Dị ứng dị nguyên là gì

Các bệnh lý dị ứng thường gây khó chịu cho người bệnh, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, trong trường hợp xấu có thể dẫn đến tử vong. Bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm dị nguyên để phát hiện ra các nguyên nhân gây dị ứng nhờ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.

12/12/2019 | Bỏ túi cách ngừa bệnh dị ứng gây “phiền toái” mùa đông

1. Dị ứng là gì?

Dị ứng ở cơ thể người xảy ra khi phản ứng của hệ miễn dịch đối với những dị nguyên dẫn đến rối loạn chức năng của một số cơ quan. Các dị nguyên thường gặp như: hóa chất, đồ ăn, lông vũ, hải sản, protein trong động vật,…

Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân gây dị ứng như ký sinh trùng, nấm hay vi khuẩn,…

Dị nguyên là nguyên nhân chính gây nên bệnh dị ứng, ở cơ thể một số người khi gặp dị nguyên sẽ coi nó như vật thể lạ và không có phản ứng chống lại. Tuy nhiên ở một số người khác lại có phản ứng để chống lại dị nguyên này. Do đó bệnh dị ứng phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Dị ứng gây khó chịu cho đời sống sinh hoạt

Dị ứng gây khó chịu cho đời sống sinh hoạt

Ví dụ đơn giản như trường hợp ăn hải sản, có rất nhiều người bị dị ứng hải sản trong khi những người khác lại không bị.

Tuy nhiên nếu phản ứng trên mà xảy ra quá mức sẽ dẫn đến tình trạng sốc phản vệ. Khi bị sốc phản vệ có thể khiến cho cơ thể bị dị ứng nặng hơn, trong trường hợp xấu có thể dẫn đến tử vong.

2. Các bệnh dị ứng thường gặp

Một số loại dị ứng cũng như đặc điểm nhận dạng bên ngoài như sau:

  • Dị ứng do thực phẩm: Nổi mề đay, sưng các vùng miệng, môi, lưỡi hay cổ họng, trường hợp nặng có thể sốc phản vệ.

  • Dị ứng do côn trùng: Ban đầu sẽ sưng ở khu vực bị chích sau đó lan tràn ra toàn thân gây ho, khó thở, tức ngực.

  • Viêm da dị ứng hay eczema: Da bị ngứa và đỏ, có hiện tượng bong tróc hoặc lột da.

  • Viêm mũi dị ứng: Xung huyết mũi, chảy nước mũi có thể gây viêm kết mạc.

  • Dị ứng thuốc: ngứa, phát ban, khó thở, nổi mề đay, rất dễ bị sốc phản vệ.

Sốc phản vệ trong dị ứng gây nguy hiểm tính mạng

Sốc phản vệ trong dị ứng gây nguy hiểm tính mạng

3. Xét nghiệm dị nguyên tại Bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã cho triển khai thành công xét nghiệm dị nguyên TEST 36. Phương pháp này có thể tiến hành kiểm tra đồng thời 36 yếu tố gây dị ứng như hải sản, thịt, nấm, mèo,…

Tiếp nối những thành công của phương pháp trên, hiện nay Bệnh Viện Đa khoa MEDLATEC đã cho triển khai phương pháp xét nghiệm dị nguyên có thể đồng thời phát hiện được 60 đến 107 nguyên nhân gây dị ứng cho người bệnh.

3.1 Phương pháp xét nghiệm dị nguyên Panel

Phương pháp xét nghiệm Panel dị ứng có thể xác định cùng một lúc các dị nguyên gây dị ứng trên một mẫu máu xét nghiệm. Bao gồm: lông chó mèo, tôm của, sữa, phấn hoa, bột gỗ,…

Tiến hành lấy máu của bệnh nhân để thực hiện xét nghiệm Panel. Máu có thể lấy ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày và không phụ thuộc vào việc có nhịn đói trước khi lấy mẫu hay không.

Thực hiện lấy mẫu máu để xét nghiệm Panel

Thực hiện lấy mẫu máu để xét nghiệm Panel

Mẫu máu sẽ được phân tích hoàn toàn tự động trên hệ thống máy Q-STATION ELITE hiện đại bậc nhất hiện nay. Độ chính xác và độ tin cậy của máy lên đến 95% nên khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm.

Do đó chỉ cần một lần thực hiện xét nghiệm là bạn có thể xác định được hàng trăm dị nguyên và tìm ra nguyên nhân gây dị ứng cho bản thân. Từ đó sẽ có phác đồ điều trị hợp lý, đồng thời có biện pháp phòng tránh để tình trạng dị ứng không xảy ra trong tương lai.

Một điều rất tiện lợi khi bạn thực hiện xét nghiệm dị nguyên tại Bệnh Viện Đa khoa MEDLATEC đó chính là lấy mẫu máu xét nghiệm tại nhà. Chỉ cần bạn đăng ký trên trang web hoặc liên hệ với trung tâm MEDLATEC gần nhất, trả kết quả tại nhà và có chuyên gia cố vấn gọi điện để giải thích kết quả xét nghiệm.

Hội đồng chuyên gia cố vấn đều là những bác sĩ chuyên khoa dị ứng có nhiều năm kinh nghiệm như TS Phạm Huy Thông – PGĐ Trung tâm dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai, BS Lê Thị Hương, BS Nguyễn Hải An,.. chuyên khoa Da liễu.

3.2 Một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán dị ứng khác

Ngoài phương pháp Panel đã trình bày ở trên, dưới đây là một số phương pháp kiểm tra dị ứng khác.

a. Phương pháp test lẩy da

Test tẩy da là phương pháp kiểm tra dị ứng lâm sàng, được thực hiện bằng cách cho dị nguyên vào da sau đó đánh giá hiện tượng xảy ra.

  • Prick test: Sử dụng đầu kim có chứa kháng nguyên để chích vào da để thử.

  • Patch test: Sử dụng miếng dán có chứa kháng nguyên để dán vào da để thử.

Nếu tại vùng da thử có hình thành vết đỏ, nặng hơn là nổi mề đay, trường hợp nguy hiểm là sốc phản vệ thì ta có thể kết luận được bệnh nhân dị ứng với dị nguyên đã thử nghiệm.

Lưu ý trước khi thực hiện phương pháp lẩy da thì bệnh nhân cần dừng sử dụng thuốc kháng histamine ít nhất 5 ngày.

b. Test huyết thanh

Sử dụng chính huyết thanh của người thực hiện xét nghiệm để tiêm và da của họ. Mục đích của phương pháp này được dùng để xác định các bệnh như mề đay mãn tính tự phát.

Lưu ý: Dừng sử dụng thuốc kháng histamine ít nhất 3 ngày.

Test huyết thanh

Test huyết thanh

c. Test thử thách thuốc

Đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân dưới sự kiểm soát của bác sĩ với liều lượng tăng dần. Thời gian giữa mỗi lần tăng liều lượng là 30 phút. Đây là phương pháp dùng để xác định bệnh nhân có dị ứng với thuốc hay không.

4. Xét nghiệm Panel dị ứng tại MEDLATEC

Với phương pháp xét nghiệm dị nguyên Panel tại MEDLATEC có thể thực hiện test cùng lúc 60 đến 107 dị nguyên gây dị ứng ở cơ thể người, giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho người bệnh.

Hiện Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện MEDLATEC đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất. Nếu cần tư vấn thêm về xét nghiệm, liên hệ MEDLATEC để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.