Đời Sống

Cảnh sát cơ đông là gì

Vai trò của các chiến sĩ công an, cảnh sát là vô cùng to lớn. Một đất nước có an toàn, vững mạnh hay không là phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của đội ngũ cảnh sát, công an nhân dân. Bất cứ ai trong chúng ta đều không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của những chiến sĩ cảnh sát cơ động đối với tình trạng an ninh xã hội. Để hoàn thành nhiệm vụ thậm chí họ còn phải đương đầu với những thành phần phá rối, chống phá lực lượng an ninh và làm việc khi chúng ta còn đang say giấc. Trong những năm qua, không ít những trường hợp cảnh sát cơ động thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ. Họ luôn phải đối đầu với những nguy hiểm rình rập, trộm cướp, gây rối có vũ khí hoặc thậm chí là bạo loạn để đối lại sự bình yên, an toàn cho nhân dân.

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Cảnh sát cơ động là gì?

Cảnh sát cơ động là một cá nhân giữ một chức vị nhất định thuộc Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động của Bộ Công An Việt Nam thực hiện các chức năng, quyền hạn được cấp trên giao để nhằm mục đích chính là đảm bảo an ninh trật tự quốc gia, giữ gìn trật tự xã hội, an toàn xã hội và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật hiện hành. Cảnh sát cơ động là một thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng với toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Hiểu một cách đơn giản thì cảnh sát cơ động là những người phục vụ nhân dân, quản lý và xử phạt những hành vi vi phạm luật giao thông để đảm bảo sự an toàn cùng trật tự giao thông trên từng địa bàn.

Cùng với các lực lượng vũ trang khác đây cũng là một trong những lực lượng vũ trang nòng cốt, sẵn sàng bảo vệ an ninh tổ quốc, an toàn xã hội cũng như bảo vệ nhân dân trong mọi tình huống tiềm ẩn nguy hiểm có thể xảy ra trên thực tế.

2. Thành phần của cảnh sát cơ động gồm những lực lượng nào?

Về thành phần, đội cảnh sát cơ động được cấu thành bao gồm những lực lượng cơ bản như sau:

– Đầu tiên cảnh sát cơ động sẽ được phân chia theo nhiệm vụ cùng chức năng bao gồm các lực lượng sau đây: Lực lượng đặc nhiệm cùng những đơn vị tác chiến, bảo vệ mục tiêu, lực lượng sử dụng và huấn luyện động vật nghiệp vụ ví dụ như chó nghiệp vụ,…

– Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động cùng lực lượng chiến sĩ cơ động công an trực thuộc thành phố, trung ương. Trong đó bao gồm các cơ quan bộ tư lệnh, các đơn vị trực thuộc các cấp cùng các cục nghiệp vụ.

– Và, cuối cùng là lực lượng cảnh sát cơ động và lính nghĩa vụ với nhiệm vụ chính là bảo vệ nhân dân, an ninh tổ quốc, chống tội phạm.

Xem thêm: Quyền kiểm tra giấy tờ, bằng lái xe của công an, cảnh sát

3. Nguyên tắc của cảnh sát cơ động:

Nguyên tắc hoạt động của cảnh sát cơ động được quy định cụ thể như sau:

– Thứ nhất: Hoạt động của cảnh sát cơ động phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an; thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với chế độ chính ủy, chính trị viên ở Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.

Đây là nguyên tắc đầu tiên của cảnh sát cơ động. Ta thấy được rằng cảnh sát cơ động hay bất cứ một lực lượng vụ trang nào cũng phải tuân thủ tuyệt đối mệnh lệnh của cấp trên, đặt dưới sự lãnh đạo, giám sát của Đảng để thực hiện nhiệm vụ.

Cảng sát cơ động là một đơn vị có những quyền hạn đặc biệt của Quốc gia, chính từ những quyền hạn đặc biệt này àm mỗi một chiến sĩ cảnh sát phải tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên và cần phải thực hiện nhiệm vụ trong đúng quyền hạn mình được giao theo quy định pháp luật.

– Thứ hai: Tất cả các chiến sĩ cảnh sát cơ động đều cần tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Nguyên tắc này có ý nghĩa to lớn và được đặt ra không chỉ đối với cảnh sát cơ động. Mỗi chiến sĩ hay bất cứ người dân nào của đất nước đều cần tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước ta. Với những chức năng đặc biệt và quan trọng của Cảnh sát cơ động thì nguyên tắc này tiếp tục được nhắc lại để mỗi một chiến sĩ tránh mắc phải sai lầm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

– Thứ ba: Kết hợp chặt chẽ tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục với cơ động ngăn chặn, trấn áp kịp thời các hoạt động xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Khi cảnh sát cơ động thực hiện chức năng của mình trong việc giữ gìn an ninh trật tự, thì việc sảy ra xung đột cũng như sử dụng các biện pháp vũ trang là không thể tránh khỏi. Nhưng trước khi áp dụng các biện pháp vũ trang cảnh sát cơ động phải tuân thủ các nguyên tắc, nhằm mục đích để kịp thời vận động, giải thích, hoà giải để hạ mức dùng các biện pháp vũ trang xuống thấp nhất, tránh gây nguy hiểm cho người dân.

Xem thêm: Cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt hành vi không đội mũ bảo hiểm

– Thứ tư: Cảnh sát cơ dộng dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân và hệ thống chính trị; chịu sự giám sát của nhân dân.

Đây là một trong những nguyên tắc hết sức quan trọng của cảnh sát cơ động. Mặc dù đóng vai trò trong việc giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự xã hội nhưng các chiến sĩ cảnh sát cơ động vẫn phải dựa vào nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và hệ thống chính trị. Đây cũng là một truyền thông tốt đẹp của dân tộc ta từ thời xưa. Chính dựa vào nguyên tắc này mà dân tộc ta mới đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và thắng lợi to lớn nhất đó là độc lập dân tộc. Bởi vì, có thể nói nhân dân tạo nên chính quyền và cảnh sát cơ động cũng là một đơn vị phục vụ nhân dân.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát cơ động:

Theo quy định tại điều 7 của Pháp lệnh số 08/2013/UBTVQH13 cảnh sát cơ động quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 có nội dung như sau:

– Cảnh sát cơ động sẽ tham mưu cho Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an về công tác vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động.

– Cảnh sát cơ động có trách nhiệm thực hiện phương án tác chiến chống hoạt động phá hoại an ninh, bạo loạn vũ trang, khủng bố, bắt cóc con tin; trấn áp tội phạm có sử dụng vũ khí; giải tán các vụ gây rối, biểu tình trái pháp luật.

– Cảnh sát cơ động có trách nhiệm tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.

– Cảnh sát cơ động có trách nhiệm tổ chức bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, chuyến hàng đặc biệt, hội nghị, sự kiện quan trọng theo danh mục do Chính phủ quy định.

– Cảnh sát cơ động có trách nhiệm phải tham gia bảo vệ phiên tòa, dẫn giải bị can, bị cáo và hỗ trợ việc bảo vệ trại giam, trại tạm giam, thi hành các bản án hình sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Xem thêm: 141 là gì? Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của lực lượng 141?

– Cảnh sát cơ động có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ; xây dựng, diễn tập các phương án tác chiến, phương án tuần tra, bảo vệ mục tiêu theo chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động.

– Cảnh sát cơ động có trách nhiệm tổ chức quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ.

– Cảnh sát cơ động phải thực hiện nghi lễ trong Công an nhân dân.

– Tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai.

– Tham gia, phối hợp với các lực lượng, đơn vị, địa phương nơi đóng quân xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

– Cảnh sát cơ động có quyền được huy động người, phương tiện của cá nhân, tổ chức trong tình thế cấp thiết xử lý các tình huống được quy định tại khoản 2 Điều này hoặc để đuổi bắt người và phương tiện vi phạm pháp luật, cấp cứu người bị nạn.

– Trưng dụng tài sản phục vụ hoạt động của Cảnh sát cơ động theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.

– Cảnh sát cơ động có quyền được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ, thiết kế, bản vẽ công trình và được vào nơi ở của cá nhân, trụ sở cơ quan, tổ chức để giải cứu con tin, trấn áp hành vi khủng bố và tội phạm có sử dụng vũ khí. Việc vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này tại Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của cảnh sát cơ động

– Cảnh sát cơ động có trách nhiệm quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phục vụ hoạt động của Cảnh sát cơ động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

– Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Pháp lệnh cũng đưa ra quy định: Cảnh sát cơ động thuộc lực lượng Công an nhân dân và là lực lượng nòng cốt được thực hiện biện pháp vũ trang nhằm bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Cảnh sát cơ động sẽ được ưu tiên trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tàu bay, tàu thủy, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và trang thiết bị đặc chủng chuyên dụng hiện đại khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Như vậy, hiện nay, pháp luật nước ta cũng đã quy định chặt chẽ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát cơ động tại Pháp lệnh Cảnh sát cơ động 2013 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội. Các chiến sĩ cơ động cần thực hiện nghiêm túc các nhiệm vục và quyền hạn của mình để bảo vệ an ninh tổ quốc, an toàn xã hội cũng như bảo vệ nhân dân trong mọi tình huống tiềm ẩn nguy hiểm có thể xảy ra trên thực tế.