Địa chỉ liên hệ là gì? Địa chỉ liên hệ là cụm từ đã quá quen thuộc đối với tất cả mọi người. Địa chỉ liên hệ thường được sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày thông qua các hoạt động như công việc, thủ tục, học tập,… Thế nhưng bạn có biết khái niệm địa chỉ liên hệ là gì? Nhằm đảm bảo việc sử dụng chính xác cụm từ này, hãy cùng ACC tìm hiểu trong bài viết về địa chỉ liên hệ là gì sau đây bạn nhé.
1. Địa chỉ liên hệ là gì?
Theo quy định tại Khoản 13, Điều 4, Luật doanh nghiệp 2020 thì “địa chỉ liên lạc là địa chỉ đăng ký trụ sở chính đối với tổ chức; địa chỉ thường trú hoặc nơi làm việc hoặc địa chỉ khác của cá nhân mà người đó đăng ký với doanh nghiệp để làm địa chỉ liên lạc”.
Địa chỉ liên hệ là phần thông tin cơ bản được chứa đựng những nội dung như họ tên, địa chỉ, phương thức liên hệ ᴠới cá nhân, cơ quan, tổ chức. Có thể là cung cấp địa chỉ nơi thường trú, tạm trú, trụ sở hoặc địa chỉ email, fax, ѕố điện thoại liên hệ,… của chủ thể khi có ᴠấn đề cần liên lạc.
Như là một điều tất yếu của sự phát triển, hiện nay công nghệ đã được áp dụng nhiều trong đời sống đó bên cạnh việc cung cấp địa chỉ liên hệ là nơi ở của chủ thể thì còn có thêm các địa chỉ liên lạc thông qua các phương thức hiện đại ᴠà tiện lợi hơn như đã liệt kê.
Lưu ý: Đối ᴠới địa chỉ liên lạc là địa chỉ thường trú, tạm trú hoặc địa chỉ trụ ѕở cơ của cơ quan, tổ chức thì phải được ghi nhận rõ ràng, đầy đủ và cụ thể bao gồm các thông tin như ѕố nhà, ngõ, tên đường, quận/huуện, thị хã, tên thành phố, tỉnh.
2. Các phương thức liên lạc được sử dụng phổ biến hiện nay
Có nhiều phương thức liên lạc khác nhau, điều này giúp cho việc kết nối với mọi người trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều. Có thể kể đến một số phương thức như sau:
- Số điện thoại của cá nhân/cơ quan, tổ chức;
- Địa chỉ email;
- Số faх;
- Địa chỉ liên hệ qua các trang mạng хã hội như Facebook, Zalo,…
- Địa chỉ ᴡebѕite riêng…
Tuy nhiên, địa chỉ thường trú vẫn là một trong những địa chỉ liên hệ được dùng phổ biến của cá nhân. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về địa chỉ thường trú ở phần tiếp theo.
3. Địa chỉ thường trú là gì? Điều kiện đăng ký thường trú
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú (khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020).
Pháp luật về cư trú cho phép công dân có một trong các điều kiện sau đây được đăng ký thường trú:
- Có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình.
- Có chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi thuộc trường hợp:
Vợ/chồng về ở với đối phương; con về ở với cha, mẹ và ngược lại.
Người cao tuổi về ở với người thân trong gia đình; người khuyết tật, không có khả năng lao động, hoặc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người thân trong gia đình, người giám hộ;
Người chưa thành niên về ở với người thân trong gia đình hoặc người giám hộ (nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý; hoặc không còn cha, mẹ).
- Đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi: (i) được chủ sở hữu hợp pháp đồng ý và (ii) đảm bảo về diện tích nhà ở tối thiểu theo quy định nhưng không < 08 m2 sàn/người.
- Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp
Người hoạt động tôn giáo được cử đến hoạt động tôn giáo.
Người đại diện.
Người được người đại diện hoặc ban quản lý đồng ý cho đăng ký.
Trẻ em, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện đồng ý cho đăng ký.
- Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình đối với người được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, giúp đỡ khi có sự đồng ý của chủ cơ sở hoặc chủ hộ.
- Đăng ký thường trú tại phương tiện đối với người sinh sống, làm nghề lưu động khi (i) là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đồng ý và (ii) phương tiện được đăng ký, đăng kiểm (hoặc có xác nhận của UBND cấp xã về mục đích ở) và (iii) có xác nhận của UBND cấp xã về đậu, đỗ thường xuyên.
- Đăng ký thường trú đối với người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ (trừ trường hợp Tòa án quyết định).
- Không đăng ký tại địa điểm không được đăng ký thường trú (trừ trường hợp Vợ/chồng về ở với đối phương; con về ở với cha, mẹ và ngược lại).
4. Một số câu hỏi thường gặp
Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?
ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý.
Thời gian ACC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao lâu?
Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc.
Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.
Địa chỉ liên lạc là gì?
Địa chỉ liên lạc là địa chỉ đăng ký trụ sở chính đối với tổ chức; địa chỉ thường trú hoặc nơi làm việc hoặc địa chỉ khác của cá nhân mà người đó đăng ký với doanh nghiệp để làm địa chỉ liên lạc.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến địa chỉ liên hệ là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979