Công ty chứng khoán như chúng ta hiểu môm na thì nó là loại hình doanh nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán với cơ chế đầu tư vào thị trường chứng khoán thông qua công ty chứng khoán để sinh lời. Khi muốn tham gia hay thành lập công ty chứng khoán thì hầu hết có nhiều thắc mắc chưa rõ như Công ty chứng khoán là gì? Đặc điểm của công ty chứng khoán? Vậy bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật chứng khoán 2019
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Khái niệm Công ty Chứng khoán:
Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 121/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 quy định về hoạt động của công ty chứng khoán có quy định như sau:
“1. Công ty chứng khoán là doanh nghiệp được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện một, một số nghiệp vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều 72, các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 86 Luật Chứng khoán”
Theo đó, Công ty chứng khoán được phép thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh như:
Môi giới chứng khoán:
+ Nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân; thực hiện phân phối hoặc làm đại lý phân phối chứng khoán; quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán; cung ứng dịch vụ quản lý danh sách người sở hữu chứng khoán cho các doanh nghiệp khác;
+ Cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến; cung cấp hoặc phối hợp với các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán hoặc cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán; cung cấp hoặc phối hợp với các tổ chức tín dụng cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán; lưu ký chứng khoán; bù trừ và thanh toán chứng khoán; các dịch vụ trên thị trường chứng khoán phái sinh;
Xem thêm: Điều kiện và cách thức tham gia niêm yết trên sàn chứng khoán
+ Tự doanh chứng khoán: được giao dịch chứng khoán trên tài khoản tự doanh chứng khoán và được đầu tư, góp vốn, phát hành, chào bán các sản phẩm tài chính;
+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán: được cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán chứng khoán, thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán; đại lý lưu ký, thanh toán, chuyển nhượng chứng khoán; tư vấn tái cơ cấu, hợp nhất, sáp nhập, tổ chức lại, mua bán doanh nghiệp; tư vấn quản trị, tư vấn chiến lược doanh nghiệp; tư vấn chào bán, niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán; tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp;
+ Tư vấn đầu tư chứng khoán: được ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo quy định tại khoản 32 Điều 4 của Luật này.
Ngoài ra, Công ty chứng khoán chỉ được cung cấp dịch vụ tài chính khác phù hợp với quy định của pháp luật sau khi báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản.
2. Đặc điểm của Công ty chứng khoán:
Công ty chứng khoán là loại hình Công ty kinh doanh có điều kiện, mang tính chất đặc thù, riêng biệt mà khi đáp ứng được các điều kiện của luật định thì mới có thể hoạt động kinh doanh. Vì vậy, đây cũng là đặc điểm khác biệt giữa Công ty chứng khoán so với các loại hình doanh nghiệp khác, cụ thể như sau:
– Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh: Công ty chứng khoán có thể thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán nếu có đủ điều kiện và được Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép cho những hoạt động đó. Hoạt động kinh doanh chính, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là kinh doanh chứng khoán, gồm: một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo Điều 60 Luật chứng khoán ( môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán); bên cạnh những nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán thì CTCK còn được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác.
– Phương diện quản lý nhà nước: Công ty chứng khoán được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý chuyên trách là Uỷ ban chứng khoán nhà nước.
– Vốn điều lệ tối thiểu: Vốn điều lệ thực góp tối thiểu là 50 tỷ đồng; Toàn bộ tài sản công ty đầu tư chứng khoán đại chúng phải được lưu ký tại ngân hàng giám sát.
Xem thêm: Phân biệt quỹ mở và quỹ đóng trong đầu tư chứng khoán
– Phải có trụ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh chứng khoán;
– Đặc điểm về nhân sự: Có Tổng giám đốc (Giám đốc) phải đáp ứng điều kiện theo luật định, tối thiểu 05 nhân viên có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đề nghị cấp phép và tối thiểu 01 nhân viên kiểm soát tuân thủ;
– Cổ đông, thành viên góp vốn: Cổ đông, thành viên góp vốn là cá nhân không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó (nếu có) không sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty chứng khoán khác…Trong đó:
+ Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng có tối thiểu 100 cổ đông không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
+ Công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ có tối đa 99 cổ đông. Trong đó, cổ đông là tổ chức phải góp tối thiểu là 03 tỷ đồng và cổ đông là cá nhân phải góp tối thiểu 01 tỷ đồng. Trường hợp tự quản lý, cổ đông trong nước phải là tổ chức do cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm cấp phép thành lập hoặc là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của công ty dự kiến thành lập.
– Điều kiện về cơ cấu cổ đông, thành viên:
+ Có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn là tổ chức. Trường hợp công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ngân hàng thương mại hoặc tổ chức nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này;
+ Tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại sở hữu tối thiểu là 30% vốn điều lệ.
Xem thêm: Vai trò của thị trường chứng khoán ở Việt Nam
– Pháp luật điều chỉnh: Luật chứng khoán 2019, Thông tư 121/2020TT-BTC, Nghị định 155/2020/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Vai trò của công ty chứng khoán:
Vai trò đầu tiên đó là đối với doanh nghiệp chúng ta có thể thấy thực tế trên thị trường, nếu doanh nghiệp có xu hướng phát hành cổ phiếu nhằm mục đích để có thể thực hiện huy động vốn thông qua kênh chứng khoán, thì các công ty chứng khoán trở thành đơn vị trung gian thực hiện các giao dịch đó. Theo đó vai trò huy động vốn cho doanh nghiệp giúp các giao dịch mua bán thuận lợi và nhanh chóng hơn, các công ty chứng khoán sẽ đóng vai trò tư vấn, bảo lãnh phát hành theo quy định của pháp luật. Hơn nữa có thể thấy một trong những nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian. Nguyên tắc trung gian này yêu cầu những nhà đầu tư và những nhà phát hành không được mua bán trực tiếp chứng khoán mà phải thông qua các trung gian mua bán. Theo đó mà công ty chứng khoán sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả nhà đầu tư và nhà phát hành theo quy định của pháp luật, khi thực hiện công việc trung gian này, công ty chứng khoán đã tạo ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế thông qua thị trường chứng khoán.
Vai trò thứ hai đó là đối với nhà đầu tư thì công ty chứng khoán thông qua hoạt động môi giới, tư vấn đầu tư, các công ty chứng khoán đóng vai trò như cầu nối giao dịch giữa các nhà đầu tư với nhau để có thể mang lại lợi nhuận. Theo đó để có thể thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán thì buộc các nhà đầu tư chứng khoán phải có tài khoản giao dịch chứng khoán được mở tại các công ty chứng khoán theo quy định. Đối với một số trường hợp, những khách hàng mới tham gia thị trường, các công ty chứng khoán sẽ là kênh cung cấp thông tin hữu ích bao gồm báo cáo phân tích thị trường, phân tích doanh nghiệp và phân tích ngành,…để nhà đầu tư có quyết định sáng suốt nhất cho mình.
Vai trò thứ ba của công ty chứng khoán đối với thị trường chứng khoán đó là các công ty chứng khoán là những thành viên quan trọng chủ chốt của thị trường chứng khoán, Chính vì thế nên họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường chứng khóa. Ngoài ra có thể thấy trên thị trường sơ cấp, các công ty chứng khoán cũng sẽ góp phần phát hành và định giá cổ phiếu trước khi phát hành lần đầu ra công chúng. Bên cạnh thị trường sơ cấp thì thị trường thứ cấp, công ty chứng khoán đóng vai trò điều tiết thị trường thông qua hoạt động tự doanh bao gồm cả việc tăng thu nhập cho chính công ty bên cạnh tạo giá trị thanh khoản, điều chỉnh nền giá cổ phiếu.
Vai trò thứ tư của công ty chứng khoán đối với cơ quan quản lý đó là công ty chứng khoán có vai trò cung cấp thông tin trên thị trường chứng khoán. Theo đó các thông tin bao gồm thông tin về các cổ phiếu, thông tin giao dịch, cổ tức, dữ liệu về ngành và doanh nghiệp. Như vậy nên các cơ quan quản lý thị trường có cơ sở dữ liệu tham khảo để có các biện pháp điều chỉnh thị trường hợp lý. Bên cạnh đó thì các công ty chứng khoán còn kết hợp với các cơ quan quản lý để kiểm soát thông tin nhà đầu tư, tránh các hành vi sai trái trên thị trường. Công ty chứng khoán được xem là một chế tài chính quan trọng trên thị trường chứng khoán.