Vi phạm hành chính là loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Mặc dù, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi thấp hơn tội phạm quy định trong Bộ Luật hình sự nhưng vi phạm hành chính vẫn gây thiệt hại hoặc đe dọa lớn đến lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của toàn thể cộng đồng, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phạm tội nảy sinh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nếu không được ngăn chạy, xử lý kịp thời. Do đó, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được ra đời với nhiệm vụ chính là giúp nhà nước quản lý đời sống xã hội một cách hiệu quả với việc định ra các nguyên tắc đặc thù.
Một trong các phạm vi điều chỉnh của Luật xử lý vi phạm hành chính là áp dụng biện pháp xử lý hành chính bên cạnh xử phạt hành chính. Vậy, định nghĩa thế nào, đặc điểm ra sao, sẽ được Luật Hoàng Anh nói rõ trong bài viết dưới đây.
1. Định nghĩa biện pháp xử lý hành chính
Khoản 2, Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì biện pháp xử lý hành chính là biện pháp tước hoặc hạn chế tự do do cơ quan hành chính quyết định áp dụng đối với cá nhân chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo trình tự, thủ tục hành chính nhằm đích giáo dục và răn đen
2. Đặc điểm của biện pháp xử lý hành chính
2.1 Biện pháp xử lý hành chính được áp dụng đối với cá nhân khi có nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc không có vi phạm hành chính
Khác với xử phạt hành chính, chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định trong hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý hành chính thì việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính lại chỉ áp dụng đối với cá nhân khi có nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc không có vi phạm hành chính. Bắt nguồn từ bản bản chất của hoạt động này là nhằm mục đích răn đe, định hướng hành vi con người và hy vọng có thể uốn nắn, cho họ trở thành người có ích cho xã hội. Giới hạn của biện pháp xử lý hành chính rất hẹp khi áp dụng với những cá nhân có nhiều lần vi phạm hành vi vi phạm hành chính về an ninh, trật tự. an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.2 Thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính thuộc về cơ quan hành chính Nhà nước và cơ quan tư pháp
Nếu như, việc áp dụng các hình thức xử phạt thuộc về những người có thẩm quyền như các bộ, ban ngành quản lý trực tiếp và gián tiếp trong từng hoạt động cụ thể được Nhà nước trao quyền thì với biện pháp xử phạt hành chính chính thuộc về cơ quan hành chính nhà nước như: Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn với biện pháp giáo dục thường xuyên tại xã, phường, thị trấn và cơ quan tư pháp là Tòa án nhân dân đối với biện pháp hạn chế tự do, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Hầu hết, các đối tượng áp dụng những biện pháp này thường chủ yếu là những người chưa thành niên, đặt dưới sự giám sát của chính quyền địa phương, chỉ họ mới là người nắm rõ được bối cảnh, nhân thân và các hoạt động của những đối tượng này và hạn chế ảnh hưởng đến mọi người xung quanh cho nên mới phải áp dụng các biện pháp hạn chế quyền tự do.
2.3 Đối tượng áp dụng chỉ với cá nhân và công dân việt nam.
Khác với biện pháp xử phạt áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác nhau của quản lý hành chính nhà nước thì đặc trưng của hoạt động này là chỉ áp dụng với cá nhân trong nước và không áp dụng đối với người nước ngoài.
Các biện pháp xử lý hành chính bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc về cơ bản chỉ có thể áp dụng được với người Việt Nam. Bởi vì đối với người nước ngoài, họ là chủ thể đặc biệt, là người có quốc tịch của một quốc gia khác đang lao động, học tập, công tác, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Họ có tư cách pháp lý và được Việt Nam bảo hộ quyền, đồng thời với các hành vi của họ sẽ có đại sứ quán của nước họ mang quốc tịch quản lý. Tránh ảnh hưởng đến quyền của cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và ảnh hưởng quan hệ ngoại giao thì biện pháp này chỉ được áp dụng với công dân Việt Nam
2.4 Thủ tục thực hiện hoàn toàn do cơ quan hành chính nhà nước tiến hành hoặc do cơ quan hành chính nhà nước tiến hành một phần và có sự tham gia của cơ quan tư pháp.
Các quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được giao cho các cơ quan có chức năng thi hành. Các biện pháp mang tính chất giáo dục tại cộng đồng được giao cho cơ quan, tổ chức tại cộng đồng để tổ chức thực hiện hiện sự ddieuf phối của cơ quan hành chính ở cấp cơ sở. Các biện pháp hạn chế tự do được thực hiện tại các cơ sở riêng biệt, được quản lý chặt chẽ hơn.
Bên cạnh đó, về hậu quả pháp lý, việc tiến hành áp dụng các biện pháp căn cứ vào nhân thân và quá trình vi phạm của cá nhân đó. Do mục đích chính là giáo dục và phòng ngừa xảy ra hành vi vi phạm tiếp theo. Hậu quả pháp lý đối với biện pháp này là mang tính giáo dục là chính thì chung quy lại đều mang tính hạn chế tự do của người vi phạm, thời gian từ 6 tháng đến 24 tháng. Một điểm cần lưu ý rằng, việc áp dụng các biện pháp giáo dục thường xuyên tại xã, phường, thị trấn lại là điều kiện để áp dụng các biện pháp hạn chế tự do, do đó, hậu quả pháp lý của biện pháp này là nếu vẫn còn tiếp tục vi phạm thì có thể sẽ bị áp dụng các biện pháp hạn chế tự do.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh