Cơ sở để phân biệt từ đồng âm là gì

Từ đồng âm là gì? Từ nhiều nghĩa là gì? Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ra sao? Rất nhiều học sinh còn lúng túng, hay nhầm lẫn, chưa biết cách phân biệt được hai loại từ này.

Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để hiểu rõ hơn, biết cách phân biệt cũng như luyện giải các dạng bài tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa để học thật tốt môn Tiếng Việt lớp 5. Qua đó, các em sẽ nắm thật chắc kiến thức, luyện tập thật tốt các bài tập trong bài viết:

1. Khái niệm

* Từ đồng âm: là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm xuất hiện nhiều trong tiếng Hán, tiếng Việt. Từ đồng âm rất dễ bị nhầm với từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa cũng là từ có các nghĩa khác nhau (mặc dù là gần giống nhau).

VD: Hòn đá – đá bóng.

* Từ đồng nghĩa: là một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật, hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (về sự vật, hiện tượng ) có trong thực tế.

VD: Với từ “Ăn’’:

+ Ăn cơm: cho vào cơ thể thức nuôi sống (nghĩa gốc).

+ Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới

2. So sánh từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

* Giống nhau:

– Đều có hình thức âm thanh giống nhau (đọc và viết).

* Khác nhau:

– Từ đồng âm là từ cùng âm thanh những nghĩa khác nhau

Ví dụ:

+ Cô ấy được điểm chín (chín: chỉ một con số).

+ Cánh đồng bát ngát lúa chín (chín: lúa đến lúc thu hoạch).

+ Cha mẹ tham khảo toàn bộ link video tại đây:

– Từ nhiều nghĩa là từ một nghĩa gốc có thể tạo thành nhiều nghĩa chuyển

Ví dụ:

+ Cánh đồng bát ngát lúa chín (nghĩa gốc).

+ Hãy nghĩ cho chín rồi mới nói (chín: suy nghĩ kĩ càng, chắc chắn).

3. Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

– Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau.

– Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

– Từ nhiều nghĩa trong nghĩa chuyển có thể thay thế bằng từ khác.

– Từ đồng âm không thể thay thế trong nghĩa chuyển.

4. Bài tập phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Bài tập phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Bài 1: Phân biệt nghĩa các từ in nghiêng; cho biết những từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa:

A. Bạc

1. Cái nhẫn bằng bạc. ( tên một kim loại quý)

2. Đồng bạc trắng hoa xoè. (tiền)

3. Cờ bạc là bác thằng bần. (trò chơi ăn tiền, khụng lành mạnh)

4.Ông Ba tóc đã bạc. (màu trắng)

5. Dừng xanh như lá bạc như vôi. (thay lòng đổi dạ)

6. Cái quạt máy này phải thay bạc. (một bộ phận của cái quạt)

Các từ bạc ở câu 1,4, 5, 6 là từ đồng âm, các từ bạc 1, 2, 3 là từ nhiều nghĩa.

B. đàn

a. Cây đàn ghi ta. (một loại đàn)

b. Vừa đàn vừa hát. (động tác đánh đàn)

c. Lập đàn tế lễ. (Làm cao hơn so với mặt đất)

d. Bước lên diễn đàn. (sân khấu)

đ. Đàn chim tránh rét bay về. (số lượng)

e. Đàn thóc ra phơi (san đều trên mặt phẳng)

(Hiện tượng nhiều nghĩa:a – b; c – d)

Bài 2: Giải nghĩa từ Sao trong các cụm từ sau:

a. Sao trên trời khi mờ khi tỏ. (Các thiên thể trong vũ trụ)

b. Sao lá đơn này thành ba bản. (Chép lại hoặc tạo ra bản khác đúng theo bản chính)

c. Sao tẩm chè. (Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô)

d. Sao ngồi lâu thế. (Nêu thắc mắc, không biết rõ nguyên nhân)

Đồng lúa mượt mà sao !(Nhấn mạnh mức độ ngạc nhiên thán phục)

Bài 3. Hãy chỉ ra nghĩa của tiếng “Thắng” trong các trường hợp sau:

a. Thắng cảnh tuyệt vời. (đẹp)

b. Thắng nghèo nàn lạc hậu. (vượt qua)

c. Chiến thắng vĩ đại. (kết quả đạt được)

d. Thắng bộ áo mới để đi chơi. (mặc)

Bài 4: Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.

a. Chỉ ra nghĩa của từ “chiều” và “chiều chiều” trong từng câu. (Thời gian và nỗi lòng)

b. Dựa vào nghĩa của tiếng “chiều” ở mỗi trường hợp tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với chúng. (sớm sớm), bề

Bài 5. Xếp từ “xuân” ở trong số câu sau trong truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du theo từng nhóm nghĩa và nói rõ nghĩa của từ ” xuân ” trong nhóm đó.

a. Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê. (tuổi)

b. Ngày xuân con én đưa thoi. (Mùa xuân )

c. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. (Mùa xuân)

d. Cõi xuân tuổi hạc càng cao. (tuổi)

e. Ngày xuân em hãy còn dài. (cuộc đời)

Bài 6: a. Hãy cho biết nghĩa gốc nghĩa chuyển của các từ in nghiêng sau: Bàn tay ta làm nên tất cả (sức lao động )

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. ( sỏi đỏ: khó khăn trở ngại, cơm: thành quả lao động )

b, Em hiểu nghĩa của các từ” canh gà, la đà ” như thế nào?

Gió đưa cành trúc la đà (đưa đi đưa lại nhẹ nhàng uyển chuyển)

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Sương. (tiếng gà gáy sang canh báo hiệu trời sáng)

Bài tập về từ đồng âm

Bài 1: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:

a) Đậu tương – Đất lành chim đậu – Thi đậu.

b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò.

c) Sợi chỉ – chiếu chỉ – chỉ đường – chỉ vàng.