Công ty con tiếng anh là gì

Công ty mẹ tiếng anh là gì? Công ty con tiếng anh là gì? Dù hai khái niệm công ty mẹ và công ty con khá phổ biến trên các phương tiện truyền thông hiện nay nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về hai mô hình kinh doanh này.

1. Công ty mẹ, công ty con trong tiếng anh là gì?

Trong tiếng anh công ty mẹ được xem là một danh từ và được hiểu là “Parent Company” hoặc “Parent Corporation”.

Còn công ty con trong tiếng anh gọi là “Subsidiary Companies” hoặc “Subsidiary”.

Một số ví dụ khi sử dụng công ty con trong tiếng anh.

  • Chế độ kế toán của công ty con: Subsidiary Company Accounting.

  • Thu thập từ công ty con: Income From Subsidiary Company.

Ở Việt Nam, hiện tại mô hình công ty mẹ – công ty con khá rộng rãi bởi những lợi ích mà nó mang lại. Ví dụ về mô hình này như:

* Công ty mẹ: Tập Đoàn Vingroup – Công Ty Cổ Phần.

Tên tiếng anh: Vingroup Joint Stock Company.

Tên viết tắt: Vingroup.JSC.

* Công ty con của Tập Đoàn Vingroup là: Công Ty TNHH Sản Xuất Và Kinh Doanh VinFast.

Tên tiếng anh: VinFast Trading And Production Limited Liability Compamy.

Tên viết tắt: VinFast LLC hay VF.

2. Công ty mẹ là gì?

Là công ty sở hữu toàn bộ số cổ phần hay một phần chính của một công ty khác để có thể kiểm soát một phần hay toàn bộ việc điều hành và các hoạt động của công ty khác (công ty con) dựa trên một trong ba trường hợp sau đây:

  • Có quyền quyết đinh bổ sung hay sửa đổi Điều lệ của công ty con.

  • Sở hữu hơn ½ vốn điều lệ hay tổng số cổ phần phổ thông của công ty con.

  • Về quyền Bổ nhiệm người quản lí điều hành công ty. Công ty mẹ có quyền trực tiếp hay gián tiếp trong việc quyết định bổ nhiệm phân lớn hay hoàn toàn thành viên trong Hội đồng quản trị, Giám đốc hay Tổng giám đốc của công ty con.

3. Công ty con là gì?

Công ty con được công ty mẹ đứng ra thành lập hoặc điều hành hoặc cung cấp vốn một phần hay toàn bộ vốn điều lệ của công ty con. Công ty con là một công ty nằm trong mô hình công ty mẹ và được xem như là một giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp trong việc giảm thiểu rủi ro mắc phải trong việc đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.

Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được phép mua cổ phần, cùng nhau góp vốn để sở hữu chéo lẫn nhau. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Nếu là các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.

4. Ưu điểm – nhược điểm của mô hình công ty mẹ – con:

a. Ưu điểm:

  • Các công ty con có cơ hội phát huy được quyền tự chủ, tính sáng tạo, tự do ra quyết định giải quyết các vấn đề nhanh hơn ở công ty do địa vị pháp lý của công ty mẹ cũng như công ty con có tính độc lập.

  • Vị thế của công ty con được nâng cao trong quan hệ kinh tế nhờ có sức mạnh của công ty mẹ.

  • Mở rộng, củng cố, chiếm lĩnh thị trường giúp thu được nhiều lợi nhuận trong kinh doanh hơn.

  • Phân tán rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh.

  • Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực, mục đích khác nhau.

  • Dễ dàng thuận tiện hơn cho công ty mẹ trong việc quản lý công ty con một cách đều đặn và chặt chẽ hơn.

b. Nhược điểm:

Với những ưu điểm nêu trên, việc thực hiện mô hình công ty mẹ – công ty con cũng làm phát sinh một số hạn chế như sau:

  • Do tập trung nguồn lực và vốn lớn nên có thể gây nên hiện tượng định hướng thị trường, tác động tiêu cực đến sự vận hành tự do và công bằng của thị trường , thao túng giá của hàng hóa đó, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

  • Công ty con bị phụ thuộc vào công ty mẹ, nên khó có cơ hội theo đuổi mục đích khác. Nếu công ty mẹ bị ảnh hưởng bởi khủng hoàng kinh tế hay gặp rủi ro trong kinh doanh sẽ kéo theo sự ảnh hưởng mạnh có khả năng dẫn đến phá sản tại các công ty con, tác động tiêu cực lên tình hình kinh tế.

  • Công ty con dễ dẫn đến phá sản/ giải thể trước công ty mẹ do công ty con bị phụ thuộc gần như hoàn toàn vào công ty mẹ, không có khả năng tự bảo vệ bản thân trước những rủi ro và tác động xấu từ thị trường.

  • Người lao động có nguy cơ mất việc làm, bị thay thế bởi máy móc do việc quan tâm đến các ứng dụng khoa học – kỹ thuật, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

5. Quyền và nghĩa vụ của công ty mẹ đối với công ty con:

  • Giữa công ty mẹ và công ty con trong các mối quan hệ về hợp đồng, giao dịch hay các mối quan hệ khác đều cần phải được thiết lập và thực hiện một cách độc lập bình đẳng theo điều kiện được áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập.

  • Công ty mẹ được thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với công ty con với tư cách chủ sở hữu, thành viên hay cổ đông theo quy định pháp luật tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con.

  • Công ty mẹ buộc phải chịu trách nhiệm trong trường hợp can thiệp ngoài thẩm quyền của thành viên, cổ đông hay chủ sở hữu có những hành động như buộc công ty con thực hiện các hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh không sinh ra lợi nhuận mà còn gây thiệt hại cho công ty.

  • Theo Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Trường hợp hoạt động kinh doanh do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại”

  • Chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền thay mặt công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con trong trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định.

Trên đây là thông tin tham khảo trả lời cho câu hỏi “công ty con tiếng anh là gì?”, “công ty mẹ tiếng anh là gì?” và những vấn đề liên quan xoay quanh hai loại hình doanh nghiệp này được chia sẻ bởi đội ngũ pháp lý của Công ty luật Glaw Vietnam hy vọng sẽ giúp ích cho doanh nghiệp.