đất trồng cây lâu năm là gì

Để việc quản lý đất đai dễ dàng, nhà nước đã phân chia chúng thành những loại hình khác nhau. Đất trồng cây lâu năm(CLN) là một trong số đó với tính ứng dụng cao và rất quen thuộc. Đất trồng cây lâu năm là gì ? Đất trồng cây hàng năm là gì ? Có thể chuyển mục đích sử dụng đất lên đất thổ cư hay không? Hãy cùng Nhà Phố Đồng Nai tìm hiểu điều đó trong bài viết dưới đây nhé. Những thông tin trong bài này sẽ có ích rất nhiều cho bạn đấy.

Đất Trồng Cây Là Gì? Cùng Tìm Hiểu Về Đất Trồng Cây Trong Luật Đất Đai

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Nhà Phố Đồng Nai về đất trồng cây là gì ? điều kiện, thuế phí, hồ sơ và thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lên đất thổ cư theo quy định mới nhất năm 2020. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp lý đất đai khác, vui lòng liên hệ: 0986.102.942 để được tư vấn – hỗ trợ!

Trước khi tìm hiểu về điều kiện, thuế phí chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lên đất thổ cư thì chúng ta phải hiểu rõ đất trồng cây là gì? đất trồng cây phân ra những loại nào ? Để không mất nhiều thời gian của quý khách chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé !!!

Đất Trồng Cây Lâu Năm

Từ lâu, đất trồng cây lâu năm (CLN) đã là một loại hình đất thu hút đầu tư bất động sản bậc nhất tại Đồng Nai. Theo cách phân loại đất được quy định tại Điều 13. Luật Đất đai ban hành thì đất trồng cây lâu năm (gọi tắt là CLN) là đất nông nghiệp. Được Nhà nước giao cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức trồng các cây lâu năm để sản xuất. Kinh doanh trong thời hạn nhất định.

Vai Trò Của Đất Trồng Cây Lâu Năm Là Gì?

Đất trồng cây lâu năm (CLN) được nhà nước giao cho các cá nhân, tổ chức. Mục đích sử dụng của loại đất này chính là trồng các cây lâu năm. Từ đó, mang lại những lợi ích thiết thực cho kinh tế, đời sống cũng như môi trường. Tùy thuộc từng địa phương, loại đất này được phân với quy định, thời hạn sử dụng khác nhau.nhưng nhóm chung lại đất trồng cây lâu năm gồm những loại sau :

  • Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa…
  • Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài…
  • Cây dược liệu lâu năm : là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm…
  • Các loại cây lâu năm khác ; là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,…); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.
Đất Trồng Cây Lâu Năm Là Gì ? Có Được Phép Xây Nhà Hay Không ?
Đất Trồng Cây Lâu Năm Là Gì ? Có Được Phép Xây Nhà Hay Không ?

Những Đặc Điểm Của Đất Trồng Cây Lâu Năm

Mỗi loại hình đất có những đặc điểm riêng biệt. Từ đó, mọi người có thể dễ dàng nhận ra nó. Dưới đây, chúng ta hãy cùng nói về những điểm nổi bật cần biết về đất trồng CLN nhé.

  • Nó là một loại đất nông nghiệp.
  • Đất trồng cây lâu năm được nhà nước giao cho các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp.
  • Đây là đất có thời hạn sử dụng.
  • Nó có thể chuyển đổi hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  • Có thể thấy rằng, đất trồng CLN mang tới rất nhều lợi ích. Nó giúp cho nền nông nghiệp, lâm nghiệp của nước ta phát triển một cách mạnh mẽ hơn.

👉 Xem Thêm : Đất Nông Nghiệp Là Gì? Phân Loại Các Loại Đất Nông Nghiệp

Đất Trồng Cây Hàng Năm

Theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất trồng cây hàng năm được quy định như sau:

  • Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm; kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá 05 năm và trường hợp trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ.
  • Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
  • Đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng các cây hàng năm không phải là trồng lúa, như các loại cây rau, màu; kể cả cây dược liệu, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm và đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc.
  • Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.
Đất Trồng Cây Hàng Năm Là Gì ?
Đất Trồng Cây Hàng Năm Là Gì ?

Quy Định Sử Dụng Đất Trồng Cây Hàng Năm Khác

Hạn mức giao đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho cá nhân, hộ gia đình mới nhất được quy định cụ thể là:

(1) Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

  • Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
  • Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
Quy Định Về Đất Trồng Cây Hàng Năm
Quy Định Về Đất Trồng Cây Hàng Năm

(2) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.

Người Sử Dụng Đất Có Quyền:
  • Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
  • Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
  • Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
  • Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Đồng Thời Phải Thực Hiện Nghĩa Vụ:
  • Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
  • Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
  • Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
  • Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

Phân Biệt Đất Trồng Cây Lâu Năm Và Đất Trồng Cây Hàng Năm

Về sự khác nhau giữa tên gọi đất trồng cây hằng năm khác và đất trồng cây lâu năm:

Theo thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 1-11-2004 của Bộ Tài nguyên – môi trường, giải thích tên gọi các loại đất như sau:

  • Đất trồng cây hàng năm khác là đất chuyên trồng các loại cây có thời hạn sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (1) năm, chủ yếu để trồng màu, hoa, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm, cỏ không dùng trong chăn nuôi.
  • Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm, từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch, kể cả cây có thời gian sinh trưởng như cây hằ̀ng năm, nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như cây thanh long dứa, nho…
Phân Biệt Đất Trồng Cây Lâu Năm Với Đất Trồng Cây Hàng Năm
Phân Biệt Đất Trồng Cây Lâu Năm Với Đất Trồng Cây Hàng Năm

Như vậy sự khác nhau giữa đất trồng cây hằng năm khác và đất trồng cây lâu năm khác nhau ở chỗ đối với đất trồng cây hằ̀ng năm khác thì trồng những loại cây có thời gian sinh trưởng không quá một năm, đối với đất trồng cây lâu năm thì trồng những loại cây có thời gian sinh trưởng từ trên một năm trở lên.

Do đó sự khác nhau giữa hai loại đất trên căn cứ trên thời gian sinh trưởng của cây chứ không căn cứ theo thời hạn sử dụng đất ngắn hay dài như thư ông đã trình bày.

Đất Vườn Có Phải Đất Trồng Cây Lâu Năm?

Đây dường như cũng là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người có diện tích đất vườn lớn.

Theo Luật đất đai năm 2003, không phân loại đất là đất màu hay đất vườn. Do đó không có một định nghĩa có tính pháp lý cho hai (02) khái niệm trên. Nhưng theo Từ điển tiếng Việt, có thể hiểu đất màu, đất vườn như sau:

  • Đất màu là đất ở vùng khô chuyên trồng các loại cây hoa màu như khoai, lạc, đậu thay vì cây lúa.
  • Đất vườn là đất để trồng cây cối, rau cỏ.

Theo quy định của Luật đất đai thì đất vườn có thể được dùng vào mục đích nông nghiệp hoặc lâm nghiệp.

  • Đất nông nghiệp là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,…
  • Đất lâm nghiệp là đất cách sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp như trồng rừng, khai thác rừng, khoanh nuôi, tôn tạo, cải tạo rừng, nghiên cứu thử nghiệm về lâm nghiệp; đất rừng cấm, vườn quốc gia; …
Đất Vườn Là Gì ?
Đất Vườn Là Gì ?

Theo quy định của Luật đất đai thì đất vườn có thể được sử dụng vào mục đích nông nghiệp hoặc lâm nghiệp.Tuy nhiên, Luật đất đai không còn dùng thuật ngữ đất vườn nữa. Do đó, nếu muốn chuyển đổi. Phải tiến hành làm giấy tờ xin cấp đổi giấy chứng nhận quyền cách dùng đất. Quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Theo như trên. Đất Trồng cây lâu năm (CLN) chính là đất nông nghiệp. Và bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục chuyển nhượng mục đích sử dụng đất theo mong muốn.

Có Thể Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Lên Thổ Cư Hay Không?

Hiện tại, đất thổ cư đang ngày càng trở nên khan hiếm. Mọi người không khỏi khổ sở với việc thiếu nhà ở.

Có Thể Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Lên Thổ Cư Hay Không?
Có Thể Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Lên Thổ Cư Hay Không?

Do đó, mong muốn của rất nhiều người là có thể chuyển đổi đất trồng cây lâu năm (CLN) hoặc đất trồng cây hàng năm thành đất thổ cư (ONT,ODT),. Khi ấy, họ có thể sử dụng nó theo đúng nhu cầu của bản thân hay chuyển nhượng với lợi nhuận lớn.

Liệu điều đó có thể thực hiện được không?

Đối Với Đất Trồng Cây Lâu Năm

Theo Luật, nhà nước chưa bao giờ cấm việc chuyển đổi quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này có làm được hay không. Phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của địa phương ở từng thời điểm. Ngoài ra, diện tích đất cần chuyển đổi cũng là một yếu tố cần lưu tâm. Nó được quy định rõ ràng trong hạn mức giao đất của địa phương. Nơi có mảnh đất trồng cây lâu năm (CLN) đó tọa lạc.

Đối Với Đất Trồng Cây Hàng Năm

Cơ Quan Cho Phép Chuyển Mục Đích

Theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013. Khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm. Thuộc nhóm đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở) phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quy Định Về Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất
Quy Định Về Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất

Căn cứ Điều 59 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:

  • UBND cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức.
  • UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.

Như vậy, đối với hộ gia đình, cá nhân khi muốn chuyển mục đích sử dụng đất. Phải xin phép UBND cấp huyện nơi có đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh). Trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Sẽ đóng dấu của UBND cấp huyện.

Căn Cứ Cho Phép Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất

Theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

  1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Tuy UBND cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Nhưng phải khi ra quyết định cho phép chuyển mục đích. Phải dựa vào hai căn cứ trên, không được quyết định theo ý chí chủ quan.

👉 Xem Thêm : Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất Là Gì? Quy Trình Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất

Khi Nào Thì Cần Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đối Với Đất Trồng Cây Lâu Năm Và Đất Trồng Cây Hàng Năm?

Thông thường, mọi người nghĩ đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Với mong muốn có thể xây dựng nhà kiên cố trên mảnh đất đó. Bởi luật quy định không được phép xây dựng những công trình kiên cố trên diện tích đất nông nghiệp.

Hướng Dẫn Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đối Với Đất Trồng Cây
Hướng Dẫn Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đối Với Đất Trồng Cây

Tuy nhiên, nếu bạn có ý định xây dựng chuồng trại hay nhà tạm. Việc này là không cần thiết. Bạn chỉ cần thực thi, xây dựng theo đúng quy định của pháp luật mà thôi.

Điều Kiện Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất Trồng Cây Lâu Năm

Chính vì đất trồng cây lâu năm là đất nông nghiệp. Nên chỉ được cách dùng trong nông nghiệp như trồng trọt,… Nếu có nhu cầu chuyển nhượng mục đích cách sử dụng đất. Thì phải tuân thủ theo nhiều quy định. Và điều kiện khác nhau.

Thứ nhất, đất xin chuyển mục đích sử dụng phải phù hợp với quy hoạch. quyền sử dụng đất chi tiết. Hoặc kế hoạch cách sử dụng đất chi tiết. Hoặc quy hoạch xây dựng đô thị. Hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước. Có thẩm quyền xét duyệt. Bên cạnh đó, còn phải đáp ứng được diện tích đất ở tối thiểu cho phép tách thửa tại địa phương nơi có đất.

Thứ hai, là vấn đề hành chính và thủ tục. Theo luật đất đai, hồ sơ chuyển đổi mục đích cách sử dụng đất gồm:

  • Đơn xin chuyển mục đích cách sử dụng đất
  • Giấy chứng nhận quyền cách dùng đất

Nộp giấy tờ và nhận kết quả tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Hoặc phòng Tài nguyên và Môi trường cấp thị xã, huyện, quận nơi có đất.

Thời hạn để giải quyết việc chuyển đổi này là từ 15 cho đến 25 ngày không kể lễ tết. Trong trường hợp có thiên tai, sự cố, thời gian có thể được gia hạn thêm.

Dịch Vụ Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất Tại Đồng Nai

Do nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng tăng cao. Nên chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Cũng ngày càng diễn ra phổ biến ở các địa phương. Dẫn đến việc lên đất thổ cư cũng không còn là việc xa lạ trong đời sống hiện nay tại Đồng Nai nữa. Và theo quy định của Luật đất đai 2013 hiện hành. Thì việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Từ đất vườn lên đất thổ cư cần phải được xin phép. Và có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà đất có thẩm quyền.

Trong nhiều năm kinh nghiệm lĩnh vực. Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất Tại Đồng Nai (lên thổ cư) . Nhà Phố Đồng Nai hiểu được những khó khăn cùng những vướng mắc. Trong quá trình các bạn tiền hành chuyển mục đích sử dụng đất. Đối với đất nông nghiệp hoặc đất ruộng, rẫy. Nhà Phố Đồng Nai ra đời nhằm giải quyết giúp quý khách. Các vướng mắt và khó khăn gặp phải trong quá trình thực hành làm giấy tờ xin chuyển mục đích sử dụng đất( lên thổ cư).

Quyền Lợi Của Khách Hàng Khi Làm Việc Với Nhà Phố Đồng Nai

Dịch Vụ Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất Tại Đồng Nai. Làm việc theo nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Giải quyết triệt để vấn đề của khách hàng. giá cả hợp lý nhất. Và thay quý khách liên hệ với cơ quan nhà nước tại Đồng Nai. Để nộp hồ sơ và lấy kết quả. Là cầu nối giữa người dân và cơ quan nhà nước.Với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm. Trong nghề và được đào tạo chuyên sâu về Luật Pháp. Hiểu rõ được mục đích khách hàng để từ đó phát huy được năng lực chuyên môn của đội ngũ. Đảm bảo sẽ làm khách hàng hài lòng.

Tìm Hiểu Thêm Về Dịch Vụ Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất Tại Đồng Nai tại đây

Trên đây là mọi thông tin cần biết về đất trồng cây lâu năm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào. Hãy comment hay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và trợ giúp nhé.