đại học chính quy là gì

Nếu chưa hiểu rõ Đại học hệ chính quy là gì, Đại học hệ không chính quy là gì, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Đại học hệ chính quy là gì?

Khái niệm Đại học hệ chính quy

Đại học chính quy là hệ đào tạo tập trung trên lớp, thường là buổi sáng hoặc buổi chiều. Sinh viên đều là những người đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia và trúng tuyển vào một trường đại học nào đó trong nguyện vọng đã đăng ký.

Ở Việt Nam, hầu hết các trường Đại học, Học viện đều đào tạo hệ chính quy như:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Ngoại thương
  • Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam….

Chương trình giáo dục đại học hệ chính quy

  • Chương trình học chủ yếu theo 2 khối kiến thức: đại cương và chuyên ngành
  • Chương trình học của mỗi trường được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành. Mỗi chương trình có thể gắn với một ngành hoặc với một vài ngành đào tạo.

Thời gian học

  • Các trường tổ chức đào tạo theo khoá học và năm học. Với đại học hệ chính quy, thời gian học thường từ 4-6 năm (tùy từng trường) với học sinh tốt nghiệp THPT.
  • Một năm học ở trường thường có 2 học kỳ và đều có các bài thi cuối kỳ. Ngoài 2 học kỳ chính, trường còn có thể tổ chức học kỳ khác để sinh viên không đạt kết quả tốt học lại hoặc sinh viên xuất sắc học sớm để kết thúc nhanh chương trình học.
  • Căn cứ vào khối lượng kiến thức quy định cho các chương trình, trường phân bổ số học phần cho từng năm học, từng học kỳ. Đầu mỗi năm học, trường sẽ thông báo lịch trình học của từng chương trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn, điều kiện để được đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi các học phần.
  • Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ sinh viên phải đăng ký học các học phần tự chọn, Nếu không đăng ký, sinh viên phải chấp nhận lịch trình học do nhà trường quy định.

Đại học hệ không chính quy là gì?

Đại học hệ không chính quy có thể là vừa làm vừa học (tại chức), từ xa, liên thông, liên kết…Trong đó, các lớp đào tạo không chính quy trình độ ĐH liên kết, đặt lớp tại trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) cấp tỉnh, trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), ĐH, CĐ hoặc trường của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội…

Hiện nay, cũng có rất nhiều trường Đại học đào tạo hệ vừa học vừa làm như ĐH Kinh tế TP.HCM, Đại học Hà Nội…

Theo Luật giáo dục Đại học được thông qua ngày 19/11/2018, bằng đại học chính quy và tại chức có giá trị như nhau từ ngày 1/7/2019. Quy định mới tạo điều kiện cho sinh viên theo học các hình thức đào tạo khác nhau khi tốt nghiệp đại học có cơ hội ngang nhau trong việc công nhận văn bằng và xin việc làm.

Suzy