Cơ cấu xã hội là gì

1. Cơ cấu xã hội, các thành tố của cơ cấu xã hội được giải thích như thế nào?

1.1. Định nghĩa cơ cấu xã hội

Tồn tại rất nhiều nghiên cứu đưa ra các định nghĩa về cơ cấu xã hội. Có thể hiểu cơ cấu xã hội như sau:

– Cơ cấu xã hội chính là một mối liên hệ vô cùng vững chắc của các thành tố xã hội trong hệ thống xã hội. Có năm thành tố xã hội cơ bản đó là các cộng đồng xã hội như: Nhóm xã hội, vị thế xã hội, vai trò xã hội, mạng lưới xã hội và thiết chế xã hội.

– Mỗi thành tố này lại bao gồm những tầng lớp với cấu trúc phức tạp bên trong và mối quan hệ qua lại giữa chúng.

– Cơ cấu xã hội chính là một mô hình miêu tả các mối liên hệ giữa những thành phần cơ bản bên trong một hệ thống xã hội. Tất cả những thành phần này sẽ tạo nên một bộ khung cho xã hội loài người, mặc dù tính chất của những thành phần này và các mối quan hệ giữa chúng luôn biến đổi. Các thành phần quan trọng nhất trong cơ cấu xã hội chính là vai trò, các thiết chế, nhóm và vị thế.

– Cơ cấu xã hội được định nghĩa là tổng thể tất cả nhóm xã hội có mối quan hệ tác động qua lại, cũng như những thiết chế xã hội và mối quan hệ của chúng.

Xem thêm: Việc làm nhân viên bảo hiểm xã hội

1.2. Thành tố của cơ cấu xã hội

1.2.1. Nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội

Nhóm xã hội là một tập hợp những người có liên hệ với nhau. Liên hệ này có thể là về vai trò, vị thế, lợi ích, nhu cầu và một số định hướng xã hội nhất định.

– Có thể chia nhóm xã hội thành hai loại: Các nhóm nhỏ và các nhóm lớn:

+ Nhóm là được định nghĩa là một tập hợp gồm ít người hơn, các thành viên trong nhóm này có mối liên hệ trực tiếp và vô cùng ổn định, họ tương tác với nhau bằng tư cách cá nhân.

+ Nhóm lớn chính là tập hợp của một số nhóm nhỏ có một số dấu hiệu xã hội giống nhau. bên cạnh nhóm lớn và nhóm nhỏ người ta còn chia xã hội thành một số nhóm như: Nhóm phụ – nhóm chính, nhóm thứ yếu – nhóm chủ yếu, nhóm không căn bản – nhóm căn bản.

+ Trong các tài liệu lý thuyết xã hội học đề cập đến nhóm người ta còn thấy sự xuất hiện của nhóm quy ước, nhóm tự nhiên. Nhóm quy ước được giải thích là nhóm do con người lập ra vì một mục đích nào đó. Nhóm tự nhiên thì tồn tại không tuân theo một chủ đích xã hội riêng nào cả.

1.2.2. Vị thế xã hội trong cơ cấu xã hội

Vị thế xã hội hay còn được biết đến với cái tên vị trí trong cấu trúc xã hội. Thêm vào đó, vị thế chính là nói lên lực và thế của chủ thể được nhắc đến. Vị thế chính là yếu tố quyết định đến chỗ đứng, đến phương thức ứng xử của các cá nhân, các nhóm xã hội. Ứng với mỗi góc độ thì các cá nhân, các nhóm xã hội sẽ có vị thế khác nhau.

Trong mối quan hệ xã hội, vị thế nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhất vì nó quy định các đặc điểm riêng của cá nhân hay nhóm.

Xem thêm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì và thực trạng Việt Nam

1.2.3. Vai trò xã hội bên trong cơ cấu xã hội

Vai trò xã hội được định nghĩa là tập hợp các hành vi, chuẩn mực, quyền lợi và nghĩa vụ gắn với một vị thế xác định. Vai trò chính là sự thể hiện một cách sống động của vị thế trong một số mối quan hệ. Ứng với một vị thế sẽ có thể có một số vai trò khác nhau, vai trò sẽ thay đổi trong những trường hợp khác nhau.

1.2.4. Thành tố mạng lưới xã hội của cơ cấu xã hội

Mạng lưới xã hội là tổng hợp tất cả các mối quan hệ của cá nhân, nhóm, tổ chức, cộng đồng. Các mối quan hệ này tạo nên mạng lưới xã hội. Không một chủ thể nào có thể đứng ngoài mạng lưới xã hội.

1.2.5. Thiết chế xã hội

Đây là một tổ chức nhất định của quan hệ xã hội và hoạt động xã hội được thực hiện chính bằng sự thống nhất một cách hài hòa giữa những hành vi của công dân với các quy phạm, chuẩn mực xã hội.

Xem thêm: Cv online đơn giản

2. Ví dụ về việc biến đổi xu hướng của cơ cấu xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu việc làm: Ví dụ ở nông thôn là điển hình

Có thể thấy rằng tỷ lệ nông dân của nước ta ngày càng giảm. Bên cạnh đó, chúng tôi có thể khẳng định rằng sự thay đổi cấu trúc ngành nghề này là hoàn toàn có liên quan đến sự thay đổi của cấu trúc xã hội.Trên cơ sở của việc nghiên cứu thực tiễn, có thể thấy rằng xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội ở nước ta tuân theo một số xu hướng dưới đây:

– Có sự sụt giảm về tỷ lệ và số lượng nông dân ở nước ta.

– Trong giai cấp nông dân có sự phân nhánh và phân tầng đa dạng trong cơ cấu của giai cấp nông dân.

– Có sự biến đổi trong thiết chế các hộ gia đình, xã hội ở nông thôn: Những biến đổi này đều mang chiều hướng tích cực để có thể thích ứng với điều kiện kinh tế – Xã hội trong nền kinh tế xã hội đổi mới. Nó được thể hiện thông qua chính những thay đổi bên trong việc phân công lao động.

Những xu thế này có tác động đến hướng biến đổi ngành nghề lao động ở nông thôn.

Những biến đổi này đã thúc đẩy sự chuyển đổi từ việc canh tác truyền thống sang những hình thức hiện đại hơn, nâng cao năng suất nông nghiệp. Người dân có thể tự do canh tác không còn bị bó buộc như việc muốn chuyển đổi hình thức canh tác bị bó buộc bởi các nguyên tắc trước đây.

Xu hướng biến đổi này đã trở thành một trong những điều kiện, động lực thúc đẩy sự cải thiện trong đời sống vật chất của người nông dân theo nhiều cách. Cách đầu tiên, đó chính là người nông dân giờ đây hoàn toàn có quyền tự quyết trong việc sử dụng các tư liệu nghề nghiệp, nguồn lực của mình cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền để có thể tạo ra càng nhiều giá trị vật chất cải thiện cuộc sống chính mình.

Sự biến đổi này cũng đem lại nhiều sự đổi mới trong giáo dục, nâng cao năng lực, trình độ của người nông dân, tăng cường khả năng sử dụng các yếu tố khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó những xu hướng biến đổi này của cơ cấu xã hội còn làm chuyển biến tư tưởng, quan điểm các thành viên trong xã hội. Chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp hóa hướng đến hiện đại hóa đất nước.

Xem thêm: Công ty tuyển dụng việc làm

Hy vọng qua những chia sẻ được trình bày ở bên trên của work247.vn có thể giúp bạn đọc bổ sung thêm một số kiến thức bổ ích về cơ cấu xã hội là gì, các thành có cấu tạo nên cơ cấu xã hội. Ý thức được rằng cơ cấu xã hội thay đổi từng ngày và nó có tác động mạnh mẽ tới cơ cấu ngành nghề. Lấy ví dụ là sự biến đổi xu hướng cơ cấu xã hội ở nông thôn là điển hình.