đánh giá năng lực là gì

Có nên thi đánh giá năng lực? Thi đánh giá năng lực có khó không? hay điều kiện, thủ tục đăng ký dự thi ĐGNL như thế nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo.

Thi đánh giá năng lực 2022 là gì?

Thi ĐGNL là một kỳ thi có bài thi (môn thi) tổng hợp thường gồm các câu hỏi để kiểm tra trình độ ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; và giải quyết vấn đề. Mục đích của việc tham gia kỳ thi này là để Xét tuyển đại học, đánh giá năng lực của học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông mới; Định hướng nghề nghiệp cho người học trên nền tảng kiến thức và năng lực cá nhân; Kiểm tra kiến thức tự nhiên, xã hội, tư duy, kỹ năng, thái độ của người học…

Thi đánh giá năng lực 2022 gồm những môn nào?

Dự kiến cấu trúc đề thi ĐGNL năm 2022 gồm: phần ngôn ngữ; phần toán học, tư duy logic; phân tích số liệu; giải quyết vấn đề (liên quan đến lĩnh vực hóa, lý, sinh, địa và sử).

Các em học sinh có thể tham khảo Bộ đề thi đánh giá năng lực năm 2022 mới nhất như sau:

→ Đề thi mẫu Đánh giá năng lực 2021 Đại học quốc gia Hà Nội mới nhất

→ Đề thi mẫu đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh 2021

→ 120 câu trắc nghiệm đề thi thử đánh giá năng lực 2021 số 1

→ Đề minh họa Toán 2022: Đề thi tham khảo THPT Quốc Gia 2022 môn Toán (có đáp án)

→ Đề minh họa Lý 2022: Đề thi tham khảo THPT Quốc Gia 2022 môn Lý (có đáp án)

→ Đề minh họa Hóa 2022: Đề thi tham khảo THPT Quốc Gia 2022 môn Hóa (có đáp án)

→ Đề minh họa Sinh 2022: Đề thi tham khảo THPT Quốc Gia 2022 môn Sinh (có đáp án)

→ Đề minh họa Văn 2022: Đề thi tham khảo THPT Quốc gia 2022 môn Văn (có đáp án)

→ Đề minh họa Sử 2022: Đề thi tham khảo THPT Quốc gia 2022 môn Sử (có đáp án)

→ Đề minh họa Địa 2022: Đề thi tham khảo THPT Quốc gia 2022 môn Địa (có đáp án)

→ Đề minh họa GDCD 2022: Đề thi tham khảo THPT Quốc Gia 2022 môn GDCD (có đáp án)

→ Đề minh họa Tiếng Anh 2022: Đề thi tham khảo THPT Quốc gia 2022 môn Tiếng Anh (có đáp án)

→ Đề minh họa Tiếng Nga 2022: Đề thi tham khảo THPT Quốc Gia 2022 môn Tiếng Nga chính thức của Bộ

→ Đề minh họa Tiếng Pháp 2022: Đề thi tham khảo THPT Quốc Gia 2022 môn Tiếng Pháp chính thức của Bộ

→ Đề minh họa Tiếng Trung 2022: Đề thi tham khảo THPT Quốc Gia 2022 môn Tiếng Trung chính thức của Bộ

→ Đề minh họa Tiếng Đức 2022: Đề thi tham khảo THPT Quốc gia 2022 Tiếng Đức chính thức của Bộ

→ Đề minh họa Tiếng Nhật 2022: Đề thi tham khảo THPT Quốc gia 2022 Tiếng Nhật chính thức của Bộ

→ Đề minh họa Tiếng Hàn 2022: Đề thi tham khảo THPT Quốc gia 2022 Tiếng Hàn chính thức của Bộ

Thi đánh giá năng lực năm 2022 ở đâu?

Tùy theo quy định tổ chức thi đánh giá năng lực của từng trường đại học sẽ có thông tin cụ thể về thời gian và địa điểm thi. Mời các bạn xem thông tin này ở nội dung chi tiết từng kỳ thi theo các trường Đại học được chúng tôi giới thiệu dưới đây.

Kì thi đánh giá năng lực đại học quốc gia HCM 2021 mới nhất

Thông tin kì thi đánh giá năng lực đại học quốc gia HCM 2022 mới nhất

Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày 21/1, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết sẽ tổ chức 5 đợt thi đánh giá năng lực (HSA) từ cuối tháng 2 đến tháng 4 tại 6 tỉnh, thành. Ngoài 5 đợt thi trên, 11 đợt thi còn lại theo dự kiến diễn ra từ tháng 5 đến tháng 8. Ngoài 6 tỉnh, thành như bảng trên, địa điểm thi sẽ được mở rộng đến Nghệ An, Đà Nẵng, TP HCM. Lịch cụ thể sẽ được thông báo trước 30/3, tuỳ theo diễn biến phòng chống dịch.

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT của ĐHQGHN

Đề thi gồm 150 câu, chia làm ba phần: Toán học (50 câu hỏi, 75 phút), Văn học – Ngôn ngữ (50 câu hỏi, 60 phút), Khoa học tự nhiên – xã hội (50 câu hỏi, 60 phút). Thí sinh làm bài thi trên máy tính, câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan (lựa chọn một trong bốn đáp án) và điền đáp án. Tổng thời gian làm bài là 195 phút, thang điểm 150. Ngoài ra, đề thi có thể bao gồm 1-3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm, thí sinh sẽ có thêm khoảng 4 phút để làm.

Sau khi làm xong bài, thí sinh sẽ biết điểm luôn trên máy. Các em được nhận Giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi. Kết quả này hiện có thể sử dụng để xét tuyển vào khoảng 50 trường đại học.

Đề thi mẫu Đánh giá năng lực năm 2022 Đại học Quốc gia Hà Nội

Lịch thi Đánh giá năng lực năm 2022 ĐHQGHN​​​​​​​

Lịch thi Đánh giá năng lực năm 2022 của Đại học quốc gia hà nội mới nhất

Lịch thi ĐGNL 2022 của Đại học quốc gia hà nội mới nhất

Hệ thống chỉ cho phép đăng ký 2 ca thi liên tiếp cách nhau 28 ngày. Ngày đăng ký dự thi tại địa điểm thi đươc mở theo cấp độ phòng dịch của quận huyện. Hệ thống sẽ tự động đóng ca thi khi đã đủ chỗ đăng ký hoặc trước 14 đến 21 ngày thi chính thức.

Danh sách địa điểm thi tại các tỉnh thành mới nhất như sau:

01: Hà Nội: KTK – Trung tâm khảo thí ĐHQGHN: Nhà C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu giấy, HN

02: Hà Nội: QHI – Trường ĐH Công Nghệ – ĐHQGHN: Nhà G2, 144 Xuân Thủy, Cầu giấy, HN

03: Thái Nguyên – TNU – Đại học Thái Nguyên – Điểm 1: Nhà T1-ĐHTN, Phường Tân Thịnh, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

04: Thái Nguyên – TNU – Đại học Thái Nguyên – Điểm 2: Nhà T1-ĐHTN, Phường Tân Thịnh, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

05: Hà Nội – DMT – Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường: Số 41A, đường Phú Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, HN

06: Hà Nội – DTL – Trường Đại học Thăng Long: Ngiêm Xuân Yêm – Đại Kim – Hoàng Mai – HN

19: Hưng Yên – SKH – Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên: Nhân Hòa – TT Bần Yên Nhân, Mỹ Hảo, Hưng Yên

Một số câu hỏi liên quan đến kỳ thi ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Thí sinh có được chuyển/hủy ca thi hay không?

Trả lời: Thí sinh được phép chuyển ca thi trước 14 ngày thi (nếu còn chỗ trống ở ca thi chuyển đến)

Thí sinh được hủy đăng ký dự thi

Thông tin thay đổi được xác thực và gửi tới thí sinh qua email cá nhân.

2. Học sinh chuẩn bị những gì cho ngày thi?

Trả lời:

– Làm bài thi mẫu trên giấy hoặc trên máy tính để làm quen câu hỏi, dạng thức, ngôn ngữ sử dụng từng phần dự thi. Ôn tập phần chưa làm tốt

– Tra cứu thông tin ngày thi, giờ thi trên tài khoản trước ngày đi thi

– Giữ sức khỏe, chủ động phòng dịch Covid-19.

3.Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN có tổ chức ôn luyện thi không?

Trả lời: Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN không tổ chức luyện thi hay tổ chức bất kỳ các hoạt động liên quan đến ôn luyện, thi thử bài thi ĐGNL

4.Thí sinh phải làm phần 2 có được quay lại làm phần 1 không?

Trả lời: KHÔNG

Thí sinh phải làm tuần tự từ phần 1 (Định lượng) đến phần 2 (Định tính) rồi sang phần 3 (Khoa học). Sau khi kết thúc mỗi phần, máy tính sẽ tự chuyển sang phần tiếp theo. Nếu đang làm bài ở phần 2, thí sinh KHÔNG thể quay trở lại làm các câu hỏi của phần 1.

5. Nhận giấy chứng nhận kết quả/tra cứu kết quả?

Trả lời: Giấy chứng nhận kết quả được chuyển theo bưu điện.

Thí sinh tra cứu kết quả trên Tài khoản cá nhân.

Kết quả thi là thông tin bảo mật cá nhân.

Các đơn vị sử dụng tra cứu kết quả nếu được thí sinh ủy quyền

Kỳ thi ĐGNL Đại học quốc gia TP.HCM

Kì thi đánh giá năng lực của đại học Quốc gia HCM luôn là một trong những kì thi được đông đảo học sinh quan tâm, tìm hiểu và đăng ký dự thi bởi đây là một trong những tiêu chí xét tuyển đại học của nhiều trường Đại học thuộc khu vực miền Nam nước ta. Mời các bạn cùng tham khảo ngay những thông tin mới nhất được chúng tôi cập nhật kịp thời về kỳ thi này.

Đề thi mẫu Đánh giá năng lực năm 2022 Đại học Quốc gia TPHCM

Thông tin kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG TPHCM

Bài thi ĐGNL tại ĐHQG-HCM chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. Về hình thức, bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút. Về nội dung, đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.

Cấu trúc của bài thi ĐGNL gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; và Giải quyết vấn đề.

CLICK tải file để xem thêm:

Các mốc thời gian và địa điểm tổ chức thi ĐGNL Đại học quốc gia TPHCM

Theo kế hoạch, Kỳ thi ĐGNL ĐHQG-HCM năm 2022 được tổ chức 02 đợt, đợt 1 vào ngày 27/3/2022, đợt 2 trước kỳ thi THPT khoảng 01 tháng (dự kiến 22/5/2022) và mở rộng nhiều địa điểm thi để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh.

➢ Đợt 1: Sáng Chủ Nhật, 27/3/2022 tại 17 tỉnh/thành phố bao gồm: – Miền Trung: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bình Thuận; – Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu; – Tây Nam Bộ: Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và Cần Thơ.

➢ Đợt 2 (dự kiến): Sáng Chủ Nhật, 22/5/2022 tại 04 tỉnh/thành phố bao gồm: – Thành phố Hồ Chí Minh; – Đà Nẵng; – Khánh Hòa; – An Giang.

Các mốc thời gian kỳ thi ĐGNL ĐHQGTPHCM chi tiết

• Đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển:

Đợt 1:

– 28/01/2022: Mở đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển ĐGNL;

– 28/02/2022: Kết thúc đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển ĐGNL;

– 27/3/2022: Tổ chức thi ĐGNL;

– 05/4/2022: Thông báo kết quả thi ĐGNL.

Đợt 2 (dự kiến):

– 06/4/2022: Mở đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển ĐGNL;

– 25/4/2022: Kết thúc đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển ĐGNL;

– 22/5/2022: Tổ chức thi ĐGNL;

– 29/5/2022: Thông báo kết quả thi ĐGNL.

• Công bố kết quả xét tuyển bằng kết quả thi ĐGNL: dự kiến trước 05/6/2022 (trước kỳ thi THPT 2022) đối với các đơn vị trong ĐHQG-HCM.

• Nhập học bằng kết quả thi ĐGNL: theo thông báo của đơn vị xét tuyển.

Các quy định mới nhất về kỳ thi ĐGNL năm 2021

Các quy định mới nhất về kỳ thi ĐGNL năm 2021

Các câu hỏi thường gặp về kỳ thi ĐGNL ĐHQG TPHCM

Kỳ thi ĐGNL có phải là kỳ thi bắt buộc để vào học ĐHQG-HCM không?

Kết quả thi ĐGNL là một trong những phương thức xét tuyển vào các đơn vị thành viên ĐHQG-HCM. Năm 2022, ĐHQG-HCM dành dự kiến khoảng 40% tổng chỉ tiêu xét tuyển bằng hình thức thi đánh giá năng lực. Do vậy, Kỳ thi ĐGNL không phải là kỳ thi bắt buộc để tuyển sinh vào ĐHQG-HCM.

Nếu thí sinh tham gia kỳ thi ĐGNL thì thí sinh sẽ có thêm cơ hội để xét tuyển vào các đơn vị thành viên ĐHQG-HCM (Thí sinh vẫn được quyền đăng ký thêm các hình thức xét tuyển khác). Kết quả xét tuyển bằng hình kết quả thi ĐGNL không ảnh hưởng đến các hình thức khác. Ngoài ra, kết quả thi ĐGNL tại ĐHQG-HCM cũng được gần 60 trường ĐH, CĐ ngoài ĐHQG-HCM sử dụng để tuyển sinh đại học, cao đẳng

Đối tượng nào có thể đăng ký thi ĐGNL tại ĐHQG-HCM?

Đối tượng đăng ký dự thi ĐGNL tại ĐHQG-HCM là một trong hai đối tượng sau:

– Thí sinh đủ điều kiện dự thi THPTQG năm 2022 theo quy định của Bộ GD&ĐT;

– Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc có bằng tốt nghiệp THPT

Lệ phí thi, lệ phí phúc khảo là bao nhiêu? Đóng bằng hình thức nào?

► Lệ phí đăng ký dự thi: 200.000đ/ thí sinh/lần thi.

► Lệ phí đăng ký xét tuyển: 25.000đ/nguyện vọng.

► Lệ phí phúc khảo điểm ĐGNL là 30.000/đợt.

► Thí sinh có thể thanh toán bằng một trong hai phương thức như sau:

– Thanh toán qua dịch vụ Payoo (ứng dụng trên điện thoại hoặc tại các cửa hàng liên kết với Payoo như Circle K, Ministop, B’smart, Vinmart+, FamilyMart, GS25, Pharmacity, Điện máy Chợ Lớn, Điện máy Thiên Hòa,..) ;

– Thanh toán qua internet banking hoặc tại ngân hàng.

► Thí sinh Thí sinh có thể thực hiện việc nộp lệ phí đến hết ngày 05/3/2022 (đợt 1) và 30/4/2022 (đợt 2 – dự kiến) sau khi đã tạo hồ sơ trong thời gian mở/đóng cổng quy định

CLICK tải file để xem thêm:

Các trường sử dụng điểm thi đánh giá năng lực ĐHQGTHPHCM

Theo thống kê có tới gần 70 trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi năng lực của ĐH quốc gia thành phố HCM để xét tuyển đại học, cụ thể gồm:

1. Trường Đại học Bách khoa;

2. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên;

3. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;

4. Trường Đại học Kinh tế – Luật;

5. Trường Đại học Công nghệ Thông tin;

6. Trường Đại học Quốc tế;

7. Khoa Y ĐHQG-HCM;

8. Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre;

9. Viện Đào tạo Quốc tế;

10.Trường ĐH An Giang.

CLICK tải file để xem thêm:

Kỳ thi kiểm tra tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội

Theo dự kiến, kỳ thi tư duy ĐHBK năm 2022 diễn ra trong một ngày, sau khi kỳ thi TN THPT kết thúc một tuần. Kỳ thi được tổ chức tại bốn địa điểm thi thuận lợi cho học sinh gồm Hà Nội (Đại học Bách khoa Hà Nội và các trường trong nhóm), Hải Phòng, Nghệ An và Phú Thọ.

Lịch thi thử dự kiến diễn ra vào tháng 12/2021 và tháng 3/2022 để thí sinh làm quen với đề và có kế hoạch học ôn.

Bài thi tổ hợp diễn ra trong 270 phút, gồm ba phần: Phần bắt buộc với môn Toán và Đọc hiểu (120 phút); phần tự chọn 1 gồm các môn khoa học tự nhiên: Lý, Hóa, Sinh (90 phút); phần tự chọn 2 là môn Tiếng Anh (60 phút) hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS. Phần thi bắt buộc được tổ chức vào buổi sáng, hai phần tự chọn tổ chức vào buổi chiều để đảm bảo các thí sinh có thể thi cả ba phần.

Đối với phần tự chọn 1, các môn khoa học tự nhiên là một điểm mới trong năm 2022. Phần này nhằm đánh giá am hiểu của thí sinh về kiến thức THPT, tránh việc học tủ, học lệch

Về hình thức, để các thi sinh không bỡ ngỡ, bài thi đánh giá năng lực được thi trên giấy, các câu hỏi là trắc nghiệm và trả lời trên phiếu như thi THPT. Riêng môn Toán có một phần tự luận để đánh giá cách tư duy và trình bày của các sĩ tử.

Đối với Đại học Bách khoa Hà Nội, các thí sinh có thể chọn thi phần bắt buộc kèm một trong hai phần thi tự chọn, hoặc chọn thi phần bắt buộc kèm cả hai phần thi tự chọn để nâng cao xác suất trúng tuyển trên thang điểm 30

Một điểm cần lưu ý là kỳ thi đánh giá tư duy năm 2020 chỉ sử dụng kết quả bài thi đánh giá tư duy và hai môn tự nhiên tạo thành một tổ hợp xét tuyển, còn trong năm 2022, kết quả bài thi đánh giá tư duy được dùng riêng và tăng chỉ tiêu lên rất mạnh: chiếm đến 60 – 70% trong tổng số 7500 chỉ tiêu.

→ Đề thi kiểm tra tư duy đại học Bách Khoa Hà Nội 2020 có đáp án chuẩn nhất