham gia vào các trang bán hàng này bằng cách tạo dựng các cửa hàng trực tuyến ngay trên các trang thương mại điện tử thông qua chương trình “Bán hàng cùng Tiki” hay “Bán hàng cùng Lazada”…

Bên cạnh đó, việc tạo ra nhiều ưu đãi hơn trên nền tảng thương mại điện tử đã giúp những ông lớn này thu hút một lượng lớn khách hàng và hình thành thói quen sử dụng E-commerce cho các hoạt động mua sắm của phần lớn dân số tại Việt Nam.

V. Lợi ích của thương mại điện tử

Khi bạn mua hàng hóa hay dịch vụ trực tuyến, bạn đã góp phần tham gia vào thương mại điện tử (E-commerce). Dưới đây là một vài lợi ích của mà thương mại điện tử mang đến cho người tiêu dùng, có thể kể đến:

1. Không giới hạn khoảng cách

Đối với các cửa hàng truyền thống, nếu bạn đang mở cửa hàng tại Việt Nam thì bạn phải mở thêm cửa hàng ở các nước khác để tiếp cận các đối tượng khách hàng nước ngoài, bạn có thể tham khảo cách tính thuế xuất nhập khẩu khi gửi hàng quốc tế của Nhất Tín trước khi mở cửa hàng tại nước ngoài. Tuy nhiên, với E-commerce, khoảng cách sẽ trở nên gần hơn. Thực tế, khách hàng chỉ cần lên website của cửa hàng và lựa chọn món hàng mình thích, hàng hóa sẽ được giao đến tận nơi mà không cần đến tận cửa hàng để mua. Như vậy, bạn có thể bán cho bất cứ ai, dù họ ở đâu, trong nước hay trên thế giới thông qua hình thức thương mại điện tử trực tuyến.

2. Không giới hạn vị trí cửa hàng

Người chủ kinh doanh khi gia nhập vào hình thức E-commerce sẽ không nhất thiết phải ở một địa điểm cố định để xứ lý công việc kinh doanh. Tất cả những gì họ cần là 1 chiếc máy tính hoặc điện thoại có kết nối với Internet. Mọi thứ sẽ luôn được cập nhật trực tuyến và họ hoàn toàn có thể xử lí trực tiếp trên website của mình.

3. Không giới hạn thời gian

Đa số các cửa hàng truyền thống đều đặt giờ mở và đóng cửa trong khoảng từ 8 giờ sáng đến 11 giờ tối. Tuy nhiên, với E-commerce, khách hàng hoàn toàn có thể xem và lựa chọn hàng hóa ở bất kì mọi thời điểm mà họ mong muốn và cảm thấy thuận tiện. Thương mại điện tử mở cửa 24 h/ngày, 7 ngày/tuần và 365 ngày/năm. Điều này đem lại nhiều cơ hội cho khách hàng mua hàng hóa vừa tạo cơ hội cho nhà kinh doanh thu hút thêm lượng lớn khách hàng.

4. Tiết kiệm chi phí

Đứng trên phương diện là khách hàng, việc thanh toán đối với hệ thống E-commerce được xem là điểm thu hút lớn đối với họ. Tuy nhiên, khi bạn đang là người kinh doanh, bạn cần phải lường trước những rủi ro phát sinh, đặc biệt là với hình thức nhận hàng thanh toán – COD. Bạn sẽ xử lý ra sao nếu như khách hàng đổi ý vào phút chót?

5. Quản lý hàng tồn kho tự động

Các công cụ trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho nhà kinh doanh kiểm soát nguồn hàng tồn kho của mình. Từ đó, các chi phí vận hành và tồn kho cũng được giảm đáng kể. Và đây lại được xem như là một lợi thế cạnh tranh lớn của thương mại điện tử so với việc kinh doanh truyền thống.

II. Thách thức thương mại điện tử ở Việt Nam

Bên cạnh nhiều lợi ích và sự thuận tiện, E-commerce vẫn có những thách thức cần phải đối mặt và một số bất lợi đối với người tiêu dùng:

1. Thách thức

a. Xây dựng lòng tin của khách hàng

Đối với các sản phẩm được mua bán online, việc bạn dành được niềm tin của khách hàng cho sản phẩm của mình là rất khó. Lý do là vì đã và đang tồn tại rất nhiều hình thức bán hàng online kém chất lượng hay thậm chí lừa đảo. Khách hàng khi mua hàng online sẽ không thể trực tiếp nhìn và chạm vào sản phẩm một cách trực tiếp, do đó, họ thường lo lắng về uy tín của cửa hàng, chất lượng sản phẩm cũng như giá cả.

b. Có khả năng gặp phải sự cố kỹ thuật

Đa số những chủ cửa hàng tham gia vào hệ thống E-commerce không phải là một người rành công nghệ. Do vậy, khả năng gặp phải những sự cố kỹ thuật không mong muốn là điều không thể tránh khỏi. Một số vấn đề phổ biến thường gặp:

  • Bạn muốn thay đổi giao diện trên của hàng trực tuyến của bạn (ví dụ như thay đổi banner) nhưng lại không biết rõ về cách thiết kế đồ họa hay thiết kế website;
  • Virus hay hacker không mong muốn có khả năng sẽ tấn công website của bạn.

c. Đối thủ cạnh tranh

E-commerce đang dần trở thành miếng bánh ngọt cho nhiều “nhà đầu tư”. Việc bạn bây giờ mới bắt tay vào kinh doanh qua thương mại điện tử có lẽ đã là tời điểm nó trở thành một thị trường bão hòa. Bên cạnh đó, những chi phí mà bạn bỏ ra có thể sẽ là quá nhỏ so với những đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Để vượt qua thách thức này, bạn buộc phải xây dựng chiến lược và định hướng riêng để tạo bước đột phá cũng như thu hút khách hàng về website của mình.

d. Vấn đề thanh toán

Đứng trên phương diện là khách hàng, việc thanh toán đối với hệ thống E-commerce được xem là điểm thu hút lớn đối với họ. Tuy nhiên, khi bạn đang là người kinh doanh, bạn cần phải lường trước những rủi ro phát sinh, đặc biệt là với hình thức nhận hàng thanh toán – COD. Bạn sẽ xử lý ra sao nếu như khách hàng đổi ý vào phút chót?

2. Khuyết điểm

a. Dịch vụ khách hàng

Nếu bạn muốn mua trực tuyến một máy tính, có thể có hoặc không có sự trợ giúp từ những nhân viên bán hàng – những chuyên viên tư vấn cho bạn cái nào là phù hợp với nhu cầu của bạn. Mặc dù đa phần các website thương mại điện tử hiện nay đều có tích hợp tính năng hỗ trợ, chat trực tuyến nhưng nhìn chung thì nó vẫn chưa được đầu tư và sử dụng một cách bài bản.

b. Tính tức thời

Khi bạn mua sắm trực tuyến, bạn phải chờ món hàng được giao đến nhà hoặc văn phòng. Tuy nhiên vấn đề này hiện nay đã được cải thiện rất nhiều với dịch vụ giao hàng trong ngày hoặc thậm chí chỉ trong 2 tiếng hoặc 30 phút, như dịch vụ mà Tiki đang áp dụng (có tính thêm phí).

c. Sự trung thực

Các hình ảnh trực tuyến không phải lúc nào cũng có thể mô tả được đầy đủ hình dạng, màu sắc, chất lượng hoặc tính năng của sản phẩm. Thông thường, hầu hết hình ảnh đều được chỉnh sửa để sản phẩm nhìn bắt mắt và thu hút thị hiếu hơn. Các giao dịch thương mại điện tử đã nhiều lần gây thất vọng cho người tiêu dùng khi món hàng nhận được không như mong đợi.