Ngoài các lực lượng quân đội, công an nhân dân thì còn có thêm những lực lượng khác cùng tham gia vào quá trình bảo vệ trật tự, an ninh. Cụ thể ở đây là lực lượng dân quân tự vệ.
Do vậy, qua bài viết này hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu về Dân quân tự vệ là gì? Theo quy định của pháp luật hiện hành.
Dân quân tự vệ là gì?
Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ký ra khoải sản xuất, công tác, là một trong những thành phần thuộc lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được tổ chức và hoạt động ở các đọa phương trên cả nước và được gọi là dân quân.
Ngoài việc được thành lập ở các địa phương thì theo Luật Dân quân tự vệ 2019, dân quân tự vệ còn hoạt động tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp và tổ chức kinh tế và được gọi chung là tự vệ.
Dân quân tự vệ bao gồm dân quân tự vệ tại chỗ, dân quân tự vệ cơ động, dân quân tự vệ thường trực và dân quân tự vệ biển. Trong đó: (i) Dân quân tự vệ tại chỗ được hiểu là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu và ở cơ quan, tổ chức; (ii) Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền; (iii) Dân quân thường trực là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng và cuối cùng (iv) dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển của Việt Nam.
Thành phần của dân quân tự vệ
Hiện nay pháp luật quy định lực lượng dân quân tự vệ được chia ra thành 2 loại là: Dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi.
Trong đó dân quân tự vệ nòng cốt được hiểu là lực lượng gồm công dân là nam giới được tuyển chọn và đang tham gia phục vụ trong đơn vị dân quân tự vệ với một khoảng thời gian nhất định.
Lực lượng dân quan tự vệ nòng cốt thì được phân ra thành: Dân quan tự vệ cơ động, dân quan tự vệ tại chỗ và dân quan tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế.
Dân quân tự vệ rộng rãi bao gồm những công dân là nam giới thuộc trường hợp pháp luật quy định thực hiện nghĩa vụ, đã đăng ký tham gia dân quân tự vệ, sẵn sàng tham gia khi được lệnh huy động.
Vị trí, chức năng của dân quân tự vệ
Từ những nội dung đã đề cập ở trên, có thể thấy, mỗi lực lượng dân quân tự vệ sẽ có nhiệm vụ và địa bàn hoạt động khác nhau. Nhưng về cơ bản, dân quân tự vệ có vị trí, chức năng như sau:
Thứ nhất: Lực lượng dân quân tự vệ là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân;
Thứ hai: Dân quân tự vệ có chức năng là bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở;
Thứ ba: Khi có chiến tranh, dân quân tự vệ đóng vai trò nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở. Tuy nhiên, hiện nay đất nước Việt Nam đã được hòa bình, do đó, lực lượng dân quân tự vệ có trách nhiệm phối hợp cùng toàn dân tham gia sản xuất, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.
Tổ chức và hoạt động của dân quân tự vệ
Mọi hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ đều được tiến hành dựa trên sự lãnh đạo, quản lý, giám sát của Đảng, Nhà nước và cac cơ quan nhà nước khác từ trung ương cho đến địa phương.
Các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của lực lương dân quân tự vệ đều phải được tiến hành theo quy định đã được ghi nhận trong nội dung của Hiến pháp 2013 và pháp luật có liên quan.
Vận dụng sức mạnh toàn dân và hệ thống chính trị đảm bảo được phát huy khi thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên pháp luật chỉ bao gồm những quy định chung, mang tính định hướng, khuân mẫu cho việc thi hành, còn quá trình triển khai cụ thể về phương hướng tổ chức, số lượng dân quân tự vệ còn phải căn cứ vào tình hình xã hội, chính trị của từng địa phương
Tại những địa phương mà có tình hình xã hội, chính trị không ổn định hoặc tập trung nhiều các tổ chức chính trị, chính trị xã hội… thì lực lượng dân quân tự vệ sẽ được tăng lên để đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ.
Nhiệm vụ của dân quân tự vệ
Theo quy định của Luật Dân quân tự vệ 2019 được quy định với những nội dung như sau:
– Luôn trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu, tham gia phục vụ chiến đấu để bỏa vệ an ninh địa phương, các tổ chức, cơ quan nhà nước;
– Tham gia phối hợp với các lực lượng khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cụ thể là Quân đội nhân dân, công an nhân dân và các lực lượng khác trên địa bàn để bảo vệ được an ninh quốc phòng, biên giới Quốc gia;
Ngoài ra lực lương dân quân tự vệ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ khác theo quy định củ pháp luật.
– Tham gia các khóa huấn luyện quân sự, chính trị, pháp luật và các hoạt động khác.
– Tham gia các hoạt động khắc phụ hậu quả theo chỉ đạo của Nhà nước và các cơ quan nhà nước khi có thiên tai, thảm họa hay dịch bệnh…xảy ra
– Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
– Ngoài những nhiệm vụ trên thì lực lượng dân quân tự vệ sẽ thực hiện những nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Dân quân tự vệ có bắt buộc không?
Với vị trí, chức năng quan trọng như trên, việc tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ có bắt buộc không? Khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về độ tuổi tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ như sau:“Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ”.
Như vậy, trong độ tuổi từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi đối với nam, từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi đối với nữ, công dân phải bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ Dân quân tự vệ. Trong trường không có tên trong danh sách bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ Dân quân tự vệ nhưng nếu công dân có mong muốn thì có thể tự nguyện đăng ký tham gia và đối với trường hợp này, độ tuổi tham gia của công dân được kéo dài thêm 05 (năm) năm đối với cả công dân nam và công dân nữ.
Lưu ý: Công dân là người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần theo quy định của pháp luật sẽ được miễn đăng ký nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019. Theo đó, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân dân quân tự vệ đối với mỗi lực lượng là khác nhau. Cụ thể, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.
Trong trường hợp vì lý do quốc phòng an ninh hoặc do yêu cầu của địa phương, cơ quan, tổ chức mà thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ có thể được kéo dài nhưng không quá 02 (hai) năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi tham gia nghĩa vụ Dân quân tự vệ theo quy định của pháp luật, nghĩa là không được vượt quá 45 tuổi đối với nam và không quá 40 tuổi đối với nữ (trong trường hợp công dân có tên trong danh sacsg bắt buộc phải tham gia nghĩa vụ Dân quân tự vệ); hoặc không quá 50 tuổi đối với nam và không quá 45 tuổi đối với nữ (nếu công dân tự nguyên tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ).
Đăng ký tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, việc tham gia nghĩa vụ Dân quân tự vệ vừa là nghĩa vụ bắt buộc của công dân nhưng nếu không có tên trong danh sách bắt buộc phải tham gia thì công dân vẫn có thể tự nguyên đăng ký tham gia.
Việc đăng ký tham gia nghĩa vụ Dân quân tự vệ được thực hiện như sau: Căn cứ vào kết quả đăng ký nghĩa vụ quân sự của công dân ở địa phương mình, tháng 4 hằng năm, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với những nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng ký cho công dân đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; tổ chức đăng ký bổ sung cho công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ. Như vậy, nếu số lượng công dân tự nguyện đăng ký tham gia nghĩa vụ Dân quân tự vệ không đáp ứng đủ số lượng thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng ký cho Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên tham gia nghĩa vụ Dân quân tự vệ.
Lưu ý về việc đăng ký tham gia nghĩa vụ Dân quân tự vệ khi Công dân thay đổi nơi cư trú: Theo đó, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ khi thay đổi nơi cư trú đến đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm đăng ký cho công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ. Nếu thay đổi nơi làm việc thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng ký cho công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
Trốn tránh tham gia nghĩa vụ Dân quân tự vệ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính
Tham gia Dân quân tự vệ là nghĩa vụ bắt buộc của công dân, do đó, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ là một trong những hành vi bị cấm. Theo quy định tại Nghị định 120/2013/NĐ-CP, nếu công dân trốn tránh không tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Sau khi bị xử phạt, công dân đó vẫn phải tiếp tục tham gia nghĩa vụ Dân quân tự vệ mà không thể tiếp tục trốn tránh.
Tham gia Dân quân tự vệ là nghĩa vụ bắt buộc của công dân. Do đó, công dân cần nghiêm chỉnh chấp hành và trong trường hợp có mong muốn thì công dân hoàn toàn có thể tự nguyện đăng ký tham gia. Trên đây là nội dung bài viết “Dân quân tự vệ có bắt buộc hay không?” mà chúng tôi gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 19006557.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Dân quân tự vệ là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến Luật Hoàng Phi theo số Tổng đài tư vấn 19006557.